Đất đai và sử dụng đất đai huyện Kiến Xương năm 2013-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 50 - 51)

(Đơn vị tính: ha)

STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2015 So sánh (%)

I Diện tích đất tự nhiên 20 200,03 20 200,15 1.000005941 1 Nhóm đất Nông nghiệp 14 046,16 14 014,45 0.997742443 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 12 750,60 12 720,16 0.997612661 1.1.1 Đất canh tác hằng năm 11 886,77 11 857,80 0.997562837 1.1.2 Đất cây hằng năm khác 395,42 392,80 0.993374134 1.1.3 Đất cây lâu năm(VT) 863,64 862,36 0.998517901 1.2 Đất ao, hồ, đầm 1 225,29 1220,15 0.995805075 2 Nhóm đất phi nông nghiệp 6 097,82 6 129,81 1.005246137 2.1 Đất ở 1 776,61 1797,80 1.01192721 2.2 Đất chuyên dùng 3 521,74 3 531,43 1.002751481 3 Đất chưa sử dụng 56,05 55,89 0.997145406 II Một số chỉ tiêu bình quân 1 Diện tích đất NN bình quân/hộ 0,2126 0,2121 0.997648166 2 Diện tích đất NN bình quân/LĐ 0,1187 0,1184 0.99747262 3 Diện tích đất canh tác bình quân/hộ 0,180 0,1795 0.997222222 4 Diện tích đất canh tác bình quân/Lao

động 0,1004 0,1002 0.998007968 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kiến Xương (2015)

Nhận xét qua số liệu trên cho thấy Kiến Xương là một huyện có diện tích đất nông nghiệp và canh tác/1lao động là thấp. Nhận thức được điều đó lãnh đạo huyện đã tư duy xây dựng các chủ trương phát triển kinh tế phù hợp với tình hình thực tiễn và điều kiện tự nhiên, kết hợp với nhân dân trong huyện từng bước tìm ra hướng đi đúng trong chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội hằng năm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là mục tiêu phát triển và cấp thiết nhất của huyện, trên cơ sở đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Phát triển ngành nghề truyền thống, duy trì giữ gìn các nghề truyền thống và phát triển nghề mới, giải quyết việc làm cho lao động dư thừa trong nông thôn. Lực lượng lao động ngành nông nghiệp thừa ra, phải nhanh chóng

dịch chuyển số lao động trẻ sang ngành công nghiệp - TTCN và thương mại - dịch vụ. Số lao động từ trên 45 tuổi đến hết tuổi lao động mà vẫn còn khả năng lao động không thể tuyển dụng vào các nhà máy xí nghiệp lao động công nghiệp được phải được bố trí các nghề, việc làm phù hợp như thợ mộc, thợ chạm, thợ xây dựng công việc đều, thu nhập cao và ổn định.

3.1.2.2. Lao động và dân số

Dân số, lao động là một nguồn lực không thể thiếu trong phát triển kinh tế, nhưng cũng là nỗi lo không nhỏ đối với nền kinh tế. Cơ cấu hộ trong huyện đã có sự thay đổi, tổng số hộ trong huyện năm 2016 hộ giảm so với năm 2014, trong đó số lượng các hộ tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ năm 2015 tăng thêm 1382 hộ so với năm 2013 và số lượng các hộ thuần nông và các hộ kiêm 2015 giảm 1045 hộ so với năm 2013. về nguồn lao động của huyện, năm 2015 cả huyện có 118.302 lao động đã tăng thêm 205 lao động so với năm 2013.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)