Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm quản lý đường ôtô cao tốc của một số nước trên thế giới
* Mỹ: Quản lý là nhằm đạt được các mục tiêu trong xây dựng là: chất lượng tốt, tiết kiệm vốn đầu tư, kéo dài tuổi thọ công trình và khai thác hiệu quả. Mỹ là một quốc gia có cơ sở hạ tầng giao thông đạt chất lượng cao, nhiều công trình mang tầm cỡ quốc tế là biểu tượng của đất nước này. Kinh nghiệm của Mỹ cho thấy việc quản lý chặt chẽ chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát để được chất lượng công trình trong quá trình xây dựng là cần thiết. Kinh nghiệm này nói rõ nhà tư vấn sẽ giúp chủ đầu tư hình thành các hồ sơ để mời thầu và giao thầu, sau đó tư vấn sẽ giám sát giúp chủ đầu tư. Nhà thầu khoán thi công theo đồ án thiết kế. Nếu có sai sót trong thiết kế thì mọi tổn thất đều do tư vấn chịu trách nhiệm, từ đó nhắc nhở các nhà tư vấn phải đề cao trách nhiệm trong thiết kế. Nhà thầu khoán có quyền trong thi công, nếu xuất hiện các quá trình làm cản trở thi công, gây lãng phí do sự can thiệp của chủ đầu tư thì nhà thầu khoán có quyền kháng nghị và có quyền dừng việc thi công. Trong trường hợp đó chủ đầu tư phải đền bù mọi thiệt hại (Nguyễn Tuấn Phong, 2015).
* Thụy Sỹ: Ở Thuỵ Sỹ, hai phần ba mạng lưới đường cao tốc thuộc tư nhân và được quản lý trực tiếp bởi các chủ đầu tư. Cả hai nước đều khuyến khích cộng đồng hình thành hiệp hội đường cao tốc và đăng ký quyền sở hữu đường theo Luật đường cao tốc tư nhân. Những nỗ lực tạo ra những công cụ tương tự
đang thực hiện tại Latvia và Zambia (Nguyễn Tuấn Phong, 2015).
* Thái Lan: Thái Lan là nước đầu tiên ở Đông Nam Á tiến hành phân cấp
các dịch vụ cơ sở hạ tầng. Các nước này đã thu được những bài học đáng kể về những hoạt động hiệu quả và những hoạt động không hiệu quả. Điều này được thể hiện ở một số sửa đổi trong các quy định của chính quyền địa phương. Kết quả của quá trình phân cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng đã trở nên phù hợp hơn, tập trung nhiều hơn tới các nhóm ưu tiên, hữu ích và hiệu quả hơn (Nguyễn Tuấn Phong, 2015).
* Indonesia: Ở Indonêsia cung cấp một khoản tài trợ cho mỗi cộng đồng
về dự án cơ sở hạ tầng, và không đòi hỏi việc chia sẻ kinh phí. Nó cho phép dân làng được trả tiền khi thực hiện công việc. Hai phần ba số làng được lựa chọn để cải thiện đường. Trong tất cả các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công trình đường cao tốc có lẽ đòi hỏi nhiều lao động nhất.
Ở hầu hết các nước đang phát triển, việc lập kế hoạch và quản lý đường cao tốc thường tập trung tại các cơ quan công trình công cộng, họ không được uỷ quyền hay khuyến khích để mở rộng phạm vi phục vụ ra xa hơn lựa chọn kỹ thuật. Tuy nhiên, người dân cần phải tham gia vào việc lập kế hoạch đường cao tốc nếu dự án đường cao tốc nhằm giải quyết những nhu cầu của ngưòi dân và muốn tạo ra ý thức về quyền sở hữu (Nguyễn Tuấn Phong, 2015).