Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 81 - 82)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Đánh giá công tác quản lý chi ngân sách nhà nướccho sự nghiệp giáo

4.3.2. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội địa phương

Thanh Sơn là huyện miền núi, toàn huyện gồm 22 xã và 1 thị trấn với 285

khu dân cư, trong đó có 8 xã đặc biệt khó khăn được thụ hưởng Chương trình 135 của Chính phủ; 6 xã thuộc Chương trình 229 và 9 xã, thị trấn miền núi. Toàn huyện có 16 dân tộc, trong đó dân tộc Mường chiếm trên 48%, dân tộc Kinh chiếm 51,7% còn lại là các dân tộc Dao, Tày, Nùng, Hoa, Thổ, H’Mông, Khmer, Giáy, Cờ Lao, Sán Chày, Sán Dìu, Sán Chi, Cao Lan. Với nguồn thu ngân sách từ

giáo dục và chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục là tương đối hạn hẹp và điều này cũng ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của huyện.

Với đặc điểm tự nhiên của huyện không thuận lợi cho việc đi lại, ảnh hưởng gián tiếp đến công tác quản lý chung của huyện cũng như trong quản lý chi NSNN cho SNGD. Là huyện vùng cao của tỉnh Phú Thọ, vị trí địa lý cách xa trung tâm tỉnh, địa hình khá phức tạp, việc đi lại đến các xã còn nhiều khó khăn, thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế xã hội của huyện, tác động gián tiếp đến công tác thu, quản lý, điều hành chi ngân sách. Giao thông không thuận lợi dẫn đến việc đi đến cơ sở không thường xuyên, khó khăn trong việc xây dựng mạng lưới cơ sở vật chất. Để thống nhất quản lý chi ngân sách đúng Luật, hoàn thành dự toán thu, chi trong điều kiện không thuận lợi về tự nhiên cũng là một thách thức đối với công tác quản lý chi NSNN cho SNGD của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)