Giải pháp phát triển lực lượng nghệ nhân nghề chạm mỹ nghệ bạc, đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 105 - 106)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3.4. Giải pháp phát triển lực lượng nghệ nhân nghề chạm mỹ nghệ bạc, đồng

Có thể nói rằng lực lượng nghệ nhân là lòng cốt, là trái tim của làng nghề để duy trì phát triển nghề cần có một lực lượng nghệ nhân hùng mạnh có đủ năng lực về kỹ thuật, trình độ tay nghề kỹ xảo, bí quyết nghề có khả năng truyền nghề cho ít nhất từ 100 lao động trở lên có tay nghề CMNBĐ. Từ những điều kiện để công nhận một nghệ nhân cho thấy khả năng phát triển nghề là đương nhiên với số lượng đội ngũ thợ biết nghề đông thêm theo tiêu chí công nhận nghệ nhân. Qua thực tế tìm hiểu ở làng nghề gỗ Đồng Kỵ tỉnh Bắc Ninh có những doanh nghiệp có tới 30 nghệ nhân cấp quốc gia, thực tế cho thấy nghề truyền thống gỗ mỹ nghệ Đồng kỵ đến nay phát triển rất mạnh, sản phẩm từ nghề được bán trong nước và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Làng nghề đồng Kỵ còn có những gian hàng sản phẩm dành riêng cho người nước ngoài do chính bàn tay khối óc của các bậc nghệ nhân sản xuất ra và được bán với giá từ 1,3 đến 1,4 tỷ VNĐ

trên 1 bộ sản phẩm gồm 10 sản phẩm. Từ thực tế trên minh chứng cần phải trú trọng xây dựng và phát triển lực lượng nghệ nhân nghề CMNBĐ đông hơn, mạnh mẽ hơn với một trình độ cao hơn so với giai đoạn hiện nay. Như vậy ngoài công tác tổ chức phong tặng và tôn vinh danh hiệu các nghệ nhân Nhà nước, nhà quản lý cũng cần chú ý đến việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho các thợ nghề bậc cao đã có đủ số năm làm nghề, đồng thời động viên khuyến khích họ truyền nghề cho thế hệ trẻ, tham gia các cuộc thi sáng tạo để khẳng định thành tích. Từ đó có cơ sở để xét phong tặng danh hiệu nghệ nhân một cách khách quan, khoa học.

Phỏng vấn trực tiếp với “nghệ nhân nhân dân” Nguyễn Văn Ngoan nghệ nhân cấp quốc gia người thôn Nam Hòa xã Hồng Thái (Ngày 14 tháng 4 năm 2017) ông cho biết: “Nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng muốn tồn tại và phát triển bền vững phải cần có sự quan tâm của Nhà nước các cấp, đầu tư cho công tác đào tạo truyền nghề và đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ thợ làng nghề. Mục đích để họ sản xuất ra những sản phẩm đẹp ngày càng tinh xảo, nổi trội, chứa đựng nét nghệ thuật bí truyền độc đáo mới thu hút được thị hiếu của khách hàng.” Như phát biểu trên của nghệ nhân cho chúng ta thấy việc truyền

nghề là rất quan trọng để phát triển nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)