Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.3. Bài học kinh nghiệm trong quản lý bảo trì đường ôtô cao tốc cho Công
Công ty TNHH MTV quản lí và khai thác đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng
Việc bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời hạn chế sự suy giảm chất lượng của mặt đường trong quá trình khai thác sẽ kéo dài tuổi thọ mặt đường, duy trì hệ thống đường cao tốc ở tình trạng tốt. Thực trạng công tác bảo dưỡng sửa chữa đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng còn nhiều bất cập, chưa được quan tâm đúng mức (bao gồm cả chiến lược và công nghệ bảo dưỡng). Việc nghiên cứu, lựa chọn công nghệ mới trên thế giới về bảo dưỡng sửa chữa đường cao tốc và đề xuất áp dụng một số công nghệ hiện đại phù hợp với điều kiện công trình là rất cần thiết nhằm duy trì và nâng cao chất lượng khai thác của hệ thống mặt đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Đây chính là nội dung chương trình nghiên cứu của Bộ GTVT giao cho Viện Khoa học Công nghệ Giao thông Vận tải đã và đang thực hiện trong những năm gần đây. Nội dung bài báo này tập trung giới thiệu và định hướng áp dụng một số công nghệ hiện đại trong công tác bảo trì sửa chữa mặt đường (gồm cả mặt đường mềm và cứng) cho Công ty TNHH MTV quản lí và khai thác đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
Hệ thống đường cao tốc đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Trong quá trình khai thác, khả năng phục vụ của đường bị suy giảm do tác động của xe và các yếu tố môi trường. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến người sử dụng đường (tăng thời gian tham gia giao thông, tăng chi phí do tiêu hao nhiên liệu và chi phí thay thế phụ tùng hư hỏng) và điều quan trọng hơn cả là ảnh hưởng đến tính mạng người sử dụng đường một khi tai nạn xảy ra mà nguyên nhân chính là do mặt đường bị hư hỏng.
với những công nghệ phù hợp sẽ có hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao hơn nhiều so với việc nâng cấp, cải tạo đường nếu làm sau này. Việc bảo trì, sửa chữa kịp thời những hư hỏng của mặt đường trong quá trình khai thác sẽ kéo dài tuổi thọ mặt đường, nâng cao chất lượng phục vụ, tiết kiệm chi phí đầu tư cho cơ quan quản lý đường (khi không sửa chữa kịp thời dẫn đến mặt đường nhanh chóng xuống cấp, phải xây dựng lại tốn nhiều kinh phí) đồng thời tiết kiệm chi phí cho người sử dụng đường (giảm thời gian tham gia giao thông, giảm chi phí do tiêu hao nhiên liệu và chi phí thay thế phụ tùng hư hỏng).
Thứ hai: Chiến lược bảo dưỡng đường bộ của các nước phát triển theo hướng chuyển dần trọng tâm từ sửa chữa mặt đường hư hỏng (Corrective Maintenance) sang công tác bảo dưỡng phòng ngừa (Preventive Maintenance) với mục đích đảm bảo công tác bảo dưỡng, sửa chữa mặt đường phải được thực hiện trước khi những hư hỏng xuất hiện làm ảnh hưởng tới tính toàn vẹn của kết cấu mặt đường.
Thứ ba: Công tác bảo dưỡng phòng ngừa (Preventive Maintenance) được các nước phát triển chú trọng do hiệu quả kinh tế mà nó đem lại. Theo FHWA , bảo dưỡng phòng ngừa là “Kế hoạch chiến lược và xử lý mặt đường có hiệu quả kinh tế nhằm bảo vệ, duy trì và nâng cao chất lượng hệ thống đường nhưng không gia tăng đáng kể cường độ chung của kết cấu”. Công tác bảo dưỡng phòng ngừa nếu được triển khai sớm sẽ có hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao hơn nhiều so với việc cải tạo lại đường nếu làm sau này.
Thứ tư: Công tác bảo trì chưa được chú trọng đúng mức, công tác kiểm tra theo dõi tình trạng kỹ thuật của công trình đường cao tốcchủ yếu bằng thủ công, tiêu chí kiểm tra không rõ ràng nên khó đưa ra biện pháp bảo trì hợp lý về thời gian bảo trì cũng như về loại công nghệ bảo trì thích hợp. Vì vậy, việc nghiên cứu các công nghệ mới trong bảo trì để định hướng áp dụng cho đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.