Đánh giá chung về quản lý chi ngân sách nhà nướccho sự nghiệp giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 78 - 80)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Đánh giá công tác quản lý chi ngân sách nhà nướccho sự nghiệp giáo

4.2.5. Đánh giá chung về quản lý chi ngân sách nhà nướccho sự nghiệp giáo

dục huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2017

a. Ưu điểm

- Thứ nhất, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương luôn xác định công tác tài chính, ngân sách là một nhiệm vụ trọng tâm, luôn tăng cường, tập trung chỉ đạo, điều hành, thực hiện đồng bộ các giải pháp để thực hiện thắng lợi dự toán ngân sách nhà nước.

- Thứ hai, trên cơ sở cân đối ngân sách hàng năm, trong những năm qua nhìn chung Ủy ban nhân dân huyện đã phân bổ dự toán và điều hành ngân sách đúng Luật ngân sách nhà nước, chấp hành đúng các hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh trong quá trình điều hành, đảm bảo nguồn lực lực về tài chính cho thực hiện nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện.

Về công tác lập và phân bổ dự toán chi NSNN cho SNGD huyện được tổ chức và thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn, phù hợp với định hướng phân bổ ngân sách của Tỉnh và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tiến độ lập dự toán được thực hiện khẩn trương và chất lượng các bản dự toán ngày càng được nâng cao, đảm bảo tính khoa học, hợp lý.

Quản lý chi ngân sách được thực hiện nghiêm túc, đúng luật, đúng quy trình, đúng chính sách, chế độ của Nhà nước ban hành. Chi ngân sách cho SNGD không những đảm bảo tốt cho hoạt động của các đơn vị trường học mà còn dành cho đầu tư phát triển, góp phần tăng cường cơ sở vật chất cho SNGD của huyện.

Qua phân cấp và giao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị trường học

theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015, đã tăng cường quyền tự chủ và

tính chủ động của đơn vị trong công tác quản lý nhân sự và quản lý tài chính. Góp phần nâng cao địa vị của thủ trưởng đơn vị cũng là chủ tài khoản trong việc điều hành công việc, tăng tính linh hoạt, chủ động, mạnh dạn trong việc quyết định những công việc của đơn vị trong khuôn khổ thẩm quyền và nguồn kinh phí được cấp, không phải chờ đợi kinh phí từ cấp trên là phòng GD&ĐT như trước đây. Các chế độ, chính sách đối với giáo viên, nhân viên được thanh toán đầy đủ, kịp thời. Đơn vị chủ động hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ. Tạo ra sự thay đổi về thái độ làm việc, tinh thần và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên đối với công việc và ngân sách được giao. Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng trên cơ sở ý kiến đóng góp của toàn thể cán bộ, viên chức trong đơn vị. Tất cả

các khoản thu, nội dung chi được công khai chi tiết, góp phần kiểm soát chi tiêu một cách hợp lý, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách và tài sản công.

Công tác quyết toán ngân sách được thực hiện theo đúng quy định, đúng thời gian, biểu mẫu của Nhà nước. Với phương pháp lập quyết toán từ cơ sở, và tổng hợp từ dưới lên. Sau khi các đơn vị cơ sở lập xong báo cáo quyết toán, phòng Tài chính - Kế hoạch chịu trách nhiệm tổng hợp chung toàn bộ hoạt động thu, chi ngân sách của huyện, đối chiếu với báo cáo thu chi của Chi cục thuế, KBNN và lập báo cáo quyết toán NSNN chính thức gửi UBND và HĐND huyện, đồng thời gửi cơ quan tài chính cấp trên đúng theo quy định. Hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán đã từng bước được chuẩn hóa từ ghi chép sổ sách đến biểu mẫu kế toán. Hiện nay, công tác kế toán và quản lý ngân sách của huyện đang từng bước được tin học hóa, 100% đơn vị đã đưa tin học vào quá trình quản lý ngân sách tạo điều kiện cho việc theo dõi, quản lý ngân sách huyện Thanh Sơn được kịp thời và hiệu quả.

Công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách trong SNGD huyện Thanh Sơn được thực hiện tương đối chặt chẽ và khá hiệu quả. Nhờ đó đã góp phần quan trọng trong việc xử lý, điều chỉnh kịp thời những sai phạm, đưa công tác quản lý ngân sách dần đi vào nề nếp, quy củ, đúng quy định của Nhà nước. Thêm vào đó, thông qua thanh tra, kiểm tra đã giúp phát hiện được nhiều vấn đề còn vướng mắc trong việc triển khai các văn bản hướng dẫn của cấp trên, từ đó đề xuất biện pháp xử lý kịp thời phù hợp với đặc điểm tình hình của huyện.

- Thứ ba, đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chi NSNN nói chung và trong SNGD nói riêng có tinh thần trách nhiệm với công việc. Đội ngũ kế toán tại các đơn vị trường học đa số còn trẻ, năng động, thuận lợi cho việc đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, đây là một điểm mạnh trong công tác quản lý chi NSNN cho SNGD huyện Thanh Sơn.

a. hạn chế

- Về công tác lập và phân bổ dự toán chi NSNN cho SNGD: Công tác lập dự toán của một số đơn vị chưa kịp thời, xây dựng dự toán không sát với thực tế, yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn, chất lượng dự toán do các đơn vị được lập chưa cao, ít tính thuyết phục. Trong giai đoạn 2015-2018, khi phân bổ chi khác cho đơn vị, chưa thực hiện được định mức theo quy định tỷ lệ lương/chi khác là 80/20. Việc công khai dự toán cho các cơ sở giáo dục ở cấp huyện thực hiện còn

chưa nghiêm túc.

- Công tác chấp hành dự toán chi thường xuyên: Còn có đơn vị chưa chủ động trong chi ngân sách, triển khai nhiệm vụ chi không có kế hoạch, hoặc có một số chế độ chính sách và nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư đã được phân bổ, đã bố trí và giao vốn nhưng chưa triển khai hoặc triển khai thực hiện chậm, bên cạnh đó việc bổ sung kinh phí từ tỉnh đôi khi không kịp thời, dẫn đến việc tổ chức triển khai của các đơn vị dự toán chậm.

- Công tác quyết toán: Còn nhiều đơn vị gửi quyết toán chậm so với thời gian quy định. Chất lượng báo cáo quyết toán một số đơn vị lập chưa cao, hồ sơ sổ kế toán một số đơn vị còn sơ sài, không đúng quy định gây khó khăn cho công tác kiểm tra, quyết toán; một số đơn vị chưa chấp hành nghiêm chế độ báo báo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định; việc thực hiện hạch toán tài sản nhà nước chưa được thực hiện đầy đủ và kịp thời. Công tác quyết toán của phòng Tài chính - Kế hoạch tuy được tiến hành thường xuyên nhưng những kết luận và biện pháp xử lý chưa nghiêm, thường mới dừng lại ở việc nhắc nhở, tạo điều kiện cho đơn vị hoàn thiện, bổ sung hồ sơ chứng từ.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát: Công tác kiểm tra, thanh tra việc quản lý sử dụng kinh phí ở các đơn vị cơ sở được thực hiện khá chặt chẽ tuy nhiên chưa được thực hiện thường xuyên, nhiều vụ việc vi phạm chưa được xử lý kịp thời, việc xử lý sai phạm nhiều lúc còn buông lỏng, chưa có tính răn đe. HĐND huyện có vai trò lớn trong việc quyết định dự toán ngân sách, giám sát thực hiện dự toán, phê duyệt quyết toán, giám sát triển khai và thực hiện ngân sách. Tuy nhiên, do không chuyên về tài chính và hầu như chưa được tập huấn về quản lý tài chính nên vai trò giám sát thực hiện ngân sách của HĐND chưa được phát huy.

4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC HUYỆN THANH SƠN, NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)