Giải pháp về đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 102)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3.2. Giải pháp về đất đai

Trong các nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng truyền thống của huyện Kiến Xương hiện nay thì nhu cầu về đất đai để phục vụ cho sản xuất kinh doanh ngành nghề là rất lớn, để mở rộng quy mô sản xuất của cơ sở phải có đất đai, để giới thiệu sản phẩm phải có diện tích cửa hàng... Vì vậy đất đai rất cần thiết cho các cơ sở sản xuất trong các nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng truyền thống. Để thấy được nhu cầu thuê đất của các chủ cơ sở sản xuất trong các nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng chúng tôi tiến hành điều tra các chủ hộ và rút ra được nhận định như sau: Nhu cầu thuê đất của các hộ tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất và mục đích sử dụng khác nhau, đối với các hộ có quy mô sản xuất lớn thì nhu cầu thuê nhiều đất là để phục vụ sản xuất như đất dành cho kho bãi, đất làm nhà xưởng, các hộ sản xuất quy mô nhỏ thì nhu cầu thuê đất chủ yếu là muốn có một diện tích từ khoảng 20 đến 30m2 ở gần đường giao thông, chợ hay các trung tâm huyện khác để bán hàng. Để giải quyết được hết những nhu cầu về đất của các cơ sở sản xuất trong các nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng của huyện là rất khó vì quỹ đất của địa phương còn hạn chế, tiền thuê đất để bán hàng thì rất đắt do đó dẫn đến tình trạng cơ sở sản xuất nào có nhiều tiền thì thuê được nhiều diện tích đất. Qua số liệu điều tra của bảng cho thấy nhu cầu thuê đất để làm cửa hàng thì 100% các cơ sở đều có nhu cầu thuê, còn thuê đất để làm nhà xưởng và kho bãi thì chủ yếu là các hợp tác xã và các hộ chuyên sản xuất.

Hiện nay cơ sở sản xuất của các hợp tác xã không nằm xen kẽ cùng với khu dân cư vì họ đi thuê đất để sản xuất còn lại phần lớn cơ sở sản xuất các hộ trong nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng nằm xen kẽ cùng với dân cư vì diện tích sản xuất ngành nghề của các hộ chủ yếu là sử dụng những diện tích đất vườn và đất ở của mình vì thế đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt về vệ sinh môi trường, rác thải, tiếng ồn và thời gian sinh hoạt của các hộ dân cư bị đảo lộn. Vì vậy, việc quy hoạch khu công nghiệp của địa phương đế phát triến công nghiệp nông thôn tập trung thì việc các chủ cơ sở sản xuất tham gia hoạt động kinh doanh ngành nghề phải di dời cơ sở cũ của mình đế đến khu công nghiệp là một vấn đề cần được sự ủng hộ nhiệt thành của các chủ cơ sở và kết hợp với những chính sách đế hỗ trợ các chủ cơ sở sản xuất ngành nghề tham gia khu công nghiệp.

Bảng 4.18. Nhu cầu thuê thêm đất sản xuất TTCN của các cơ sở sản xuất đến năm 2020

Địa danh nghề truyền

thống

Cơ cấu tổ chức SX Đơn vị tính

Phân loại nhu cầu sử dụng đất vào mục đích SX nghề Nhà xưởng Cửa hàng Kho bãi

Xã Lê Lợi

Doanh nghiệp, HTX M2 150 0 100 Cơ sở sản xuất chuyên M2 100 50 50 Hộ chuyên gia công M2 50 50 50 Hộ gia công kiêm SXNN M2 30 0 35

Xã Hồng Thái

Doanh nghiệp, HTX M2 50 100 50 Cơ sở sản xuất chuyên M2 100 50 60 Hộ chuyên gia công M2 50 50 Hộ gia công kiêm SXNN M2 30 0 30

Xã Trà Giang

Doanh nghiệp, HTX M2 0

Cơ sở sản xuất chuyên M2 60 100 40 Hộ chuyên gia công M2 40 50 50 Hộ gia công kiêm SXNN M2 20 0 30

Nguồn: Số liệu điều tra(2017)

4.3.3. Giải pháp về lao động và đào tạo nghề, truyền nghề, phát triển nghệ nhân cho nguồn nhân lực nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng

Thực hiện tốt Nghị quyết số 29-NQ/TW “Đổi mới căn bản toàn diện đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng XHCN và hội nhập Kinh tế Quốc tế”

Đối với nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng, vấn đề đào tạo và truyền dạy nghề, nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề là định hướng chính để tồn tại, lưu truyền và phát triển nghề. Vì vậy, nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng truyền thống trên địa bàn huyện cần phải có chiến lược đào tạo và truyền dạy nghề cho thế hệ lao động trẻ, nhất là với những người có tâm huyết với nghề CMNBĐ. Nhà nước cần quan tâm đào tạo tuyển dụng giáo viên năng khiếu từ trong làng nghề, lồng ghép với chương trình học nghề từ PTTH, nên

chọn theo năng khiếu nghề bởi đây là nghề mang tính nghệ thuật cao, lên đòi hỏi người thợ phải có đôi bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú sáng tạo mới giỏi nghề được.

Hàng năm, chính quyền địa phương cùng với các nghệ nhân của các nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng trên địa bàn huyện tổ chức các cuộc thi tay nghề, mời các cơ quan có thẩm quyền quyết định về công nhận các cấp bậc tay nghề sau mỗi cuộc thi.

Đối với các nghệ nhân, những người có kinh nghiệm, kỹ thuật tinh sảo trong nghề cần tạo điều kiện cho họ về chính sách, chế độ cho họ trong việc truyền dạy nghề.

Qua phân tích thực trạng của các hộ trong nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng thì nhu cầu về lao động trong các nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng là rất lớn đặc biệt là những lao động có trình độ tay nghề kỹ thuật cao, kinh nghiệm sản xuất qua điều tra phỏng vấn các cơ sở sản xuất ngành nghề trong nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng có nhu cầu về lao động là những hộ chuyên sản xuất và hợp tác xã thì các chủ cơ sở rất mốn thuê lao động có trình độ tay nghề kỹ thuật cao và sẵn sàng thuê dài hạn có mức thù lao xứng đáng, nếu tính bình quân một cơ sở sản xuất có nhu cầu thuê lao động là từ 3 đến 4 lao động. Đứng trước tình hình nhu cầu thuê lao động có trình độ tay nghề cao của các hộ trong nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng hiện nay về phía lãnh đạo địa phương cần có chính sách, giải pháp để đào tạo nghề cho các lao động trong nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng, những chủ trương chính sách đó phải được điều tra khảo sát nhu cầu học của lao động để tránh tình trạng nội dung đào tạo nghề không phù hợp với nhu cầu của lao động học nghề, kết hợp cùng với các trung tâm dạy nghề của tỉnh, chương trình khuyến công của tỉnh để đào tạo lao động cho nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng. Đối với các chủ cơ sở sản xuất có kinh nghiệm lâu năm cần mở rộng quy mô truyền dạy nghề cho thế hệ sau kể cả những người lao động đến học việc và làm thuê.

Ngày nay lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ngày càng phát triển, đòi hỏi trình độ quản lý ngày càng cao trên mọi lĩnh vực. Phát triển ngành nghề nông thôn là một trong những lĩnh vực đòi hỏi người quản lý, kinh doanh phải có trình độ quản lý phải theo kịp được với những yêu cầu khi tham gia thị trường, nó là chìa khoá dẫn tới sự thành công của một quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản

phẩm. Bên cạnh đó, trình độ của người lao động ở nông thôn, đặc biệt trong các nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng cũng được nâng lên, điều này phụ thuộc vào sự nỗ lực của mỗi bản thân người lao động phải nâng cao trình học vấn kết hợp với nâng cao trình độ tay nghề. Qua điều tra 3 làng có nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng, một điều noi bật là các chủ cơ sở sản xuất hay các chủ hộ tuổi đời từ 35 đến 50 tuổi thì trình độ về học vấn đại đa số chỉ học hết cấp II, có một số chủ hộ chỉ học hết cấp I biết đọc biết viết là được. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc nhận thức khi tham gia các lớp đào tạo về quản lý kinh doanh, áp dụng khoa học kỹ thuật, khai thác thông tin trên các phương tiện thông tin hiện đại để tìm kiếm thị trường. Trong những năm gần đây, việc sử dụng lao động dư thừa trong nông thôn ở các làng có nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng đã làm rất tốt, không những sử dụng hết lao động trong gia đình mà các hộ, chủ cơ sở sản xuất còn thuê lao động, nhưng nhìn chung lao động trong nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng là lao động pho thông chiếm phần lớn, do đó mức lương được hưởng còn rất thấp. Đây là vấn đề mà các cấp chính quyền địa phương cần chú ý và xem xét, nếu như chúng ta quy hoạch phát triển đối với các làng có nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng, bên cạnh quy hoạch về sản xuất thì việc quy hoạch về cổn người, nhất là những chủ cơ sở sản xuất cũng rất đáng quan tâm và cùng với sự cố gắng của các chủ cơ sở, người lao động trong nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng.

4.3.4. Giải pháp phát triển lực lượng nghệ nhân nghề chạm mỹ nghệ bạc, đồng

Có thể nói rằng lực lượng nghệ nhân là lòng cốt, là trái tim của làng nghề để duy trì phát triển nghề cần có một lực lượng nghệ nhân hùng mạnh có đủ năng lực về kỹ thuật, trình độ tay nghề kỹ xảo, bí quyết nghề có khả năng truyền nghề cho ít nhất từ 100 lao động trở lên có tay nghề CMNBĐ. Từ những điều kiện để công nhận một nghệ nhân cho thấy khả năng phát triển nghề là đương nhiên với số lượng đội ngũ thợ biết nghề đông thêm theo tiêu chí công nhận nghệ nhân. Qua thực tế tìm hiểu ở làng nghề gỗ Đồng Kỵ tỉnh Bắc Ninh có những doanh nghiệp có tới 30 nghệ nhân cấp quốc gia, thực tế cho thấy nghề truyền thống gỗ mỹ nghệ Đồng kỵ đến nay phát triển rất mạnh, sản phẩm từ nghề được bán trong nước và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Làng nghề đồng Kỵ còn có những gian hàng sản phẩm dành riêng cho người nước ngoài do chính bàn tay khối óc của các bậc nghệ nhân sản xuất ra và được bán với giá từ 1,3 đến 1,4 tỷ VNĐ

trên 1 bộ sản phẩm gồm 10 sản phẩm. Từ thực tế trên minh chứng cần phải trú trọng xây dựng và phát triển lực lượng nghệ nhân nghề CMNBĐ đông hơn, mạnh mẽ hơn với một trình độ cao hơn so với giai đoạn hiện nay. Như vậy ngoài công tác tổ chức phong tặng và tôn vinh danh hiệu các nghệ nhân Nhà nước, nhà quản lý cũng cần chú ý đến việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho các thợ nghề bậc cao đã có đủ số năm làm nghề, đồng thời động viên khuyến khích họ truyền nghề cho thế hệ trẻ, tham gia các cuộc thi sáng tạo để khẳng định thành tích. Từ đó có cơ sở để xét phong tặng danh hiệu nghệ nhân một cách khách quan, khoa học.

Phỏng vấn trực tiếp với “nghệ nhân nhân dân” Nguyễn Văn Ngoan nghệ nhân cấp quốc gia người thôn Nam Hòa xã Hồng Thái (Ngày 14 tháng 4 năm 2017) ông cho biết: “Nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng muốn tồn tại và phát triển bền vững phải cần có sự quan tâm của Nhà nước các cấp, đầu tư cho công tác đào tạo truyền nghề và đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ thợ làng nghề. Mục đích để họ sản xuất ra những sản phẩm đẹp ngày càng tinh xảo, nổi trội, chứa đựng nét nghệ thuật bí truyền độc đáo mới thu hút được thị hiếu của khách hàng.” Như phát biểu trên của nghệ nhân cho chúng ta thấy việc truyền

nghề là rất quan trọng để phát triển nghề.

4.3.5. Giải pháp về vốn

Vốn sản xuất trong nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng là một yếu tố quyết định đến quy mô sản xuất của cơ sở sản xuất và chất lượng sản phẩm. Thực tế điều tra trong các làng có nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng truyền thống thì nguồn vốn dành cho sản xuất ngành nghề tiểu thu công nghiệp của các hộ chủ yếu là nguồn vốn tự có chiếm tới 80% số còn lại là các hộ đi vay, mục đích sử dụng nguồn vốn đó vào các khâu trong sản xuất lại tuỳ thuộc vào từng chủ cơ sở sản xuất, có cơ sở sản xuất vốn rất hiệu quả, có cơ sở sử dụng vốn lại bị thua lỗ nhưng điều cần thiết nhất đối với các chủ hộ trong các nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng là khi họ cần vốn cho sản xuất thì họ vay ai ngoài nguồn vốn tự có của gia đình. Nguồn vốn vay của các to chức ngân hàng thì rất hạn chế về số lượng và thời hạn vay, do đó các chủ cơ sở sản xuất thường đi vay vốn của các cá nhân, anh em bạn bè và các tổ chức khác, vì vậy dẫn đến tình trạng cho vay với lãi suất cao. Nhưng điều đó là quy luật, các chủ cơ sở sản xuất trong làng có nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng đều có nguyện vọng muốn được tiếp xúc với tất cả các nguồn vốn của địa phương để phát triển sản xuất.

Vấn đề vốn đầu tư cho sản xuất của các hộ gia đình cần được tiếp cận dưới góc độ làm thế nào để sử dụng vốn vay có hiệu quả vừa có lợi cho người vay cả người cho vay, đồng thời cần phải nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý cho người dân khi vay vốn, có nhiều tổ chức cá nhân đứng ra bảo lãnh cho người dân vay vốn được thuận lợi.

4.3.6. Giải pháp về thị trường

Đối với nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng thì thị trường tiêu thụ là vấn đề sống còn, nó quyết định sự tồn tại, phát triển hay suy vong của nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng. Thực trạng phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng cho thấy các cơ sở sản xuất tồn tại và phát triển mạnh đều giải quyết được đầu ra cho sản phẩm, sự biến động thăng trầm của nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng phần lớn do thị trường quyết định. Củng cố thị trường trong nước, tìm kiếm thị trường xuất khẩu, mổng muốn vậy sản phẩm chạm mỹ nghệ bạc, đồng trên địa bàn huyện Kiến Xương phải không ngừng nâng cao cải tiến chất lượng, mẫu mã, đồng thời các hộ gia đình, các tổ sản xuất phải năng động hơn nữa trong việc tìm kiếm thị trường, tìm kiếm cơ hội để giới thiệu sản phẩm của mình như: triển lãm, công tác tiếp thị, thăm quan giới thiệu sản phẩm... Muốn có được những sản phẩm đứng vững trên thị trường thì việc tạo ra những sản phẩm đó không phải là đơn giản, từ các việc làm tưởng chứng đơn giản như thu gom phế liệu đến sáng tạo ra những sản phẩm có trình độ tay nghề cao, tính nghệ thuật đặc sắc và mang đậm bản sắc dân tộc thì các chủ hộ, cơ sở sản xuất phải đầu tư một lượng vốn khá lớn, phải biết kết hợp các khâu trong sản xuất một cách tinh tế để giảm các chi phí khác và thị trường tiêu thụ sản phẩm phải ổn định. Vì thế các làng có nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng trước hết phải tự phát huy nội lực của mình về vốn, thị trường. Củng cố các thị trường truyền thống, tìm kiếm các thị trường thông qua các cuộc triển lãm, tham gia hội chợ, xuất khẩu sản phẩm. Để tiếp cận thị trường một cách tốt hơn nữa, nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng cần củng cố lại hệ thống tiếp thị đặc biệt là các cơ sở sản xuất lớn, quảng cáo sản phẩm của mình, thành lập các trung tâm giới thiệu sản phẩm có chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Ngoài ra cần tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)