Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.3.1. Định hướng phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở
huyện Kiến Xương
1) Quan điểm phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện Kiến Xương
Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VII) của Đảng cộng sản Việt Nam nêu rõ, phát triển các nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng sẽ tạo được bước quan trọng về phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng giá trị ngành nghề và dịch vụ. Đồng thời, tăng nhanh thu nhập của người lao động và dân cư trong các làng nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng, tạo điều kiện để phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, các công trình phúc lợi, góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Nghiên cứu phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc,
đồng ở huyện Kiến Xương cần tuân thủ những quan điểm sau:
Một là, Phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện Kiến
Xương phải đúng đường lối chủ trương, chính sách của đảng, Nhà nước và tỉnh Thái Bình.
Hai là, Phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện Kiến
Xương phải trên quan điểm đánh giá đúng vai trò và vị trí mới của nghề trong điều kiện CNH, HĐH.
Ba là, Phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện Kiến
Xương phải trên quan điểm tạo việc làm cho lao động nông thôn và thực hiện phương châm “ly nông bất ly hương”.
Bốn là, Phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện Kiến
Xương phải trên quan điểm kết hợp yếu tố truyền thống với hiện đại.
Năm là, Phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện
Kiến Xương phải trên quan điểm huy động tối đa mọi nguồn vốn trong dân vào phát triển kinh tế và đa dạng hoá các hình thức tổ chức sản xuất - kinh doanh trong nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng.
Sáu là Phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện Kiến
Xương nhanh chóng hòa nhịp với hội nhập kinh tề quốc tế. Đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển thị trường trong nước.
Bẩy là Phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện Kiến
Xương phải trên quan điểm kết hợp phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển toàn diện nông thôn.
Phát triển kinh tế luôn luôn là mục tiêu hàng đầu của mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay. Việc phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện Kiến Xương sẽ không nằm ngoài mục tiêu đó. Bởi vậy phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện Kiến Xương cần phải có kế hoạch và biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái, khắc phục và phòng tránh tình trạng ô nhiễm môi trường và phá vỡ cảnh quan sinh thái trong nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng lẫn khu vực xung quanh có liên quan.
2) Định hướng phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện Kiến Xương
Kiến Xương cần có những định hướng đúng đắn để phát triển sản xuất và các dịch vụ của các hộ gia đình nông dân vừa phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với chương trình phát triển kinh tế ở địa phương, phù hợp với tiềm năng thế mạnh của địa phương như: về vị trí địa lý, nguồn lực, tài nguyên, nhân lực...
Xuất phát từ hoàn cảnh thực tế của các nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng, phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng phải xuất phát từ các quan điểm:
- Phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện Kiến Xương vừa khôi phục các nghề truyền thống vừa tạo ra các ngành nghề mới. Phải gắn với thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu được cung cấp đầy đủ và nguồn lao động tại chỗ để góp phần nâng cao mức sống cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Có chương trình phát triển một số nghề đế thu hút lao động tại chỗ, khuyến khích một bộ phận nông dân chuyến sang hoạt động ngành nghề và dịch vụ.
Củng cố thị trường, phát triến thị trường trong và ngoài tỉnh và tham gia thị trường xuất khẩu.
Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, đào tạo tay nghề cho thế hệ sau và chương trình đào tạo cán bộ quản lý, kỹ thuật, đổi mới công nghệ thiết bị.
Phát triến nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng phải gắn với nhu cầu và định hướng phát triến kinh tế của huyện, tỉnh.
Phát triến nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện Kiến Xương trên cơ sở những lợi thế so sánh của các hộ gia đình, địa phương và nhu cầu của thị trường.
Phát triến nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng trên địa bàn huyện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Phát triến nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng đi đôi với việc bảo vệ môi trường và xử lý rác thải (Vũ Trung, 2014).
Mục tiêu
Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Kiến Xương lần thứ XXV nhiệm kỳ 2015 - 2020 khẳng định “ Tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch phát triến kinh tế - xã hội; tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tang kinh tế - xã hội; điều chỉnh cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn đầu tư phát
triến nông nghiệp với phát triến công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo hướng hiện đại; xây dựng nông thôn mới, giàu bản sắc dân tộc; nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và nâng cao dân trí; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân; coi trọng công tác bảo vệ môi trường gắn với việc phát triến du lịch sinh thái; tăng cường củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thế nhân dân vững mạnh” “ Một số chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2015: GDP tăng từ 14 - 15%/năm. Trong đó: Nông - Lâm - Thuỷ sản tăng 5,2%/năm, Công nghiệp - TTCN - XDCB tăng 22,.1%/năm, dịch vụ tăng 15,9%/năm” (Huyện ủy Kiến Xương, 2015).
Bảng 4.17. Một số chỉ tiêu kế hoạch phát triển chính của nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện Kiến Xương đến năm 2020
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2016 Dự kiến kế hoạch đến 2020 So sánh I Lao động
1 Doanh nghiệp, HTX Người 50 62 124,0 2 Cơ sở sản xuất chuyên Người 20 24 120,0 3 Hộ chuyên gia công Người 10 12 120,0 4 Hộ gia công kiêm SXNN Người 2 2 100,0 II Vốn BQ/hộ Tr.đ 1007,2 1286,4 127,7 1 Vốn tự có Tr.đ 1001,7 1220,4 121,8 2 Vốn vay Tr.đ 55 66 120,0 III Đất đai M2
- Doanh nghiệp, HTX M2 2950 2950 100,0 - Cơ sở sản xuất chuyên M2 176 230 130,7 - Hộ chuyên gia công M2 146 175 119,9 - Hộ gia công kiêm SXNN M2 60 60 100,0 IV Doanh thu bình quân/cơ sở Tr.đ
1 Doanh nghiệp, HTX Tr.đ 2645 3518 133,0 2 Cơ sở sản xuất chuyên Tr.đ 4388 5924 135,0 3 Hộ chuyên gia công Tr.đ 3094 4115 133,0 4 Hộ gia công kiêm SXNN Tr.đ 913 1150 126,0 Nguồn: Số liệu điều tra kết hợp tính toán
Những giải pháp nhằm phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện Kiến Xương