Mục tiêu định hướng phát triển giáo dục của huyện Thanh Sơn đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 84 - 85)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nướccho sự nghiệp giáo

4.4.1. Mục tiêu định hướng phát triển giáo dục của huyện Thanh Sơn đến năm

năm 2025

Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Thanh Sơn lần thứ XXV, kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện, phòng GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 (Phòng Giáo dục và Đào tạo, 2016), theo đó, đưa ra mục tiêu phát triển ngành giáo dục như sau:

Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên đủ về số lượng, chuẩn trình độ chuyên môn, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn đảm bảo chức trách và nhiệm vụ được giao.

Đổi mới công tác quản lý chỉ đạo, đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Tiếp tục giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Tiếp tục thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” theo Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định 20/2014/NĐ-CP, ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học suốt đời của mọi đối tượng, góp phần thực hiện chủ trương xây dựng xã hội học tập trong huyện.

Duy trì, củng cố, nâng cao kết quả phổ cập giáo dục. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học với mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng nhu cầu của người học. Từng bước thay thế phòng học đã xuống cấp bằng phòng học kiên cố, đặc biệt ưu tiên đầu tư các xã có điều kiện kinh tế khó khăn, những trường phấn đấu xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Làm tốt công tác tham mưu với các cấp để có các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức trong và ngoài

nước. Kết hợp, lồng ghép các dự án như nguồn vốn 135, nguồn vốn giảm nghèo, từ nguồn xã hội hóa giáo dục.

Nâng cao hiệu qủa công tác quản lý tài chính theo Luật ngân sách nhà nước. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, công khai minh mạch tài chính.Tích cực tham mưu với các cấp các để có nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất cho các đơn vị trường học trong huyện; huy động nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, tài trợ của nước ngoài; kết hợp lồng ghép nguồn vốn từ các dự án như nguồn vốn 135, nguồn vốn giảm nghèo, nguồn vốn phi chính phủ, phát triển vùng. Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động nguồn đóng góp từ các lực lượng xã hội.

Tiếp tục huy động sự tham gia của toàn xã hội vào sự phát triển giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; làm cho mọi người, mọi tổ chức đều được đóng góp để phát triển giáo dục và được thụ hưởng thành quả giáo dục.

Đẩy mạnh công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Xây dựng nhà trường đạt các tiêu chuẩn cần thiết để đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện phù hợp với mục tiêu giáo dục, tạo điều kiện cho con em các dân tộc trong huyện được học tập, trưởng thành trong môi trường giáo dục tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)