Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1. Cơ sở lý luận về quản lí bảo trì đường cao tốc
2.1.4. Nội dung nghiên cứu quản lý bảo trì đường ôtô cao tốc
2.1.4.1. Công tác lập kế hoạch bảo trì đường ô tô cao tốc
Bảo trì hệ thống đường cao tốc là các hoạt động theo dõi, chăm sóc, sửa chữa những hư hỏng nhỏ, duy tu thiết bị lắp đặt vào công trình đường cao tốc, được tiến hành thường xuyên, định kỳ để duy trì công trình đường cao tốc ở trạng thái khai thác, sử dụng bình thường và hạn chế phát sinh các hư hỏng công trình đường cao tốc. Công tác lập kế hoạch bảo trì có vai trò quan trọng giúp nhà quản lí lên kế hoạch bảo trì định kì hay cả các kế hoạch cho các tính huống đột xuất nhằm đảm bảo về nguồn nhân lực và vật lực đáp ứng nhanh, gọn, kịp thời và chính xác trong các hoạt động bảo trì đường ô tô cao tốc đảm bảo cho các phương tiện giao thông lưu thông được tốt nhất (Bộ Giao thông vận tải, 2014).
2.1.4.2. Tổ chức thực hiện bảo trì đường ô tô cao tốc
a. Tổ chức bộ máy tổ chức quản lí bảo trì đường ô tô cao tốc
Quản lí bảo trì đường ô tô cao tốc thuộc trách nhiệm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các nhà đầu tư và các đơn vị khai thác, bảo trì. Mỗi đơn vị có những trách nhiệm riêng theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
* Trách nhiệm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Theo Bộ Giao thông vận thải (2014).
- Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc trong phạm vi cả nước;
thác và bảo trì công trình đường cao tốc trong phạm vi cả nước theo quy định; - Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc theo quy định;
- Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn trong việc giám sát, thực hiện hợp đồng trong giai đoạn khai thác đối với các dự án đường cao tốc được đầu tư xây dựng và quản lý khai thác theo hình thức đối tác công - tư theo phân cấp, ủy quyền của Bộ Giao thông vận tải;
- Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý đường cao tốc trong công tác tổ chức quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc thuộc phạm vi được giao quản lý;
- Tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải tình hình quản lý, sử dụng, khai thác, bảo trì, bảo vệ tài sản kết cấu hạ tầng đường cao tốc trên phạm vi cả nước theo quy định;
- Chỉ đạo Cục Quản lý đường bộ cao tốc và các Cục Quản lý đường bộ thực hiện quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc theo phân cấp của Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
- Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn khác đối với công tác quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc theo quy định (Bộ Giao thông vận tải, 2014).
* Trách nhiệm của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý đường cao tốc trong công tác quản lý, khai thác và bảo trì đối với đường cao tốc do địa phương quản lý theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Đường bộ Việt Nam tình hình quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc trong phạm vi quản lý theo quy định.
* Trách nhiệm của nhà đầu tư
- Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý đường cao tốc và các cơ quan có thẩm quyền trong việc tổ chức quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc do mình quản lý; đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt, đúng quy định của
pháp luật và hợp đồng;
- Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp với các cơ quan chức năng ở Trung ương, địa phương trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng và đảm bảo an toàn giao thông trên đường cao tốc;
- Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan quản lý đường cao tốc về tình hình quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc do mình quản lý theo quy định.
* Trách nhiệm của đơn vị khai thác, bảo trì
- Trực tiếp thực hiện việc quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc được giao theo quy định của Thông tư này, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo trì, quy trình vận hành khai thác, quy trình bảo trì công trình, hợp đồng ký với cơ quan quản lý đường cao tốc, nhà đầu tư và quy định của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện việc tuần đường trên đường cao tốc theo quy định;
- Thực hiện, phối hợp với các cơ quan chức năng ở Trung ương, địa phương trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng và đảm bảo an toàn giao thông trên đường cao tốc;
- Báo cáo cơ quan quản lý đường cao tốc, nhà đầu tư việc quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc theo quy định.
b. Công tác tập huấn cán bộ thực hiện quản lí bảo trì đường ô tô cao tốc
Công tác quản lí đường cao tốc ngày càng được đầu tư theo hướng hiện đại. Tuy nhiên do đường cao tốc mới phát triển, nên kinh nghiệm quản lý và trang thiết bị còn hạn chế. Bộ Giao thông vận tải đã sớm nhận ra vấn đề này để có các chương trình hợp tác với Chính phủ và các tổ chức quốc tế nhằm giúp cho công tác quản lý, khai thác và bảo trì đường cao tốc ngày càng hiện đại, thông qua các chương trình tập huấn cho các chủ đầu tư về kiến thức quản lí bảo trì hệ thống đường cao tốc (Nguyễn Cao Ý và cs., 2016).
Tập huấn nhằm nâng cao kiến thức về quản lí bảo trì hệ thống đường cao tốc là hoạt động không thể thiếu ở nhiều tổ chức. Kỹ năng về quản lí bảo trì hệ
thống đường cao tốc đóng vai trò hết sức quan trọng, nâng cao ý thức trách nhiệm tuân thủ pháp luật của các tổ chức, nâng cao tuổi thọ đường cao tốc, giúp các đơn vị áp dụng công nghệ mới vào quản lý đường cao tốc một cách tốt nhất và giảm chi phí trong công tác bảo trì các hệ thống đường cao tốc, giảm thiểu tai nạn cho các phương tiện tham gia giao thông trên các đoạn đường cao tốc (Đặng Thị Xuân Mai, 2013).
c. Công tác bảo trì đường ô tô cao tốc
Công tác bảo trì bao gồm bảo trì định kỳ và đột xuất, cụ thể:
-Bảo trì định kỳ công trình đường cao tốc là hoạt động sửa chữa được thực hiện theo kế hoạch nhằm khôi phục, cải thiện tình trạng kỹ thuật của công trình đường cao tốc mà bảo dưỡng thường xuyên công trình không đáp ứng được, bao gồm: sửa chữa hư hỏng; thay thế bộ phận công trình, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ bị hư hỏng được thực hiện định kỳ theo quy định của quy trình bảo trì công trình đường cao tốc (Bộ Giao thông vận tải, 2013a).
-Bảo trì đột xuất công trình đường cao tốc là hoạt động sửa chữa phải thực hiện bất thường khi bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu các tác động đột xuất như mưa bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy nổ hoặc những tác động thiên tai đột xuất khác hoặc khi có biểu hiện có thể gây hư hỏng đột biến ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, khai thác công trình hoặc có khả năng xảy ra sự cố dẫn tới thảm họa (Bộ Giao thông vận tải, 2013a).
-Nội dung bảo trì được phân chia thành các công việc cụ thể như sau:
* Công tác bảo trì mặt đường
Mặt đường được phân thành 4 loại: Mặt đường BTXM; Mặt đường nhựa (BTN, đá dăm láng nhựa, đá dăm thấm nhập nhựa...); Mặt đường đá dăm; Mặt đường cấp phối và mặt đường đất.
Bảo dưỡng thường xuyên mặt đường BTXM. Tùy theo mức độ bẩn của mặt đường để bố trí số lần vệ sinh trên mặt đường trong tháng, thông thường khoảng từ 4-8 lần/tháng. Các đoạn đường trong khu dân cư, đường đô thị có thể tổ chức vệ sinh hàng ngày (Bộ Giao thông vận tải, 2013a).
Sửa chữa khe nối tấm mặt đường BTXM: Khe nối tấm mặt đường BTXM có thể bị gãy nứt, bong bật hay bị các viên đá nhỏ có thể rơi vào các khe co dãn bằng cách loại bỏ vật liệu trám khe cũ đã nứt vỡ bằng phương pháp thích hợp; cậy bỏ các viên đá kẹt trong khe co dãn, dùng chổi hoặc hơi ép làm sạch đất cát
lấp trong khe co dãn, đảm bảo các khe khô và sạch; trám khe bằng hỗn hợp matít nhựa hay bằng một vật liệu thích hợp ở nhiệt độ nhất định tùy thuộc vào loại vật liệu theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Miết chặt vật liệu trám bằng dụng cụ thích hợp để có cao độ bằng với bề mặt tấm BTXM (Bộ Giao thông vận tải, 2013a).
Bảo dưỡng thường xuyên mặt đường nhựa: Chống chảy nhựa mặt đường: Khi mặt đường bị chảy nhựa, phùi nhựa, trình tự thực hiện sửa chữa như sau: Sử dụng đá mạt để té ra mặt đường. Thời điểm thích hợp nhất để té đá là vào khoảng thời gian từ 11h đến 15h vào những ngày nắng nóng. Đá mạt yêu cầu có kích cỡ 0 - 5 mm với hàm lượng bột đá (hạt có kích cỡ nhỏ hơn 0,075 mm) nhỏ hơn 10%; Bố trí người quét vun lượng đá bị bắn ra hai bên mép đường khi xe chạy, dồn thành đống để té trở lại mặt đường tiếp tục trong khoảng 7 ngày sau khi sửa chữa. Vá ổ gà, vá các vết vỡ mép mặt đường: Có thể dùng đá dăm thấm nhập nhựa hay đá dăm láng nhựa nóng, hỗn hợp đá trộn nhựa pha dầu (đá đen), hỗn hợp BTNN hoặc hỗn hợp BTN nóng tùy thuộc vào vật liệu mặt đường cũ (Bộ Giao thông vận tải, 2013a).
Vá ổ gà, vá các vết vỡ mép mặt đường bằng hỗn hợp đá trộn nhựa pha dầu hoặc BTNN: Tùy thuộc vào loại mặt đường và chiều sâu hư hỏng, vật liệu sử dụng và trình tự thực hiện sửa chữa sẽ khác nhau: Vá ổ gà, vá các vết vỡ mép mặt đường có chiều sâu < 8 cm trên mặt đường BTN sử dụng hỗn hợp đá trộn nhựa pha dầu hoặc BTNN; Vá ổ gà, vá các vết vỡ mép mặt đường chiều sâu < 8 cm trên mặt đường đá dăm láng nhựa hoặc thấm nhập nhựa sử dụng hỗn hợp đá trộn nhựa pha dầu hoặc BTNN; Vá ổ gà, vá các vết vỡ mép mặt đường với chiều sâu ổ gà, vết vỡ > 8 cm trên mặt đường đá dăm láng nhựa hoặc thấm nhập nhựa; Vá ổ gà, vá vết vỡ mặt đường bằng đá dăm thấm nhập nhựa nóng (Bộ Giao thông vận tải, 2013a).
Sửa chữa mặt đường nhựa bị rạn chân chim được thực hiện bằng phương pháp láng nhựa nóng hoặc láng nhũ tương nhựa đường a xít hoặc vật liệu dính kết được chấp thuận. Trình tự thực hiện theo tiêu chuẩn thi công mặt đường láng nhựa nóng TCVN 8863:2011 hoặc láng nhũ tương nhựa đường a xít TCVN 9505:2012 tương ứng.
Sửa chữa các khe nứt đơn trên mặt đường: Các khe nứt đơn trên mặt đường được sửa chữa sử dụng hỗn hợp BTNN hay theo phương pháp trám nhựa rải cát.
Xử lý lún lõm cục bộ trên mặt đường: Các vết lún lõm cục bộ trên mặt đường đá dăm láng nhựa hay thấm nhập nhựa được sửa chữa tùy thuộc vào chiều sâu của vết lún. Trường hợp chiều sâu lún lõm < 8 cm: Xử lý tương tự như trường hợp vá ổ gà, vá vỡ mép mặt đường bằng hỗn hợp đá trộn nhựa pha dầu hoặc BTNN hoặc vá ổ gà bằng đá dăm thấp nhập nhựa nóng; Trường hợp chiều sâu lún lõm > 8 cm: Xử lý bằng đá dăm tiêu chuẩn láng nhựa 3 lớp dưới hình thức nhựa nóng, lượng nhựa 4,5 kg/m2. Trình tự thực hiện theo TCVN 8863:2011. Thiết bị đầm nén được lựa chọn sử dụng thích hợp với diện thi công và đảm bảo độ chặt yêu cầu. Các vết lún lõm cục bộ trên mặt đường bê tông nhựa được sửa chữa bằng hỗn hợp đá trộn nhựa pha dầu hoặc BTNN (Bộ Giao thông vận tải, 2013a).
Xử lý lún trồi của lớp mặt bê tông nhựa: Trường hợp mặt đường bê tông nhựa bị hư hỏng dạng lún, trồi do mất ổn định hỗn hợp: Xử lý tương tự như trường hợp hư hỏng lún lõm cục bộ ở trên, nhưng chiều sâu xử lý chỉ đến hết phần hư hỏng trong lớp mặt bê tông nhựa (Bộ Giao thông vận tải, 2013a).
Bảo dưỡng thường xuyên mặt đường đá dăm.Bù phụ mặt đường được thực hiện khi vật liệu nhỏ trên bề mặt đường đá dăm bị mất mát. Thực hiện bù phụ cát sạn mặt đường bằng cách rải vật liệu hạt nhỏ (cát lẫn sỏi sạn nhỏ) vào lòng đường và tưới ẩm mặt đường; ồ gà trên mặt đường đá dăm được vá bằng vật liệu đá dăm với kích cỡ thích hợp tùy thuộc chiều sâu ổ gà (Bộ Giao thông Vận tải, 2013a).
Bảo dưỡng thường xuyên mặt đường cấp phối và mặt đường đất. Bù phụ mặt đường; Tưới nước chống bụi được thực hiện để giảm thiểu tối đa mức độ bụi khi xe chạy ở các khu dân cư. Tưới nước chống bụi được thực hiện vào những ngày hanh khô. Tùy theo điều kiện thời tiết thực hiện tưới nước tối thiểu 1 lần/ngày. Chống trơn lầy mặt đường cấp phối và mặt đường đất bị lầy lội; Vá ổ gà, lún lõm cục bộ trên mặt đường cấp phối và đường đất; Xử lý sình lún trên mặt đường cấp phối và đường đất (Bộ Giao thông vận tải, 2013a).
* Công tác bảo trì hệ thống chiếu sáng và thiết bị an toàn giao thông
Bảo trì hệ thống chiếu sáng và thiết bị an toàn giao thông đảm bảo các thiết bị báo hiệu luôn sáng sủa, sạch sẽ, các ký hiệu rõ ràng, không bị mờ bẩn... đảm bảo nguyên trạng theo thiết kế ban đầu. Cụ thể:
kiện thực tế hoặc điều kiện hợp đồng; Sơn hoặc dán lại lớp phản quang (TCVN 7887:2008) trên bề mặt biển báo bị hư hỏng; Thay thế, bổ sung biển báo bị gãy, mất; Nắn chỉnh, tu sửa các biển báo bị cong, vênh; dựng lại các biển báo bị nghiêng lệch cho ngay ngắn, đúng vị trí và vệ sinh bề mặt bảo đảm sáng sủa, rõ ràng; Phát cây, thu dọn các chướng ngại vật không để che lấp biển báo (Bộ Giao thông bận tải, 2013a).
- Bảo trì vạch kẻ đường đảm bảo vạch sơn kẻ đường phải sáng rõ, không bị cát bụi lấp, sơn kẻ lại các đoạn vạch sơn mờ hay bong tróc. Tùy theo kế hoạch được giao hoặc theo điều kiện hợp đồng và tùy thuộc loại sơn, cạo bỏ vạch sơn cũ và kẻ lại vạch sơn mới trên toàn bộ đường (theo TCVN 8788:2011 hay TCVN 8791:2011). Khuyến cáo với sơn loại thường (TCVN 8786:2011, TCVN 8787:2011), sơn kẻ lại sơn 2 lần/năm; với sơn nóng phản quang (sơn nhiệt dẻo, TCVN 8791:2011) tối thiểu là 2-3 năm/1 lần (Bộ Giao thông vận tải, 2013a).
- Bảo trì gờ giảm tốc: sửa chữa các vị trí sứt vỡ các gờ giảm tốc bằng vật liệu thích hợp; sơn kẻ lại các vệt sơn giảm tốc bị mờ; sơn lại các vạch sơn giảm tốc theo kế hoạch hay theo điều kiện hợp đồng.
- Bảo trì đinh phản quang: Vệ sinh bề mặt đinh phản quang; thay thế các đinh phản quang bị mất, hỏng.
- Bảo trì gương cầu lồi: Sơn kẻ lại cột bị mờ; thay thế các tấm bán cầu bị mờ hay vỡ, mất; phát quang cây cối bảo đảm tầm nhìn gương.
- Bảo trì tường hộ lan bằng đá xây: Quét vôi tường hộ lan theo kế hoạch