Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1. Thông tin thứ cấp
Những số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các văn kiện, nghị quyết, sách, báo, tạp chí, các công trình đã được xuất bản, các số liệu về tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu. Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa
học, các đồng nghiệp. Sử dụng những số liệu được thu thập bằng cách trích dẫn như trích dẫn tài liệu tham khảo. Cụ thể: Thu thập qua tài liệu đã công bố, các loại báo cáo chuyên ngành, báo cáo tổng kết của Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng hàng năm, các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến quản lý đường ô tô cao tốc, báo điện tử ...
3.2.2. Thông tin sơ cấp
Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho việc tính toán các chỉ tiêu phân tích để thực hiện nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sơ cấp được tổ chức điều tra trực tiếp trên cơ sở xác định các mẫu điều tra có tính chất đại diện.
Thu thập số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra được thiết kế sẵn phù hợp với mục đích điều tra, bao gồm:
Bảng 3.2. Số lượng mẫu điều tra
STT Đối tượng
Số mẫu khảo sát
(người)
Nội dung thu thập Phương pháp thu thập
1 Ban lãnh đạo công ty 3
Đánh giá chung về công tác quản lí bảo trì đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng
Phỏng vấn sâu
2
Cán bộ, nhân viên của Công ty, trong đó tập trung chính vào các cán bộ, nhân viên bộ phận Kỹ thuật- công nghệ 20 Thực trạng công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế
3 Công nhân bảo trì
đường 30
Thực trạng bảo trì từng đoạn đường, công việc thực hiện
Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế
4 Người dân sinh sống
hai ven đường 30
Thực trạng sử dụng đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế
5 Người tham gia giao
thông (lái xe) 30
Thực trạng sử dụng đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế tại các trạm dừng nghỉ. Nguồn: Tác giả (2018)
Phỏng vấn người nắm giữ thông tin (KIP) là phương pháp phỏng vấn để thu thập thông tin ở những người nắm thông tin chủ chốt, thông tin chung, thông tin quan trọng mang tính chung nhất của vấn thực trạng vấn đề, những thuận lợi, khó khăn cũng như là những gợi ý chung nhất về những định hướng và giải pháp chủ yếu về vấn đề nghiên cứu. Ngoài các phương pháp phỏng vấn ngẫu nhiên các hộ dân, các tổ chức lái xe trên đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, tác giả còn sử dụng phương pháp phỏng vấn đối với người nắm giữ thông tin đó là: công tác quản lý, lập kế hoạch thực hiện, thanh tra, kiểm tra giữa các cấp ban ngành, hoạt động quản lý đường ô tô cao tốc từ đó tác giả đã thu thập được nhiều thông tin có ích cho đề tài.
3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lí thông tin
Tổng hợp dữ liệu: Sử dụng phương pháp lập bảng, biểu đồ, phân tổ thống kê và dãy số song song. Dựa vào các chỉ tiêu hoạt động: quản lý, thực hiện, thanh tra, kiểm tra,... để phân tổ thống kê, trên cơ sở đó lập bảng và phân tích thông tin.
Xử lý dữ liệu: Nguồn tài liệu thu thập được tổng hợp bởi việc ứng dụng phần mềm EXCEL với sự hỗ trợ của máy vi tính xử lý, phân tích và cho kết quả bằng những thông tin được kết xuất một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
3.3.4.1. Thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ảnh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Trong đề tài này tác giả tiến hành thu thập số liệu thực trạng quản lý bảo trì đường ô tô cao tốc và những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý bảo trì đường ô tô cao tốc.
3.2.4.2. Thống kê so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được sử dụng rộng rãi nhất để phân tích các hiện tượng tự nhiên xã hội, để đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả, từ đó tìm ra được các định hướng và giải pháp tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể.
Nghiên cứu tiến hành so sánh các chỉ tiêu trong quản lý bảo trì đường cao tốc để thấy được sự khác nhau và những yếu tố quyết định đến việc tăng cường quản lý bảo trì đường cao tốc.