Phần 1 Mở đầu
2.2.3. Những nghiên cứu có liên quan
Vấn đề phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Song nội dung nghiên cứu bao gồm chủ yếu là điều tra, đánh giá thực trạng của nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng hoặc nghiên cứu đánh giá đến tổng thể của làng nghề, kinh nghiệm công nghiệp hóa đất nước của các nước trên thế giới và trong khu vực để rút ra những kinh nghiệm nhằm đề xuất những giải pháp tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta, đã có một nội dung nghiên cứu đi sâu vào nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng đó là Dự án Xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập thể "Bạc Đồng Xâm" dùng cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ bạc, của làng chạm bạc Đồng Xâm, tỉnh Thái Bình, của tác giả Nguyễn Văn Lịch và nhiều nghiên cứu khác. Các tác giả sau nhiều lần nghiên cứu đều thống nhất quan điểm chung là muốn công nghiệp hóa đất nước thì phải phát triển công nghiệp nông thôn và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nổi bật là các nghiên cứu của giáo sư Bùi Huy Đáp, Giáo sư Nguyễn Điền, Tiến sĩ Viên Thị An.
Về thực trạng hoạt động ngành nghề dịch vụ ở nông thôn nước ta hiện nay đã được nhiều cơ quan, tác giả nghiên cứu và công bố qua các báo cáo của Tổng cục thống kê, Cục chế biến nông lâm sản và nghề muối, Trung tâm Công nghệ thông tin của Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn. Trong thời gian qua đã có nhiều cuộc điều tra, phân tích kết quả hoạt động của các ngành nghề ở nhiều địa phương, về thực trạng hoạt động các ngành, nghề phi nông nghiệp của các hộ gia đình của nhiều tác giả. Những nghiên cứu này đều cho thấy cơ cấu kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng, giá trị tăng thêm
từ hoạt động công nghiệp, dịch vụ. Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định nghành nghề nông thôn, góp phần quan trọng trong việc tạo thêm việc làm, giải quyết dư thừa lao động ở NT và tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
* Những bài học kinh nghiệm về phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở Việt Nam vận dụng vào huyện Kiến Xương, Tỉnh Thái Bình.
Qua các tài liệu nghiên cứu về nghề truyền thống CMNBĐ ở các tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Nam Định và thành phố Hà Nội, rút ra bài học để duy trì và phát triển nghề truyền thống ở huyện Kiến Xương thì nhất thiết phải có sự quan tâm tập trung chỉ đạo của Đảng và Nhà nước các cấp từ Trung ương đến tỉnh Thái Bình, huyện Kiến Xương, các xã hiện tại đang có nghề. Chỉ đạo trên quan điểm chủ trương duy trì và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống ngoài các vấn đề về ban hành các văn bản hành lang pháp lý hỗ trợ phát triển, quy hoạch phát triển nghề, tăng cường cơ sở vật chất hạ tầng làng nghề cần chú ý quan tâm, động viên đến đội ngũ các nghệ nhân làng nghề. Khơi dậy lòng nhiệt tình, nhiệt huyết để họ không ngừng truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ. Thế hệ trẻ cần được giáo dục giác ngộ có lập trường gắn bó, yêu nghề, giữ gìn nghề truyền thống, từ đó lỗ lực học tập để biết nghề, nâng cao trình độ tay nghề, có tính sáng tạo trong học tập và sản xuất, để tạo ra các sản phẩm có tính năng mới phù hợp với đông đảo thị hiếu của người tiêu dùng. Trú trọng việc nâng cao chất lượng kỹ, mỹ nghệ, tính năng sử dụng, thương hiệu sản phẩm để thu hút khách hàng tạo cơ sở cho sản xuất phát triển.
Trên thực tế tay nghề thợ chạm bạc, đồng của các nghệ nhân, thợ nghề ở huyện Kiến Xương rất điêu luyện. Các bậc thợ của làng nghề sản xuất đa dạng sản phẩm và nhiều sản phẩm nổi tiếng đạt các giải cao trong bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, cấp khu vực
Nghệ nhân chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện Kiến Xương mạnh dạn học tập kỹ thuật nghề điêu luyện, tiếp cận đầu tư công nghệ, máy CN thiết bị ứng dụng sáng tạo khoa học kỹ thuật, tạo ra các sản phẩm có mẫu mã mới, chất lượng cao hơn, nâng cao năng suất lao động, giải phóng được phần lớn sức lao động thủ công trong mỗi sản phẩm.
Để duy trì và phát triển nghề tốt, Nghệ nhân chạm mỹ nghệ bạc, đồng cần có thêm sự hỗ trợ tư vấn thiết kế sản phẩm, từ các chuyên gia thiết kế mẫu, nhà
Mỹ thuật, để sáng tạo các sản phẩm mới có tính nghệ thuật cao, phù hợp và đáp ứng được với thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển kinh tế của đất nước.
Nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện Kiến Xương đã tạo dựng được trang Website riêng, song phát huy hiệu quả quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề đến với khách hàng trong và ngoài nước còn hạn chế, do chưa có sự phối hợp quan tâm của các sở, ngành. Sự chỉ đạo cụ thể của chính quyền các cấp, sự phân công trách nhiệm, phân bổ kinh phí hỗ trợ xây dựng chỉnh sửa cấp thông tin trang website. Việc tìm kiếm và phát triển thị trường chưa có đội ngũ chuyên sâu, hầu hết còn phụ thuộc Nhà nước và cơ quan chuyên môn, thiếu tính chủ động từ phía nhà sản xuất. Chi Hội nghề của làng nghề cũng chưa phát huy hết vai trò và tinh thần trách nhiệm, đổi mới trong tư duy phát triển tiến bộ và các ứng dụng của công nghệ thông tin. Kinh phí đầu tư cho phát triển nghề còn quá ít Để phát huy tác dụng của bài học kinh nghiệm rút ra trên đây trước hết cần tuyên truyền để đội ngũ cán bộ và nhân dân hiểu được nội dung và tầm quan trọng của các kinh nghiệm, có ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của nghề chạm mỹ nghệ bạc, đồng cần tuyên truyền sâu rộng, thấm nhuần bài học kinh nghiệm và tích cực hưởng ứng bằng những hành động cụ thể với quyết tâm nỗ lực cao. Nhà nước các cấp cần vào cuộc chỉ đạo quyết liệt, nắm cụ thể bằng các số liệu báo cáo trước và sau thời gian triển khai học tập kinh nghiệm. Đồng thời Nhà nước có cơ chế động viên khuyến khích kịp thời với các nghệ nhân tích cực truyền nghề cũng như người lao động tích cực học nghề, nâng cao tay nghề. Để đánh giá cần phải có sát hạch tay nghề và cấp chứng chỉ cho các thợ nghề.