Chính sách phát triển nghề truyền thống của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 86 - 87)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Thực trạng phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện

4.2.1. Chính sách phát triển nghề truyền thống của Nhà nước

- Thực tế Nhà nước ta đã ban hành một số chính sách từ cấp trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện như Quyết định số 132/2000 QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ về một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn; Nghị định số 66/2006 NĐ - CP ngày 07/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn; Quyết định số1956/ QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Nghị định số 45/2012/ NĐ - CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn; ở cấp độ tỉnh, Thái Bình có ban hành Quyết định số 11/2015/QĐ - UBND ngày 19 tháng 10 năm 2015 ban hành quy định tiêu chí, quy trình xét công nhận làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Qua hàng loạt các chính sách quan tâm, khuyến khích động viên trên thấy được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm chăm lo đến việc phát triển nghề, động viên khuyến khích phong trào phát triển. Việc tổ chức phong tặng các danh hiệu nghệ nhân cấp quốc gia như danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” để động viên các bậc nghệ nhân của cả nước tích cực hơn với phong trào đào tạo, xây dựng và phát triển nghề ở các địa phương.

- Tuy nhiên hiệu quả từ áp dụng chính sách còn nhiều hạn chế bất cập không phù hợp với diễn biến thực tế SXKD nghề. Ví dụ như chính sách hỗ trợ về đào tạo lao động đòi hỏi thực tế phải mở lớp học nghề, có khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ nghề mới được thanh toán kinh phí hỗ trợ. Thực tế nghề truyền thống là truyền nghề, cầm tay chỉ việc đào tạo cơ bản từ nhỏ đến khi biết nghề thành thục, không được cơ quan nào cấp chứng chỉ nghề, bất cập và cũng không hề có tiền hỗ trợ học nghề. Hay một loạt chính sách khác về hỗ trợ nghề đối chiếu với các tiêu chí đều đúng, có quyền lợi được hưởng song ngặt một lỗi Nhà

nước mới chỉ ban hành chính sách, chứ không có bước dự toán kinh phí khi văn bản có hiệu lực và số đối tượng được hưởng quá rộng, nguồn ngân sách có hạn dẫn đến sự không công bằng. Từ những chính sách đó lại có tác dụng ngược lại là kìm hãm sự phát triển nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)