Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 25 - 30)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận của phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ

nghệ bạc, đồng

* Các yếu tố khách quan:

2.1.5.1. Chính sách phát triển nghề truyền thống của Nhà nước

Theo Nghị định số 123/2014/NĐ-CP, ngày 25/12/2014 của Chính Phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ, lập hồ sơ xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”, đã mang lại hiệu quả nhất định góp phần duy trì bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, có tính hỗ trợ, động viên, khích lệ tạo tiền đề cho sự phát triển nghề, nghề chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở Kiến Xương đã tồn tại trên 600 năm cần được bảo tồn và phát triển có tính kế thừa.

2.1.5.2. Hội nhập kinh tế quốc tế

Với các chính sách nhà nước mang tính kích cầu sự phát triển bằng các quan hệ hợp tác phát triển và Hội nhập Nhà nước đã chủ động tham gia các thỏa thuận Hiệp định TTP, WTO để tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế tạo điều kiện mở rộng thị trường tự do thương mại, hạn chế các rào cản thương mại, tạo điều

Cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng ngày 20/3/2014 “Khi Việt Nam gia nhập WTO, thì văn hóa Việt Nam càng tiến sâu hơn trên con đường Hiện đại hóa, quốc tế hóa, tạo cơ hội cho sự phát triển. Vì thế theo tôi nên lợi dụng nó để đầu tư và phát triển ngày càng cao về chất lượng sản phẩm và dịch vụ làng nghề.

Cần có những kế hoạch cụ thể trong việc nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của thị trường quốc tế - nơi mà sản phẩm của mình có cơ hội thâm nhập.

Tăng khả năng tiếp thị và quảng bá sản phẩm, cũng như người ta thường nói “ Cau già, dao sắc vẫn ngon. Mẹ già ngọt miệng thì con đắt chồng”. Chất lượng sản phẩm của mình không tốt lắm thì khả năng tiếp thị phải tốt lên.

kiện thuận lợi để các DN, cá nhân SXKD trong nước có điều kiện thuận lợi tiếp cận với thị trường quốc tế để mở rộng thị trường tiêu thụ SP.

Với công cuộc đổi mới kinh tế và các hiệp định thương mại tự do là những điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo điều kiện để nhà sản xuất nghề chạm mỹ nghệ bạc, đồng phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa. Song cũng cần phải cải tiến để nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng nước ngoài.

2.1.5.3. Sự phát triển của nền kinh tế xã hội đất nước tác động đến thị trường tiêu thụ

Bùi Thế Dân và cs.(2010c) “Từ cuối thế kỷ XVIII, nhiều thợ bạc Đồng Xâm đã được triệu lên kinh đô phục vụ triều đình làm các vật dụng khảm, chạm vàng, bạc trên những ngai thờ, mũ thờ như: lưỡng long chầu nguyệt, ngư long ký thủy ở các lăng miếu hoặc làm khay chén, hòm tráp bằng bạc”

Ngày nay tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế càng cao, làm

cho thu nhập của dân cư tăng, khả năng thanh toán tăng dẫn tới sức mua của các loại hàng hóa dịch vụ tăng lên. Nền kinh tế phát triển mạnh, cơ sở hạ tầng được cải thiện tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông, hàng hóa được mua bán tiêu thu nhiều hơn. Khi nền kinh tế phát triển Nhà nước có thể thực hiện chính sách kích cầu để mở rộng thị trường, tăng thị phần tạo điều kiện mở rộng đầu ra cho doanh nghiệp, đồng thời với công cụ chi tiêu của chính phủ, Nhà nước cũng là người mua hàng với nhu cầu lớn. Như vậy khẳng định một quốc gia có tiềm lực mạnh về kinh tế, nền kinh tế tăng trưởng và phát triển sức mua hàng hóa lớn kích cầu cho sản xuất phát triển mạnh hơn.

* Các yếu tố chủ quan:

2.1.5.4. Trình độ kỹ thuật và kỹ năng của người lao động

Bùi Thế Dân và cs.(2010d) “Nghề chạm bạc Đồng Xâm càng phát triển thì

tay nghề càng tinh xảo. Người làng Đồng Xâm còn lưu giữ được những sản phẩm thể hiện được tài năng, trí tuệ và sự khéo léo của những người thợ lớp trước”

Lực lượng lao động nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng hiện nay tay nghề cao về mặt kỹ thuật do truyền nghề từ nhỏ, song đa số chủ hộ, chủ cơ sở SX chưa qua đào tạo về quản lý SX, quản lý kinh tế, Trình độ văn hoá còn hạn chế. Do vậy cần thiết phải bổ sung thêm các kiến thức về sản xuất, kinh doanh và quản lý kinh tế, tiếp thu kỹ thuật công nghệ hiện đại phát huy tính mới, tính sáng

tạo trong lao động SX, nâng cao chất lượng hàng hoá từ nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng để hạn chế rủi ro làm ăn thua lỗ, phá sản.

2.1.5.5. Khả năng về vốn đầu tư sản xuất của các cơ sở SX và các hộ

Đỗ Quang Vinh và Vũ Thanh Sơn (2014) “ Trong quá trình vận động, giá trị của các bộ phận của tư bản sản xuất chuyển vào sản phẩm theo những phương thức khác nhau. Căn cứ vào sự khác nhau trong phương thức chu chuyển giá trị của các bộ phận đó người ta chia tư bản sản xuất thành tư bản cố định và tư bản lưu động”. Vốn là nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh trong nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng. Theo tác giả phân tích vốn được phân ra làm 2 loại vốn cố định và vốn lưu động. Trên thực tế nhiều chủ cơ sở, chủ hộ gia đình làm nghề thủ công hiện nay, hết sức khó khăn về vốn. Nguyên nhân là các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất trong nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng khó tiếp cận nguồn vốn vay. Lãi suất ở ngân hàng còn cao so với lãi suất kinh doanh, thủ tục vay vốn luôn gắn với bìa đỏ đất ở, trên thực tế tỷ lệ hộ dân được cấp sổ đỏ đất ở còn rất thấp, thời hạn vay vốn lại ngắn. Do thiếu vốn nên các cơ sở sản xuất không có điều kiện để đầu tư mua sắm trang thiết bị, công nghệ mới. Tình trạng công nghệ lạc hậu, không đồng bộ, chủ yếu vẫn là lao động thủ công đang phổ biến ở các nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng . Nguồn vốn sản chủ yếu là vốn tự có. Vốn ít đồng nghĩa với hạn chế mở rộng quy mô sản xuất và áp dụng công nghệ mới. Điều đó không chỉ làm giảm năng suất lao động, còn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người lao động.

Thực tế những năm gần đây, trong SX chạm mỹ nghệ bạc, đồng xuất hiện tín dụng đen cho vay nặng lãi, có nơi lãi suất tới 3 - 4 %/tháng, do đó tình trạng phân hoá giầu, nghèo đang diễn ra nhanh chóng. Một số hộ có vốn, có kinh nghiệm sản xuất, biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp cận được thị trường, họ trở lên khá giả và trở thành chủ cơ sở, doanh nghiệp. Mặc dù hầu khắp các làng nghề đã có các tổ chức tín dụng hoạt động song cơ chế chính sách cho vay, thủ tục vay, lượng vốn cho phép giải ngân vẫn còn nhiều ràng buộc, hạn chế ở mức cho vay thấp, khó tiếp cận với món vay lớn.

Như vậy, thiếu vốn là vấn đề lan giải nhất, diễn ra ở hầu hết các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp tư nhân đều rơi vào vòng luẩn quẩn. Không có vốn để đổi mới kỹ thuật và công nghệ, tính cạnh tranh sản phẩm thấp, do đó không chiếm lĩnh được thị trường. Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi SX nghề để nhà SX dễ tiếp cận nguồn vốn vay để sản xuất, đem lại hiệu quả cao hơn.

2.1.5.6. Nguồn nguyên liệu đầu vào

LêNin đã phát hiện ra quy luật: “ Sán xuất tư liệu sản xuất để chế tạo tư liệu sản xuất tăng nhanh nhất”. Trên thực tế nguyên liệu chủ yếu của nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng là kim loại bạc, đồng, gỗ, xi, A xít, Suya, cloramich và các chất đốt như than củi, gas và điện, nước. Nguyên liệu trên không có sẵn (ngoại trừ nước), các nguyên phụ liệu khác các hộ SX phải đi mua hoàn toàn. Giá nguyên vật liệu cung cấp cho nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng cũng tuỳ thuộc vào giá từng thời điểm. Khối lượng sử dụng hàng năm là rất lớn, trong khi đó nguồn nguyên liệu này không phải là vô tận. Nếu sử dụng không tiết kiệm hợp lý và có hiệu quả thì trong tương lai, nguyên liệu sản xuất đối với nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng là rất khó khăn, giá nguyên liệu tăng dẫn tới tình trạng vi phạm pháp luật, buôn lậu, chi phí tăng gây bất lợi cho người sản xuất đặc biệt là những hộ có quy mô nhỏ thì giá thành sản phẩm sẽ tăng, giá bán sản phẩm cung cấp ra thị trường phải cạnh tranh với mức giá thấp, rẻ dẫn đến lợi nhuận thấp, đồng nghĩa với thu nhập của người lao động ở cơ sở nhỏ sẽ thấp dẫn đến việc sản xuất, kinh doanh nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng kém hiệu quả và sẽ mai một dần đi.

2.1.5.7. Năng lực tổ chức sản xuất của các chủ cơ sở sản xuất và các hộ.

Chính phủ Việt Nam (2014): “Một xã hội văn minh, trong đó mỗi người dân và mỗi tổ chức chính trị xã hội(toàn bộ hệ thống chính trị) được bình đẳng trước pháp luật. Nền tảng của xã hội đó là một xã hội có tổ chức xã hội của người dân vững mạnh …” Chi hội nghề giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển nghề và duy trì nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng đội ngũ lãnh đạo quản lý Chi hội nghề là những người có tâm huyết với nghề, có uy tín với nhân dân trong làng nghề, am hiểu tường tận về nghề, có trình độ tay nghề cao mới duy trì được hoạt động của Chi hội và phát huy được tác dụng trong chỉ đạo phát triển nghề. Đối tượng lãnh đạo quản lý lựa chọn không có đủ các yếu tố hội tụ trên thì Chi hội nghề đó có thể làm suy giảm sự phát triển của nghề truyền thống.

Ở một số làng nghề truyền thống có Chi hội nghề cho thấy mô hình này phù hợp với các quy định hiện hành và có hiệu quả cao trong việc giúp UBND các xã, phường, thị trấn quản lý nhà nước về làng nghề, mặt khác xây dựng được bộ máy có chức năng hoạch định, tổ chức về hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo đà phát triển nghề. Mô hình quản lý đã được các cấp, ngành, doanh nghiệp, cơ sở

sản xuất, hộ dân đồng tình nhất trí tiếp tục duy trì ở địa phương và đề xuất nhân rộng mô hình ra các địa phương khác.

Chi hội nghề cần bám sát tham mưu duyệt và ban hành kế hoạch hoạt động

của làng nghề trong kỳ kế hoạch 5 năm, hàng năm có chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp. Kế hoạch hoạt động của các làng nghề nêu rõ mục tiêu xây dựng làng nghề phát triển bền vững, tăng trưởng về giá trị SX, xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong khu vực, trong nước và tiến tới xuất khẩu; mở rộng quy mô của các cơ sở, các hộ sản xuất của làng nghề, từng bước đưa máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất kinh doanh, gắn làng nghề với hoạt động du lịch, văn hóa, lễ hội; kiện toàn tổ chức quản lý và đồng quản lý làng nghề, phát triển nghề theo quy định pháp luật.

2.1.5.8. Sự liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Chính phủ Việt Nam (2014): “Chính vì thế tiếp tục điều chỉnh vai trò của nhà nước nhằm hỗ trợ nền kinh tế thị trường lấy khu vực tư nhân làm chủ đạo để nâng cao năng lực cạnh tranh là một cơ hội lớn. Mặc dù hội nhập quốc tế tiến triển tốt..” Việc tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị có vai trò rất quan trọng quyết định tính bền vững trong sản xuất. Qua thực trạng các liên kết đang tồn tại trong chuỗi giá trị sản xuất đã khẳng định, doanh nghiệp có vai trò chính trong việc định hướng thị trường, quyết định đến tính bền vững của chuỗi liên kết sản xuất hàng hóa, bao tiêu sản phẩm.

Liên kết của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm mỹ nghệ truyền thống và bài học kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong việc chia sẻ lợi nhuận, rủi ro với các tác nhân để tạo ra chuỗi liên kết. Đây là vấn đề mà các cơ quan quản lý nhà nước cần tiếp tục tổ chức các hội thảo để các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, người sản xuất, các đại biểu thảo luận nhằm tháo gỡ các nút thắt trong liên kết giữa các tác nhân mà vai trò của doanh nghiệp làm trung tâm phân phối là chủ đạo để chuỗi giá trị sản phẩm TCMN phát triển bền vững. Đồng thời nó tuân theo một quỹ đạo chung nhất đến tay người dùng.

Quá trình phát triển của nghề truyền thống CMNBĐ đã xuất hiện các mối liên kết nhưng mới chỉ đơn giản, sản xuất hiện nay chủ yếu vẫn mang tính nhỏ lẻ, phân tán, chưa liên kết SX để tạo ra số lượng lớn sản phẩm.Các hộ sản xuất chưa chú ý tới việc liên kết nhóm hộ mà vẫn sản xuất tự phát mạnh ai người đó làm nên chưa hình thành vùng SX tập trung. Người SX tự định giá bán không đồng

nhất, dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao, chưa tạo được tính bền vững trong sản xuất. Nguyên nhân là do nhận thức của người dân còn thấp, thiếu thông tin thị trường, một số bộ phận còn chạy theo lợi ích trước mắt, làm hàng hóa kém chất lượng bán giá rẻ để chiêu khách, đã vô hình dung làm mất thương hiệu của sản phẩm truyền thống.

Doanh nghiệp đầu mối làm trung gian phân phối: Đầu tư sản xuất nghề truyền thống hiệu quả cao, hạn chế rủi ro song người thợ từ lâu đã quen với lề lối làm việc tính pha canh pha chiến, vừa làm nghề vừa làm ruộng nên ngại lập doanh nghiệp. Chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nghề truyền thống còn hạn chế. Nếu để thành lập doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm thì phải có lượng vốn lớn. Doanh nghiệp có vốn song không giám đầu tư mạo hiểm. Tình trạng tiêu thụ sản phẩm vẫn còn qua nhiều khâu trung gian phân phối giá bán thực tế cao hơn nhiều so với giá thu mua tại cơ sở sản xuất, sức cạnh tranh yếu. Công tác tuyên truyền quảng bá Marketting giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp hoạt động còn yếu.

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN NGHỂ TRUYỀN THỐNG CHẠM MỸ NGHỆ BẠC, ĐỒNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề truyền thống chạm mỹ nghệ bạc, đồng ở huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)