Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 49 - 54)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Đất đai và sử dụng đất đai

Kiến Xương nằm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, là huyện trọng điểm về lúa của tỉnh, được thiên nhiên ưu đãi nhiều lợi thế, tiềm năng cho ngành nông nghiệp phát triển phổng phú và đa dạng. Tổng diện tích đất tự nhiên là 20.200,15 ha, trong đó diện tích nông nghiệp là 14.014,45 ha chiếm 69,37% năm 2016 tống diện tích tự nhiên.

Bảng 3.2. Đất đai và sử dụng đất đai huyện Kiến Xương năm 2013 - 2015

(Đơn vị tính: ha)

STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2015 So sánh (%)

I Diện tích đất tự nhiên 20 200,03 20 200,15 1.000005941 1 Nhóm đất Nông nghiệp 14 046,16 14 014,45 0.997742443 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 12 750,60 12 720,16 0.997612661 1.1.1 Đất canh tác hằng năm 11 886,77 11 857,80 0.997562837 1.1.2 Đất cây hằng năm khác 395,42 392,80 0.993374134 1.1.3 Đất cây lâu năm(VT) 863,64 862,36 0.998517901 1.2 Đất ao, hồ, đầm 1 225,29 1220,15 0.995805075 2 Nhóm đất phi nông nghiệp 6 097,82 6 129,81 1.005246137 2.1 Đất ở 1 776,61 1797,80 1.01192721 2.2 Đất chuyên dùng 3 521,74 3 531,43 1.002751481 3 Đất chưa sử dụng 56,05 55,89 0.997145406 II Một số chỉ tiêu bình quân 1 Diện tích đất NN bình quân/hộ 0,2126 0,2121 0.997648166 2 Diện tích đất NN bình quân/LĐ 0,1187 0,1184 0.99747262 3 Diện tích đất canh tác bình quân/hộ 0,180 0,1795 0.997222222 4 Diện tích đất canh tác bình quân/Lao

động 0,1004 0,1002 0.998007968 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kiến Xương (2015)

Nhận xét qua số liệu trên cho thấy Kiến Xương là một huyện có diện tích đất nông nghiệp và canh tác/1lao động là thấp. Nhận thức được điều đó lãnh đạo huyện đã tư duy xây dựng các chủ trương phát triển kinh tế phù hợp với tình hình thực tiễn và điều kiện tự nhiên, kết hợp với nhân dân trong huyện từng bước tìm ra hướng đi đúng trong chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội hằng năm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là mục tiêu phát triển và cấp thiết nhất của huyện, trên cơ sở đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Phát triển ngành nghề truyền thống, duy trì giữ gìn các nghề truyền thống và phát triển nghề mới, giải quyết việc làm cho lao động dư thừa trong nông thôn. Lực lượng lao động ngành nông nghiệp thừa ra, phải nhanh chóng

dịch chuyển số lao động trẻ sang ngành công nghiệp - TTCN và thương mại - dịch vụ. Số lao động từ trên 45 tuổi đến hết tuổi lao động mà vẫn còn khả năng lao động không thể tuyển dụng vào các nhà máy xí nghiệp lao động công nghiệp được phải được bố trí các nghề, việc làm phù hợp như thợ mộc, thợ chạm, thợ xây dựng công việc đều, thu nhập cao và ổn định.

3.1.2.2. Lao động và dân số

Dân số, lao động là một nguồn lực không thể thiếu trong phát triển kinh tế, nhưng cũng là nỗi lo không nhỏ đối với nền kinh tế. Cơ cấu hộ trong huyện đã có sự thay đổi, tổng số hộ trong huyện năm 2016 hộ giảm so với năm 2014, trong đó số lượng các hộ tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ năm 2015 tăng thêm 1382 hộ so với năm 2013 và số lượng các hộ thuần nông và các hộ kiêm 2015 giảm 1045 hộ so với năm 2013. về nguồn lao động của huyện, năm 2015 cả huyện có 118.302 lao động đã tăng thêm 205 lao động so với năm 2013.

Bảng 3.3. Dân số và Lao động của huyện năm 2013 - 2015

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm thu thập số liệu 2013 Năm thu thập số liệu 2015 sánh So %

Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu %

I Tổng số hộ Hộ 66102 100 66047 100 0 1 Hộ thuần nông Hộ 24.504 37,1 23.304 35,3 - 1,8 2 Hộ kiêm Hộ 18.124 27,4 17887 27,1 - 0,3 3 Hộ TTCN và DV Hộ 23.474 35,5 24856 37,6 + 2,1 II Tổng số nhân khẩu Người 212.318 100 212.142 100 0 1 Nam Người 102.804 48,4 102.716 48,4

2 Nữ Người 109.514 51,6 109.426 51,6 III Tổng số lao động Người 118.406 55,7 118.302 55,7 1 Lao động trong độ tuổi Người 106.569 50,19 106.470 50,2 2 Lao động ngoài độ tuổi Người 11837 5,5 1832 5,5 IV Một số chỉ tiêu

1 Số nhân khẩu/ hộ Ng/hộ 32/10 32/10 2 Số Lao động/hộ Ng/hộ 2/1 2/1 3 Số Lao động /NK Ng/Ng 557/1000 560/1000

3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

Nhiệm kỳ 2010 - 2015, huyện đã dành một khoản ngân sách không nhỏ là 2.520.000 triệu đồng để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó giao thông 359.681triệu đồng, thuỷ lợi 74.100 triệu đồng, trường học 21.779 triệu đồng, trụ sở 59.872 triệu đồng, chợ 1.751 triệu đồng, công trình điện 2.947 triệu đồng. Đường giao thông nông thôn 37 xã, thị trấn làm được 2.102km đường bê tông; xây mới 11 điếm canh đê, cứng hoá 301 km kênh cấp 2 cấp 3; Trường học xây dựng 74 phòng học kiên cố; nâng cấp công trình xây dựng cơ bản nhất là các cơ sở hạ tầng đã kịp thời phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân, tạo cơ sở cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu cơ sở hạ tầng của huyện Kiến Xương

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2015

1 Đường Bê Tông Km 830 1130 2 Mương cứng KC hóa Km 235 301 3 KL đất kè đê M3 18000 44571 4 KL đá kè đê M3 4500 9519 5 Trồng tre chắn sóng Khóm 1000 500 6 Số trường học chuẩn cấp QG Trường 80 87 7 Số giường bệnh/vạn dân Giường 24 25 8 Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia Trạm 22 26 9 Số máy ĐT /100 người dân máy 90 93 Nguồn: Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Kiến Xương(2015)

Công tác giáo dục, đào tạo tiếp tục phát triển ở tất cả các ngành học, bậc học, hoạt động khoa học công nghệ và môi trường được quan tâm nhiều hơn. Quy mô trường, lớp tiếp tục phát triển theo hướng đa dạng hoá đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân.

Đối với công tác vệ sinh môi trường nông thôn, huyện đã chỉ đạo và khuyến khích những hộ chăn nuôi quy mô lớn làm hầm Bioga để xử lý vệ sinh môi trường, tạo chất đốt phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Tiếp tục mở rộng nâng cao chất lượng phòng trừ sâu bệnh tổng hợp để hạn chế thuốc hoá học bảo vệ thực vật. Đẩy mạnh phong trào xây dựng và sử dụng nước sạch trong nông thôn kết hợp

với vệ sinh môi trường. Hoàn thành công trình nước sạch xã Quốc Tuấn, bãi rác thải toàn huyện đã cơ bản xong hiện có 15 lò đốt rác/ 37 xã, thị trấn. Bên cạnh đó vấn đề đặt ra đối với lãnh đạo cấp huyện là cung cấp nước sạch, giải quyết môi trường trong các xã có nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng & một số nghề sản xuất khác có gây ô nhiễm môi trường.

3.1.2.4. Phát triển sản xuất của huyện những năm qua

Từ những tiềm năng sẵn có, cơ cấu kinh tế của huyện từng bước chuyển dịch theo hướng tiến bộ và tốc độ phát triển của các ngành. Giá trị sản xuất tính theo giá (cố định) năm 2013 đạt 7.142,8 triệu đồng, 2015 đạt 8.277,1 triệu đồng tăng 11.343 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi, khu vực nông-lâm- thuỷ sản giảm từ 35% năm 2013 xuống 33,6% năm 2015; công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tăng từ 40,1% năm 2013 lên 43,4% năm 2015; dịch vụ từ 24,9% năm 2013 giảm còn 23% năm 2015.

Bảng 3.5. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện 2013-2015

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2015

1 Tổng giá trị SX (giá CĐ2010) Triệu đồng

2 Cơ cấu KT theo (giá cố định) % 100 100 - Nông -Lâm-Thủy sản % 33,8 33,6 - Công nghiệp - XDCB % 43,2 43,4 - Dịch vụ % 23 23,0 3 Tốc độ tăng trưởng KT % 8,1 9,6 - Nông -Lâm-Thủy sản % 3,3 3,7 - Công nghiệp - XDCB % 12,5 14,8 - Dịch vụ % 7,7 9,1 4 Thu nhập bình quân/người/năm 1.000 đồng 24.972 28.056 5 Tổng SL lương thực có hạt Tấn 150.998 152.575 6 Lương thực BQđầu người/năm Kg 712 718 7 Tổng diện tích gieo trồng Ha 28826 29040 8 Hệ số sử dụng đất Lần 2,2 2,21 9 Giá trị SX bình quân/1Ha canh tác Tr.đ 41,41 45,41 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Kiến Xương (2015)

Kiến Xương là huyện trung bình của tỉnh Thái Bình, tình hình kinh tế xã hội của huyện có nhiều bước phát triển đáng kể, Giá trị sản xuất năm sau cao hơn năm trước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp ngành dịch vụ phấn đấu duy trì hoặc giảm không đáng kể. Nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng phát triển mạnh trên địa bàn. Nhìn chung nền kinh tế của huyện đang trên đà phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, tình hình an ninh chính trị ổn định. Tuy nhiên, quá trình phát triển trong những năm trước mắt của huyện đòi hỏi cán bộ và nhân dân huyện Kiến Xương phải nỗ lực rất nhiều mặt. Trước mắt cần kết hợp nhiều nguồn lực tập trung thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo bằng nhiều biện pháp phát triển nghề truyền thống hiện có.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)