Dự toán chi sự nghiệp giáo dục đào tạo huyện Thanh Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 62 - 64)

Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1. Dự toán chi SNGDĐT UBND tỉnh giao 318.559 335.406 337.202 2. Dự toán chi SNGDĐT HĐND huyện giao 319.325 336.298 338.620 3. Chênh lệch so với dự toán tỉnh giao 766 892 1.418

Qua Bảng 4.6 cho thấy, dự toán chi SNGDĐT (bao gồm cả dự toán chi sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp đào tạo) được giao tăng qua các năm, đảm bảo theo quy định dự toán SNGDĐT huyện giao không thấp hơn dự toán UBND tỉnh giao. Khi UBND huyện quyết định giao dự toán đến từng đơn vị SNGD phải giao cụ thể nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể tiền lương và các khoản có tính chất như lương) để thực hiện cải cách tiền lương.

Những năm qua được sự quan tâm của các cấp, ngành, địa phương, dự toán chi NSNN cho SNGD đã đảm bảo cho các trường thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn, hỗ trợ kinh phí cho các trường học năm trên địa bàn xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, cơ sở vật chất của các trường học được đầu tư xây dựng để đáp ứng nhu cầu dạy và học ngày một nâng cao bằng nguồn kinh phí chi SNCTCĐT, các phòng học, phòng chức năng được xây mới mới theo hướng kiên cố hóa, các nhà công vụ cho giáo viên, sửa chữa nâng cấp các phòng học xuống cấp. Đặc biệt ưu tiên cho các trường thuộc các xã vùng đặc biệt khó khăn được mở rộng quy mô trường lớp và kiên cố hóa các phòng học cho học sinh cũng như nhà làm việc, nhà công vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Điều này tạo điều kiện thu hút giáo viên đến giảng dạy và yên tâm công tác đồng thời giúp các em học sinh có cơ hội học tập tốt hơn.

Về cơ bản, dự toán chi NSNN cho SNGD được xây dựng bảo đảm theo đúng quy định của Luật NSNN, kinh phí được phân bổ đã đáp ứng được hoạt động thường xuyên của các cơ sở giáo dục, bảo đảm đầy đủ chế độ tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương cho công chức, viên chức ngành giáo dục; bước đầu đã phát huy được vai trò của chính quyền địa phương các cấp trong việc quản lý kinh phí sự nghiệp giáo dục; gắn được quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trong việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí được giao. Số liệu dự toán được thể hiện trong Bảng 4.7.

Qua quá trình tổ chức thực hiện lập, phân bổ và giao dự toán chi SNGD giai đoạn 2015-2017 của huyện Thanh Sơn cho thấy về cơ bản đã tuân theo quy định của Luật NSNN và các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài Chính. Việc lập dự toán chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục ở huyện Thanh Sơn được thực hiện trên cơ sở quy định của Chính phủ, các hướng dẫn của tỉnh và các chế độ, định mức theo hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đồng thời bám sát tình hình và khả năng thực tế của từng đơn vị. Các quy định về trình tự lập dự toán chi được thực

hiện đúng và đầy đủ dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của UBND huyện và phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Thanh Sơn, đáp ứng yêu cầu về thời gian, gắn được quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trong việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí được giao, được phân bổ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)