Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nướccho sự nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 34 - 36)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nướccho sự nghiệp

tra tổ chức thu, chi tài chính đúng quy định và nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý tài chính của các cơ sở giáo dục, đồng thời cũng có nhưng đề xuất với cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm minh những trường hợp sai phạm nghiêm trọng, tham ô, tham nhũng, lãng phí trong công tác quản lý chi NSNN theo đúng pháp luật.

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục nghiệp giáo dục

2.1.4.1. Chính sách của nhà nước

Trong kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong việc quản lý Nhà nước nói chung và quản lý chi ngân sách nhà nước nói riêng. Hệ thống pháp luật với vai trò hướng dẫn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động theo trật tự, trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo sự công bằng, an toàn và hiệu quả đòi hỏi phải rất đầy đủ, chuẩn tắc và đồng bộ. Vì vậy, hệ thống pháp luật, các chính sách liên quan đến quản lý chi ngân sách nhà nước trong sự nghiệp giáo dục sẽ có tác dụng kiềm hãm hay thúc đẩy hoạt động quản lý hiệu quả hay không hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục ở địa phương.

Môi trường pháp lý là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục ở địa phương. Chẳng hạn, định mức chi tiêu của Nhà nước là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát chi tiêu trong sự nghiệp giáo dục, cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành ngân sách nhà nước của các cấp chính quyền địa phương. Việc ban hành các định mức chi một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước được chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Hay như, sự phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, các cấp chính quyền trong việc quản lý chi ngân sách nhà nước cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác quản lý chi cho sự nghiệp giáo dục. Chỉ trên cơ sở phân công trách nhiệm, quyền hạn

rõ ràng của từng cơ quan, địa phương sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đạt hiệu quả, không lãng phí công sức, tiền của. Sự phân định trách nhiệm, quyền hạn phải được tôn trọng và thể chế hóa thành Luật để các cơ quan cũng như từng cá nhân có liên quan biết được phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình trong thực hiện nhiệm vụ, qua đó công việc được tiến hành trôi chảy, dựa trên nguyên tắc rõ ràng, minh bạch không đùn đẩy trách nhiệm, và trách nhiệm giải trình rõ ràng sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục.

2.1.4.2. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội

Quản lý chi ngân sách nhà nước nói chung và quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục nói riêng đều chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. Đây là một nhân tố có tính đặc thù, được biểu hiện ở những đặc điểm tự nhiên về địa hình (như miền núi, vùng đồng bằng, đô thị), hoặc có điều kiện xã hội (như dân tộc, tôn giáo, trình độ dân trí, mạng lưới tổ chức hoạt động sự nghiệp giáo dục ở địa phương…); điều kiện kinh tế: Với môi trường kinh tế ổn định, nguồn ngân sách sẽ được cung cấp đầy đủ, kịp thời. Ngược lại nền kinh tế mất ổn định, mức tăng trưởng kinh tế chậm Nhà nước sẽ thắt chặt chi tiêu để kìm chế lạm phát, các dự án sẽ bị điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, chi ngân sách nhà nước giảm. Vì vậy, có thể nói các yếu tố về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn địa phương.

2.1.4.3. Bộ máy tổ chức và phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục

Hoạt động quản lý chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục được triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà. Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý, quyền hạn trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng bộ phận trong quá trình thực hiện từ lập, chấp hành, quyết toán và kiểm toán chi ngân sách nhà nước trong sự nghiệp giáo dục có tác động rất lớn đến quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục. Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ nâng cao chất lượng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm trong quản lý. Quy trình quản lý được bố trí càng khoa học, rõ ràng càng góp phần quan trọng làm nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục địa phương.

2.1.4.4. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý tài chính

Con người luôn là yếu tố trung tâm, quyết định mọi sự thành công hay thất bại. Cho dù các điều kiện khác có tốt đến mấy mà con người không có trình độ để làm chủ thì hiệu quả đem lại là rất thấp. Ngành GD&ĐT cũng không nằm ngoài quy luật đó. Năng lực, trình độ chuyên môn của các bộ phận quản lý chi ngân sách nhà nước là yếu tố quyết định hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục. Nếu cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu được sai lệch trong cung cấp thông tin của đối tượng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong sự nghiệp giáo dục, kiểm soát được toàn bộ nội dung chi, nguyên tắc chi và tuân thủ theo các quy định về quản lý chi ngân sách nhà nước trong sự nghiệp giáo dục đảm bảo theo dự toán đã đề ra. Bên cạnh đó, các cán bộ quản lý tài chính tại các đơn vị cấp trường là cần được trang bị đầy đủ kiến thức về quản lý kinh tế. Với cơ chế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm ngày càng lớn, đòi hỏi phải có kiến thức về huy động vốn và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Nếu có kiến thức quản lý trong lĩnh vực GD&ĐT họ sẽ khai thác hiệu quả các nguồn vốn, biết được cần đầu tư cái gì, đầu tư trong lĩnh vực nào, mức độ đầu tư ra sao, quản lý vốn như thế nào, tiết kiệm khâu gì, tăng thu nhập cho người lao động ra sao (Nguyễn Ngọc Hùng, 2006).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)