Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 106 - 107)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3.5. Giải pháp về vốn

Vốn sản xuất trong nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng là một yếu tố quyết định đến quy mô sản xuất của cơ sở sản xuất và chất lượng sản phẩm. Thực tế điều tra trong các làng có nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng truyền thống thì nguồn vốn dành cho sản xuất ngành nghề tiểu thu công nghiệp của các hộ chủ yếu là nguồn vốn tự có chiếm tới 80% số còn lại là các hộ đi vay, mục đích sử dụng nguồn vốn đó vào các khâu trong sản xuất lại tuỳ thuộc vào từng chủ cơ sở sản xuất, có cơ sở sản xuất vốn rất hiệu quả, có cơ sở sử dụng vốn lại bị thua lỗ nhưng điều cần thiết nhất đối với các chủ hộ trong các nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng là khi họ cần vốn cho sản xuất thì họ vay ai ngoài nguồn vốn tự có của gia đình. Nguồn vốn vay của các to chức ngân hàng thì rất hạn chế về số lượng và thời hạn vay, do đó các chủ cơ sở sản xuất thường đi vay vốn của các cá nhân, anh em bạn bè và các tổ chức khác, vì vậy dẫn đến tình trạng cho vay với lãi suất cao. Nhưng điều đó là quy luật, các chủ cơ sở sản xuất trong làng có nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng đều có nguyện vọng muốn được tiếp xúc với tất cả các nguồn vốn của địa phương để phát triển sản xuất.

Vấn đề vốn đầu tư cho sản xuất của các hộ gia đình cần được tiếp cận dưới góc độ làm thế nào để sử dụng vốn vay có hiệu quả vừa có lợi cho người vay cả người cho vay, đồng thời cần phải nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý cho người dân khi vay vốn, có nhiều tổ chức cá nhân đứng ra bảo lãnh cho người dân vay vốn được thuận lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)