Tình hình lao động sản xuất CMN bạc, đồng điều tra 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 72)

Diễn giải ĐVT Bình quân

Quy mô sản xuất Doanh nghiệp HTX SX nghề Hộ Quy mô 1 Hộ quy mô 2 Hộ quy mô 3

Tổng số phiếu điều tra Phiếu 83 2 1 17 30 33 1, Số nhân khẩu Khẩu 5,47 6,3 5,7 4,4 2, Số lao động hiện có Người 22,28 18,5 50 25,1 15,5 2,3 - Số lao động trong GĐ Người 3,26 4,5 3,5 1,8 - Số lao động thuê ngoài Người 20,52 18,5 50 21,6 12 0,5 3, Tuổi đời của lao động Tuổi 48,4 46 55 56 46 39 4, Tuổi nghề của lao động Năm 32,4 30 39 40 30 23 5, Trình độ chuyên môn

- Đào tạo qua truyền nghề Người 21 16 47 25 15 2 - Trung cấp nghề Người 0,6 1 2

- Cao đẳng, đại học Người 0,4 1 1 - Nhu cầu đào tạo nghề Người

Qua điều tra phỏng vấn thực tế thể hiện ở doanh nghiệp số lao động bình quân có từ 8 - 15 lao động, HTX chạm bạc Phú Lợi có 50 lao động, Hộ chuyên nghề quy mô 3 có từ 15 - 20 lao động, hộ chuyên gia công quy mô 2 có từ 6 đến 14 lao động, hộ gia công kiêm SXNN có từ 1 - 5 lao động, hầu hết số lao động trực tiếp sản xuất đều có tay nghề cao khá thuần thục công việc song có một thực tế trừ các nghệ nhân còn lại đội ngũ thợ nghề chưa từng được đánh giá bậc thợ, chưa từng được kiểm tra tay nghề đây cũng là một hạn chế trong quản lý lao động làng nghề.

Đại đa số các lao động đều được các chủ cơ sở đào tạo theo phương pháp truyền nghề từ năm 2014 đến nay nhà nước mới chỉ mở được 01 lớp chạm mỹ nghệ với 12 học viên, tham gia và hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở tự đào tạo 6 lớp với số lượng 116 học viên tuy nhiên số được cấp chứng chỉ nghề chỉ khoảng 12 học viên, các học viên sau khi biết nghề vẫn phải vừa làm vừa học mới có thể nâng cao tay nghề được. Cơ sở đào tạo tại huyện có cả một trường Trung cấp thủ công mỹ nghệ song nghề chạm mỹ nghệ vẫn không có giáo viên giảng dạy. Thiết nghĩ để tồn tại được nghề thủ công truyền thống không chỉ là học theo phương pháp truyền nghề. Nhà nước, ngành giáo dục nên xem xét nghề thủ công mỹ nghệ cần tập việc ngay khi còn là học phổ thông.

Bảng 4.9. Kết quả đào tạo lao động nghề CMNBĐ ở Kiến Xương 3 năm 2014 -2015 – 2016 (Đơn vị tính: người) STT Tên xã tổ chức học nghề CMN Tổng

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tự truyền nghề Mở lớp nghề Đầu tư KP Tự truyền nghề Mở lớp nghề Đầu tư KP Tự truyền nghề Mở lớp nghề Đầu tư KP 1 Lê Lợi 118 18 0 26 21 0 15 23 0 15 2 Hồng Thái 128 21 30 23 15 24 0 15 3 Trà Giang 27 5 12 4 6 Toàn huyện 273 44 12 56 48 0 30 53 0 30

Số đào tạo theo năm 112 78 83

Công tác vinh danh các danh hiệu nghệ nhân toàn huyện có 6 nghệ nhân cấp quốc gia gồm: Hồng Thái có 3 nghệ nhân cấp quốc gia được Nhà nước công nhận; trong đó có 2 nghệ nhân nhân dân, một nghệ nhân ưu tú. Làng nghề xã Lê Lợi có 02 nghệ nhân ưu tú cấp quốc gia, xã Trà Giang có 01 nghệ nhân ưu tú cấp quốc gia. Tuy vậy các bậc nghệ nhân tuổi đời cũng đã cao nên khả năng truyền nghề, kỹ mỹ thuật cũng sẽ hạn chế dần theo sức khỏe và tuổi đời. Năm 2016 - 2017 thực hiện chỉ đạo của trung ương, huyện và tỉnh thực hiện Nghị định số 123/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú. Xét đề xuất của Chi hội nghề và UBND các xã có nghề CMNBĐ huyện đã đề xuất lên UBND tỉnh Thái Bình xét tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú cho 03 nghệ nhân nữa vào năm 2018.

4.1.1.6. Các hình thức tổ chức sản xuất chạm mỹ nghệ bạc đồng Bảng 4.10. Hình thức sản xuất nghề chạm mỹ nghệ 2016 STT Chỉ tiêu Xã Lê Lợi Xã Hồng Thái Xã Trà Giang tiêu Chỉ bình quân SL (hộ) CC% SL (hộ) CC % SL (hộ) CC % I Tổ chức SXKD 32 100 31 100 20 100 100 1 Doanh nghiệp 1 3,35 1 3,3 0 0 2,2 2 HTX nghề 1 3,35 0 0 0 0 1,1 3 Cơ sở SX (tổ hợp, nhóm hộ) 15 50 15 50 5 25 41,7 4 Hộ gia đình 15 43,3 15 46,7 15 75 55 II Hình thức SXKD 32 100 31 100 20 100 100 1 Chuyên nghề SX hoàn thiện SP 8 25 8 25,8 4 20 23,6 2 Chuyên gia công công đoạn SP 13 40,6 13 41,9 4 20 34,2 3 Gia công kiêm SXNN 11 34,4 10 32,3 12 60 42,2 III Tính truyền thống trong SX 32 100 31 100 20 100 100 1 Cơ sở SX truyền thống 26 87 29 93,5 14 70 83,5 2 Cơ sở mới vào nghề 6 13 2 6,5 6 30 16,5 Nguồn: Số liệu tổng hợp điều tra (2017)

Hình thức tổ chức sản xuất nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng hiện nay vẫn mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ, thủ công toàn huyện có duy nhất 01 HTX chạm bạc Phú Lợi, số lao động lớn nhất 50 lao động, tuổi đời bình quân

đã cao 46 - 50 tuổi. Tổ chức doanh nghiệp toàn huyện có 10 DN, chủ yếu vẫn KD thương mại là chính, mỗi DN chỉ có từ 1 - 2 lao động SX nghề. Các cơ sở sản xuất toàn huyện có 351 cơ sở sản xuất nghề TCMN, với số lao động từ 5 đến 25 lao động, chỉ đạo sản xuất - KD là chủ cơ sở điều hành, tự lo về nguồn vốn SXKD, nguyên liệu, dụng cụ, các điều kiện về cơ sở VC và tiền công, tiền lương cho người lao động. Hình thức sản xuất tập trung, theo nhóm từ 5 đến 7 người kết hợp hoàn thành 1 sản phẩm cỡ lớn. Một số cơ sở không có đất sản xuất thì giao sản phẩm sơ chế cho lao động mang về nhà để làm, theo hình thức giao khoán sản phẩm phù hợp với sản phẩm cỡ nhỏ.

Theo kết quả điều tra tại địa bàn điều tra năm 2016 Tổ chức SXKD cho thấy cơ cấu hộ gia đình sản xuất vẫn chiếm đa số, sau đó là cơ sở SX, doanh nghiệp và HTX thì rất ít. Theo Hình thức SX kinh doanh vẫn tồn tại 3 hình thức Nhận xét tính truyền thống trong SX nghề là cơ bản của địa bàn điều tra.

4.1.1.7. Kết quả phát triển sản xuất nghề chạm mỹ nghệ bạc, đồng

a. Số lượng, chủng loại sản phẩm đạt được

Hằng năm khối lượng sản phẩm của các cơ sở sản xuất trong các nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng làm ra rất lớn và đa dạng về chủng loại, mỗi làng nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng đều có những sản phẩm riêng mang tính tượng trưng cho làng đó, qua điều tra cho thấy mỗi làng có nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng có từ 3 đến 5 sản phẩm truyền thống. Trong số sản phẩm chính của các hộ trong nghề thủ công mỹ nghệ chạm bạc, đồng ở huyện Kiến Xương năm 2016 thì có 3 sản phẩm đèn lồng, mặt đồng hồ cổ quả lắc dạng cây, hộp đựng trầu, hộp đựng hồ sơ là những sản phấm riêng của nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở làng nghề xã Hồng Thái vì đây là những sản phấm gia công, xuất khẩu sang các nước đài loan, pháp, Mỹ còn lại các sản phấm khác thì các hộ, hợp tác xã đều sản xuất được, ngoài những sản phấm bằng đồng còn có các SP bằng bạc, mạ bạc khác. Đối với những sản phấm có tính nghệ thuật cao, đòi hỏi trình độ tay nghề của người lao động như bộ ngũ sự khảm bạc, lọ hoa khảm bạc, quả địa cầu thì chủ yếu được sản xuất ở các hộ chuyên sản xuất hoặc các bậc nghệ nhân SX . Đối với các hộ gia công thì sản phấm của họ chủ yếu là gia công công đoạn thô của sản phấm, bán cho các hộ chuyên sản xuất có đủ trình độ kỹ thuật cao trong hoàn thiện sản phẩm. Đối với các hộ chuyên sản xuất thì về mặt chủng loại sản phấm rất đa dạng nhưng về số

lượng của từng loại thì lại phụ thuộc vào trình độ tay nghề lao động của từng hộ, Các hộ kiêm sản xuất nông nghiệp thì phần lớn trong số họ là đi làm thuê hoặc nhận sản phấm về nhà để gia công, số ít các hộ là tự sản xuất do đó về chủng loại sản phấm của hộ này chủ yếu là hàng cỡ nhỏ và vừa. Tóm lại, sản phấm của nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện Kiến Xương trong các năm vừa qua rất đa dạng về chủng loại và số lượng các sản phẩm có chiều hướng tăng dần. các hộ sản xuất trong làng nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng tiếp cận được rất nhiều chủng loại sản phấm nhưng chỉ có các hợp tác xã và các hộ chuyên là thực hiện đầy đủ các khâu sản xuất cho đến khâu hoàn thiện sản phấm, số ít các hộ gia công và kiêm sản xuất nông nghiệp làm được khâu này và nếu làm được thì cũng chỉ là những sản phấm đơn giản. Nguyên nhân do điều kiện đất dành cho sản xuất nghề quá chật chội không có đất SX hoặc không tiện đường giao thông gây khó khăn vận chuyển vật liệu không thể tổ chức SX với số đông lao động, số lượng SP lớn được (Xem bảng 4.8).

b. Giá trị sản xuất doanh thu

Trong tổng doanh thu của hộ được chia ra làm 3 loại, thu từ sản xuất ngành nghề, thu từ sản xuất nông nghiệp và các nguồn thu khác. Đối với hợp tác xã doanh thu bình quân cao nhất là hợp tác xã chạm bạc Phú Lợi SX nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện Kiến Xương năm 2015 GTSX đạt 1.767,9 triệu đồng, trong đó thu từ sản xuất ngành nghề chiếm trên 95% tổng doanh thu, nguồn thu chính của HTX từ sản phẩm bộ đồ ăn, uống và lọ hoa mạ bạc đạt 1.215 triệu đồng vì đây là 3 loại sản phẩm sản xuất chính và có giá bán cao của hợp tác xã. Năm 2016 doanh thu của HTX Phú Lợi đạt 2008 triệu đồng tăng 13,6% doanh thu so với năm 2015. Doanh nghiệp trong làng nghề chạm bạc xã Lê Lợi có công ty TNHH sản xuất và thương mại Thiên Thanh có doanh thu năm 2015 là 3.300 triệu đồng, năm 2016 là 3.800 triệu đồng, sản phẩm của doanh nghiệp đa số tập trung vào các sản phẩm lớn có giá trị 70 - 100 triệu đồng/ sản phẩm như Biểu tượng Quốc Huy của Bộ Công an, tranh cổ động bằng đồng của Quân đội nhân dân Việt Nam, cổng chùa Ba Vàng tỉnh Quảng Ninh vv.

Đối với các hộ sản xuất ngành nghề có tổng doanh thu lớn nhất là các hộ chuyên sản xuất ngành nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện Kiến Xương đạt 2.800 - 3.100 triệu/năm, bình quân thu từ 260 đến 265 triệu đồng/tháng, phần lớn thu nhập của hộ là từ hoạt động nghề, ngoài ra thu từ hoạt

động sản xuất nông nghiệp chiếm 1% trong tổng thu nhập, các hộ chuyên sản xuất ngành nghề cũng tập trung sản xuất những loại sản phẩm có giá thành cao như lọ hoa khảm bạc và bộ ngũ sự khảm bạc. Hộ có thu nhập thấp nhất trong hoạt động ngành nghề là những hộ kiêm sản xuất nông nghiệp kết hợp với làm nghề truyền thống ở xã Hồng Thái đạt 30,9 triệu đồng/năm, đó cũng là một điều dễ nhận thấy vì công việc chính của các hộ này là sản xuất nông nghiệp. Khi nông nhàn các hộ tận dụng những thời gian không phải là mùa vụ để đi làm thuê hoặc nhận gia công một số công đoạn SX sản phẩm của các cơ sở, hộ chuyên sản xuất về để SX. Nếu so sánh doanh thu giữa hoạt động ngành nghề và sản xuất nông nghiệp thì doanh thu từ hoạt động ngành nghề thường gấp 10 đến15 lần đối với các hộ chuyên sản xuất, so sánh với hộ vừa SXNN vừa gia công sản phẩm, thì gấp từ 3 đến 5 lần đối với các hộ chuyên sản xuất nông nghiệp. Nếu so sánh giữa các hộ với nhau thì hộ nào chuyên sản xuất thì có doanh thu cao hơn.

Tỷ lệ doanh thu từ nhóm sản phẩm tranh chữ chiếm 41,4%, nhóm SP đồ thờ chiếm 28,8% nhóm SP đồ gia dụng phục vụ ăn uống chiếm 3%, nhóm SP trưng bày như Lọ hoa, trống đồng chiếm 7,7%, nhóm SP phục vụ cho cơ quan, đình, chùa, miếu chiếm 9,5%, nhóm sản phẩm khác chiếm 9,6% tổng doanh thu.

Như vậy, trong bảng (4.4) về doanh thu bình quân của một cơ sở sản xuất ngành nghề trong các nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng trong đó doanh thu không tính tiền công lao động của gia đình và doanh thu của các cơ sở sản xuất chính từ hoạt động ngành nghề. Đối với các nhóm hộ tham gia sản xuất ngành nghề thì hộ nào sản xuất nhiều sản phẩm và những sản phẩm có giá trị cao thì hộ đó có doanh thu cao và ngược lại. Trong các nhóm hộ sản xuất ngành nghề thì ngoài doanh thu từ hoạt động sản xuất ngành nghề còn có thu từ sản xuất nông nghiệp, lượng doanh thu này chiếm từ 1 đến 1,5% trong tống doanh thu của các hộ chuyên sản xuất và gia công và chiếm từ 20 đến 30% tống doanh thu đối với các hộ kiêm sản xuất nông nghiệp.

c. Tính hiệu quả 1 đơn vị sản phẩm chính

Thuyết minh: Sau khi nhận đươc đơn đặt hàng, cơ sở chọn nguyên vật liệu phù hợp với đơn hàng, tiếp đến đưa vào máy ép thủy lực để tạo hình theo yêu cầu, sau khi qua máy ép thủy lực sản phẩm bắt đầu được tạo hình theo mẫu, sau đó sản phẩm được đưa lên bàn chám ở công đoạn này công nhân dùng đèn khò để dán sản phẩm lên bàn chám kế tiếp công nhân gò, đục, tạo hình các chi tiết rõ nét cho sản phẩm, sau đó lại dùng đèn khò hơ nóng bàn chám, nhấc sản phẩm ra

ngoài. Công đoạn tiếp sau ngâm tẩy rửa bằng hóa chất (dung dịch axit), nhúng lại bằng nước để rửa sạch hóa chất, sau đó để có thể là phun sơn cho sản phẩm, đóng khung hoàn thiện, đóng gói sản phẩm.

Bảng 4.11. Chi phí sản xuất 1 sản phẩm khung gỗ chò chỉ cỡ 2,0 x 1,1 m

STT Chi phí ĐVT Số lượng Đơn giá (nghìn đồng) Thành tiền (nghìn đồng) I Nguyên liệu 6300 1 Đồng đỏ Kg 15 180 2700 2 Khung kính, gỗ chò chỉ khung 1 2000 2000 3 Phụ liệu: xi, ga, a xít,

cinua, clomich, điện nước TT

Tạm tính cho

một bức tranh 635 635 II Nhân công công 25 125 3125

Giá thành phẩm bức tranh 8460 Nguồn: Điều tra, dự toán (2017)

Giá bán sản phẩm trên thị trường là: 10.000.000 đồng/ bức tranh như vậy có thể khái quát một số nét cấu thành sản phẩm như sau:

- Lợi nhuận dòng = 10.000.000 - 8.460.000 = 1.540.000 đồng. - Nguyên liệu chính bằng 55,55% giá thành, bằng 47% giá SP.

- Nguyên, nhiên liệu phụ, hóa chất = 7,5% giá thành, = 6,35% giá SP - Nhân công = 36,94% giá thành = 31,12% giá SP

- Lợi nhuận dòng của nhà SX = 15,4% giá sản phẩm.

Trong 3 làng có nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng của huyện Kiến Xương thì nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở xã Lê Lợi huyện Kiến Xương doanh thu của các cơ sở sản xuất ngành nghề cao nhất, nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở Trà Nam xã Trà Giang có doanh thu bình quân của các cơ sở sản xuất thấp nhất trong các làng có nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng. Điều này chứng tỏ rằng hoạt động nghề, của các cơ sở sản xuất nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng của xã Lê Lợi phát triển tốt hơn. Trên thực tế điều tra cho thấy việc đầu tư cho sản xuất nghề nhiều, quy mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)