Nguồn nguyênliệu đầu vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 94 - 95)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Thực trạng phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện

4.2.6. Nguồn nguyênliệu đầu vào

- Những lợi thế chủ động phân tích nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng.

Nguyên liệu chủ yếu của các hộ làm nghề là vàng, bạc, đồng, gỗ, xi, A xít, các hóa chất cianua, Clomic và các chất đốt như than củi, gas và điện. Trong nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng không có một nguồn nguyên liệu nào sẵn có cung cấp mà các hộ phải đi mua hoàn toàn. Ở hợp tác xã chạm bạc Phú Lợi thường có hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu với các đại lư nguyên liệu lớn của Nam Định, Hà Nội, đối với các hộ thì thường căn cứ theo đơn hàng hợp đồng các hộ tiến hành mua trực tiếp tại các đại lý nguyên, nhiên liệu. Gía nguyên nhiên liệu cung cấp cho sản xuất SP nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng cũng tuỳ thuộc vào giá cả chung, ổn định với 1kg đồng nguyên liệu giá 150.000 đến 180.000 đồng/kg, nguyên liệu bạc có giá từ 13.000.000 đến 14.000.000 đồng/lkg.

Nếu tính chung cho nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng thì hàng năm nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng tiêu thụ trên 200 tấn kim loại đồng, bạc, đây là điều kiện thuận lợi cho việc tận dụng các phế liệu kim loại ở khắp các nơi để đưa vào tái sản xuất, tuy nhiên nguồn nguyên liệu này chủ yếu nước ta vẫn đang phải nhập ngoại là chính, không phải là vô tận, hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. Nếu sử dụng không tiết kiệm có hiệu quả thì trong tương lai gần sản xuất đối với nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng là rất khó khăn. Nguyên liệu sẽ trở nên khan hiếm, dẫn tới giá nguyên liệu sẽ tăng cao, nguyên liệu tốt sẽ cạn kiệt dần, thay thế bằng nguyên liệu kém chất lượng, mặt khác giá nguyên liệu tăng dẫn tới tình trạng vi phạm pháp luật, buôn lậu, chi phí tăng gây bất lợi cho người sản xuất đặc biệt là những hộ có quy mô nhỏ, sản phẩm cung cấp ra thị trường không đủ với nhu cầu tiêu dùng có nghĩa là việc sản xuất, kinh doanh nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng kém hiệu quả và mai một dần đi.

- Để ngành sản xuất TCMN thoát ra khỏi những hạn chế nhập khẩu nguyên liệu thì cần có sự can thiệp của Nhà nước sớm có kế hoạch đầu tư tiếp cận công nghệ chế tạo kim loại bạc, đồng từ dạng nguyên liệu thô hiện nay đang xuất cho nước ngoài Việt Nam cần chủ động sản xuất từ nguyên liệu phôi bạc, đồng thành nguyên liệu dạng lá để phục vụ nhu cầu sản xuất các làng nghề trong nước.

- Xây dựng Quy hoạch kế hoạch khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản vàng, bạc, đồng của quốc gia phải đảm bảo tính bền vững lâu dài, chú ý đến kế

hoạch tái tạo sử dụng tài nguyên, tránh khai thác triệt để cạn kiệt, có kế hoạch tiết kiệm và dự trữ nguồn tài nguyên quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)