Tóm lược những tồn tại và nguyên nhân tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 85 - 86)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Thực trạng phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện

4.1.2. Tóm lược những tồn tại và nguyên nhân tồn tại

Qua số liệu điều tra của bảng 4.7 cho thấy trong nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở các làng có sự khác nhau rất rõ nét về tính chất gia truyền và công đoạn sản xuất của các hộ, nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện Kiến Xương, có tính gia truyền là chính, các hộ chuyên làm nghề chủ yếu thuộc các dòng họ lớn và có tính truyền nghề trong gia đình. Qua điều tra 83 cơ sở sản xuất ngành nghề của các làng thì có tới 83,5% số cơ sở sản xuất truyền thống còn lại các cơ sở sản xuất mới vào nghề chỉ chiếm 16,5% năm 2016. Nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng xã Lê Lợi và Trà Nam xã Trà Giang là 2 làng nghề có số lượng các cơ sở mới vào nghề nhiều hơn bình quân chiếm 23% tổng số cơ sở điều tra. Như vậy, về tính gia truyền nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng được các cơ sở SXKD duy trì phát triển và sự gia tăng về số lượng, cũng như số lao động của các cơ sở sản xuất mới cũng không ngừng tăng lên. Trong nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng để có được một cơ sở sản xuất độc lập, thì đòi hỏi các chủ cơ sở rất nhiều yếu tố như mặt bằng sản xuất, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, vốn phục vụ sản xuất, trình độ tay nghề lao động, máy móc thiết bị phục vụ cho các công đoạn sản xuất. Số lượng cơ sở sản xuất độc lập trong năm 2016 của nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở các làng qua điều tra chiếm 68% tổng số hộ, các cơ sở gia công chiếm 32% số hộ điều tra trong đó bao gồm cả các hộ kiêm sản xuất nông nghiệp.

Một điều thực tế hiện nay đang diễn ra tại các làng có nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng là các cơ sở sản xuất ngành nghề không phải đóng thuế, nếu các cơ sở muốn thành lập các công ty, hợp tác xã thì việc nộp thuế là không thể tránh khỏi, do đó đã hạn chế rất nhiều về những loại hình tổ chức sản xuất mới trong các nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng truyền thống mặc dù các cơ sở có đủ khả năng về nguồn lực và vật lực để thành lập.

Cơ cấu tổ chức sản xuất của nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng là các hình thức tổ chức sản xuất mang tính quy mô lớn như công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân trong làng nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng là rất ít, hình thức tổ chức hợp tác xã hiện còn tồn tại 01 HTX chạm bạc Phú Lợi xã Lê Lợi. Đây là một trong những hạn chế về mặt quy mô sản xuất của các cơ sở sản xuất ngành nghề manh mún nhỏ lẻ, dẫn đến số lượng sản phẩm không lớn, không

đáp ứng được nhu cầu đơn hàng xuất SP cần lượng nhiều, hạn chế băng bó về thị trường. Mặt khác miễn thuế sản xuất lâu dài trong các làng nghề dẫn đến bất công bằng trong sản xuất giữa cơ sở trong và ngoài làng nghề, tạo ra mâu thuẫn xã hội, thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước. Tạo sự cạnh tranh không công bằng trong môi trường SXKD giữa cơ sở sản xuất trong và ngoài làng nghề.

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGHỀ TRUYỀN THỐNG CHẠM MỸ NGHỆ BẠC ĐỒNG Ở HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THỐNG CHẠM MỸ NGHỆ BẠC ĐỒNG Ở HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH

* Các yếu tố khách quan:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)