Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 107 - 108)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3.6. Giải pháp về thị trường

Đối với nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng thì thị trường tiêu thụ là vấn đề sống còn, nó quyết định sự tồn tại, phát triển hay suy vong của nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng. Thực trạng phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng cho thấy các cơ sở sản xuất tồn tại và phát triển mạnh đều giải quyết được đầu ra cho sản phẩm, sự biến động thăng trầm của nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng phần lớn do thị trường quyết định. Củng cố thị trường trong nước, tìm kiếm thị trường xuất khẩu, mổng muốn vậy sản phẩm chạm mỹ nghệ bạc, đồng trên địa bàn huyện Kiến Xương phải không ngừng nâng cao cải tiến chất lượng, mẫu mã, đồng thời các hộ gia đình, các tổ sản xuất phải năng động hơn nữa trong việc tìm kiếm thị trường, tìm kiếm cơ hội để giới thiệu sản phẩm của mình như: triển lãm, công tác tiếp thị, thăm quan giới thiệu sản phẩm... Muốn có được những sản phẩm đứng vững trên thị trường thì việc tạo ra những sản phẩm đó không phải là đơn giản, từ các việc làm tưởng chứng đơn giản như thu gom phế liệu đến sáng tạo ra những sản phẩm có trình độ tay nghề cao, tính nghệ thuật đặc sắc và mang đậm bản sắc dân tộc thì các chủ hộ, cơ sở sản xuất phải đầu tư một lượng vốn khá lớn, phải biết kết hợp các khâu trong sản xuất một cách tinh tế để giảm các chi phí khác và thị trường tiêu thụ sản phẩm phải ổn định. Vì thế các làng có nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng trước hết phải tự phát huy nội lực của mình về vốn, thị trường. Củng cố các thị trường truyền thống, tìm kiếm các thị trường thông qua các cuộc triển lãm, tham gia hội chợ, xuất khẩu sản phẩm. Để tiếp cận thị trường một cách tốt hơn nữa, nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng cần củng cố lại hệ thống tiếp thị đặc biệt là các cơ sở sản xuất lớn, quảng cáo sản phẩm của mình, thành lập các trung tâm giới thiệu sản phẩm có chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Ngoài ra cần tổ chức đa dạng các kênh tiêu thụ, mở rộng hệ thống đại lý tiêu thụ, hạn chế áp lực cạnh tranh trong bán hàng gây chia cắt giữa các nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)