Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, chọn điểm điều tra, đối tượng điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 54 - 56)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, chọn điểm điều tra, đối tượng điều

điều tra, mẫu điều tra mang tính đại diện của vấn đề nghiên cứu

3.2.1.1. Chọn điểm nghiên cứu

Nghiên cứu Đề tài ở huyện Kiến Xương, cơ cấu tổ chức hành chính gồm 36 xã và 01 thị trấn, tập trung chọn điểm nghiên cứu ở ba xã có nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng thuộc làng nghề chạm bạc (Đồng Xâm) gồm xã Hồng Thái, Lê Lợi, và Trà Giang. Các xã trên chiếm phần lớn số lao động có nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, với những sản phẩm như: đồ thờ cúng bằng đồng, các sản phẩm chạm bạc; chạm khắc đồng tạo ra những bức tranh, câu đối bằng đồng. Thực hiện nghiên cứu tập trung, lựa chọn các xã có nhiều lao động nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng để nghiên cứu sâu, rộng, chi tiết cụ thể các nội dung nghiên cứu.

3.2.1.2. Chọn điểm điều tra

Xác định rõ giới hạn của điểm nghiên cứu ở huyện Kiến Xương, tập trung chọn điểm điều tra tại các xã Hồng Thái, Lê Lợi và Trà Giang việc chọn điểm điều tra, chọn doanh nghiệp, cơ sở, hộ sản xuất đang trực tiếp sản xuất nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở địa bàn của 3 xã có nghề.

3.2.1.3. Chọn Đối tượng điều tra

Xác định rõ đối tượng điều tra là chủ các doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất, kế toán các doanh nghiệp, các ông bà chủ hộ sản xuất, một số nghệ nhân cấp quốc gia là nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú, một số lãnh đạo địa phương,

thường trực ban chấp hành Chi hội nghề, các bậc thợ cao niên, thợ trẻ yêu nghề.

3.2.1.4. Chọn mẫu điều tra

Đề tài tập trung nghiên cứu tại 83 cơ sở, doanh nghiệp, hộ SX đại diện cho các nhóm hộ trong 3 làng có nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng gồm 01 hợp tác xã, 02 doanh nghiệp. Điều tra đối tượng thuộc cơ quan quản lý nhà nước gồm 01 chi hội nghề và 30 cán bộ đại diện cho chính quyền, các đoàn thể, chi hội nghề. Tổng số phiếu điều tra là 113 phiếu các loại.

Cơ cấu sản xuất chọn điều tra 83 hộ tương ứng với các đại diện là:

- Hộ chuyên sản xuất ngành nghề: 20 hộ.

- Hộ gia công: 30 hộ

- Hộ gia công kiêm sản xuất nông nghiệp: 30 hộ

- Hợp tác xã sản xuất tiểu thủ công nghiệp: 01 HTX

- Doanh nghiệp trong các làng nghề 02 doanh nghiệp

- Cán bộ thuộc UBND, các ban ngành đoàn thể các xã 30 người.

Trong 3 xã có nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng đề tài chọn nghiên cứu thì 2 xã không có hình thức tổ chức hợp tác xã nghề, do đó đề tài chỉ tập trung nghiên cứu mô hình tại Hợp tác xã bạc Phú Lợi thuộc xã Lê Lợi huyện Kiến Xương và 02 doanh nghiệp thuộc xã Hồng Thái 01 DN, xã Lê Lợi 01 DN

3.2.1.5. Thu thập thông tin

Thông tin thứ cấp: Tác giả sử dụng các nguồn thông tin đã được công bố qua các tài liệu liên giám thống kê của Cục Thống kê tỉnh Thái Bình, Sở Công Thương tỉnh Thái Bình, chi cục Thống kê, Phòng Kinh tế & Hạ tầng, phòng Tài chính và phòng NN & PTNT của huyện Kiến Xương, báo cáo hoạt động nghề ở các xã trong diện điều tra ở huyện Kiến Xương. Các tài liệu sách, báo, tạp chí đã được công bố.

Thông tin sơ cấp: Tác giả trực tiếp tiến hành điều tra, phỏng vấn theo bảng điều tra kết hợp với quan sát, trao đổi để rút ra những thông tin liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.

Quá trình điều tra tiến hành theo các bước; (1) Chuẩn bị điều tra (2) phỏng vấn thí điểm số hộ để hoàn chỉnh phiếu điều tra (3) điều tra toàn bộ số mẫu đã chọn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)