Nguồn thu thập thông tin thứ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 50 - 51)

STT Thông tin Nguồn thông tin Phương pháp thu thập

1 Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn

Sách, báo, mạng internet, các nghiên cứu khoa học.

Tra cứu, sao chép. 2 Đặc điểm địa bàn

nghiên cứu.

Uỷ ban nhân dân huyện, các Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng thống kê, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Giáo dục và Đào tạo...

Thu thập từ các báo cáo, đề án, dự án, kế hoạch, quy hoạch, Website chính thức 3 Các thông tin về thực trạng và các giải pháp đã được áp dụng giai đoạn trước.

Uỷ ban nhân dân huyện, Phòng thống kê, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Giáo dục và Đào tạo...

Thu thập từ các báo cáo của các cơ quan, phòng ban, Quyết định giao dự toán, Kết luận thanh tra, Báo cáo quyết toán...

3.2.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp

a. Điều tra phỏng vấn cán bộ quản lý tài chính

Dữ liệu sơ cấp dùng cho nghiên cứu bao gồm các dữ liệu có liên quan đến các công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục huyện Thanh Sơn, được thu thập ở các điểm khảo sát điển hình, tham vấn ý kiến của các chuyên gia và ý kiến của các đối tượng trực tiếp sử dụng ngân sách trong các cơ sở giáo dục của huyện.

Các dữ liệu sơ cấp này được thu thập bằng điều tra chọn mẫu đại diện, phỏng vấn trực tiếp, gửi phiếu điều tra cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn của các đơn vị GD&ĐT thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Kho bạc nhà nước, Thanh tra huyện, các cơ sở giáo dục gồm các trường Mầm non, tiểu học, Trung học cơ sở. Thông tin được điều tra, phỏng vấn từ các nhóm với số lượng mẫu được thể hiện trong bảng 3.3.

b. Phỏng vấn giáo viên ở một số trường trên địa bàn

trong quá trình điều tra phỏng vấn người lao động chúng tôi lựa chọn 25 giáo viên trong biên chế và 25 giáo viên hợp đồng. Nội dung điều tra chủ yếu bao gồm: Thông tin cơ bản của người giáo viên, thu nhập, thời gian làm việc, các chế độ chính sách được hưởng theo quy định (BHXH, BH thất nghiệp, BHYT...), chế độ khen thưởng, thù lao giảng bài, tiền dạy thên, tiền vượt giờ, các khoản chi khác ngoài lương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)