Đánh giá công tác chấp hành dự toán chi ngân sách cho sự nghiệp giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 66 - 73)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Đánh giá công tác quản lý chi ngân sách nhà nướccho sự nghiệp giáo

4.2.2. Đánh giá công tác chấp hành dự toán chi ngân sách cho sự nghiệp giáo

Nội dung Không SL kiến) Tỷ lệ (%) SL kiến) Tỷ lệ (%)

1. Chấp hành thời gian lập dự toán theo quy định 47 90,38 5 9,62 2. Lập dự toán căn cứ vào tình hình thực hiện của

những năm liền kề và nhiệm vụ của năm kế hoạch 49 94,23 3 5,77 3. Sự phù hợp của định mức phân bổ chi khác 44 84,62 8 15,38 4. Lập dự toán lường trước được những nhiệm vụ

phát sinh trong năm kế hoạch 42 80,77 10 19,23 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2018)

4.2.2. Đánh giá công tác chấp hành dự toán chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục giáo dục

Về cơ bản các đơn vị chấp hành dự toán NSNN theo đúng quy định của Luật NSNN và các thông tư hướng dẫn chấp hành dự toán NS. Căn cứ vào quyết định giao dự toán của UBND huyện Thanh Sơn và yêu cầu nhiệm vụ phải chi, các đơn vị sử dụng ngân sách lập dự toán chi tiết theo các nhóm mục chi (chi thanh toán cá nhân, chi chuyên môn nghiệp vụ, chi mua sắm sửa chữa tài sản cố định và chi khác) theo quý gửi Phòng TC-KH làm căn cứ theo dõi, quản lý. Đồng thời đơn vị thực hiện công khai dự toán theo Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22/3/2005 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ; lập phiếu thẩm tra dự toán gửi phòng TC-KH. Sau khi Phòng TC-KH thẩm

Bên cạnh đó, thực hiện quy định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP và Nghị định 16/2015/NĐ-CP, các đơn vị thực hiện tự chủ đều phải xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ gửi cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan KBNN nơi giao dịch để theo dõi, giám sát thực hiện và kiểm soát chi tiêu. Khi xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, các đơn vị phải căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, tình hình thực hiện của đơn vị trong thời gian qua, khả năng nguồn kinh phí được giao để quy định. Mức chi, chế độ chi, tiêu chuẩn định mức trong Quy chế chi tiêu nội bộ không được vượt quá chế độ, định mức, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Điều này đã nâng cao được quyền chủ động và gắn được trách nhiệm của các đơn vị trong quản lý sử dụng kinh phí ngân sách.

Căn cứ quyết định giao dự toán, các chế độ, chính sách chi tiêu của Nhà nước quy định, các cơ sở giáo dục thực hiện rút dự toán chi tại KBNN bảo đảm các điều kiện: Đã có trong dự toán NSNN được giao; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định; đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi; có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo quy định; trường hợp sử dụng kinh phí để mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và các công việc khác phải qua đấu thầu thì còn phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật. Số liệu thực hiện dự toán NSNN cho SNGD được thể hiện qua các Bảng 4.9 và Bảng 4.10.

Bảng 4.9. Kết quả thực hiện dự toán chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục huyện Thanh Sơn

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 DT TH TH/ DT (%) DT TH TH/ DT (%) DT TH TH/ DT (%) 1. Chi TX 319.325 320.560 101 336.298 347.411 103 338.618 339.783 101 2. Chi SN CTCĐT 15.300 18.124 118 16.300 20.530 126 17.272 18.549 107 Tổng 334.625 338.684 101 352.598 367.941 104 355.892 358.332 101 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Thanh Sơn (2018)

hơn so với dự toán được giao trong giai đoạn 2015-2017 khoảng từ 1% - 8%. Nguyên nhân do trong năm, ngân sách tỉnh bổ sung cho ngân sách huyện để chi một số chế độ, chính sách tăng thêm như kinh phí thực hiện Nghị định 49, kinh phí hỗ trợ trẻ ăn trưa cho trẻ từ 3-5 tuổi và các chế độ, chính sách đối với giáo viên. Ngân sách huyện cũng bổ sung thêm cho SNGD kinh phí để thực hiện các công trình sự nghiệp có tính chất đầu tư, do vậy so với dự toán, thực hiện chi SNGD luôn tăng hơn.

Bảng 4.10. Tổng hợp thực hiện dự toán chi sự nghiệp giáo dục từ nguồn ngân sách nhà nước cấp theo nhóm mục chi

Nội dung

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Giá trị (triệu đồng) cấu (%) Giá trị (triệu đồng) cấu (%) Giá trị (triệu đồng) cấu (%)

Chi thanh toán cá nhân 264.173 78 298.032 81 293.832 82 Chi hoạt động chuyên

môn, khác 56.387 17 49.379 13 45.951 13 Chi SNCTCĐT 18.124 5 20.530 6 18.549 5 Tổng cộng 338.684 100 367.941 100 358.332 100 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Thanh Sơn (2017)

Căn cứ vào nhiệm vụ chi NSNN, chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục bao gồm các nhóm mục chi sau:

- Chi thanh toán cho cá nhân: Đây lả khoản chi lớn nhất trong cơ cấu chi NSNN cho SNGD. Khoản chi này bao gồm: Tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền thưởng, các khoản thanh toán khác cho cá nhân… Khoản chi này đáp ứng được nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ giáo viên nhằm tái sản xuất sức lao động của họ, từ đó kích thích động viên tinh thần giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục. Chính vì thế nhóm chi cho con người luôn luôn là nhóm chi quan trọng nhất. Trong quá trình thực hiện, các khoản chi này luôn được đảm bảo chi đúng, chi đủ, chi kịp thời cho cán bộ, giáo viên, các đối tượng được hưởng và tăng dần theo các năm do tăng lương thường xuyên, mức lương cơ sở tăng hoặc có các chế độ, chính sách mới liên quan đến thanh toán cho cá nhân được ban hành. Năm 2016, chi thanh toán cho cá nhân tăng cao do trong năm 2016, ngân sách tỉnh bổ sung kinh phí cho ngân sách huyện để thực hiện truy lĩnh cho các đối tượng được hưởng một số chế độ cả giai đoạn năm

2013 - 2017 liên quan đến Quyết định 2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 và các chế độ đối với giáo viên mầm non theo Quyết định 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng chính phủ.

- Những khoản chi hoạt động chuyên môn, chi khác thực hiện thanh toán theo khối lượng thực hiện theo chế độ quy định, bảo đảm các điều kiện đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định; có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán, theo dự toán từng quý đơn vị đã lập. Trường hợp phát sinh các khoản chi cần thiết vượt mức dự kiến theo quý được giao từ đầu năm nhưng vẫn trong phạm vi dự toán ngân sách năm được giao thì KBNN vẫn thực hiện chi cho đơn vị, đơn vị có trách nhiệm cân đối lại các khoản chi đảm bảo không chi vượt dự toán.

- Đối với kinh phí chi sự nghiệp có tính chất đầu tư, do kinh phí NSNN có hạn, được ổn định trong cả thời kỳ dài, nên nguồn kinh phí này được bố trí trên cơ sở đã ưu tiên bố trí đủ các khoản thanh toán cho cá nhân và đảm bảo được kinh phí hoạt động thường xuyên của các đơn vị, còn lại mới bố trí kinh phí để chi sửa chữa, cải tạo, mở rộng nâng cấp cơ sở vật chất hiện có, xây dựng mới các hạng mục công trình trong các cơ sở đã có của các đơn vị SNGD. Tại phòng TC-KH, bộ phận quản lý XDCB có trách nhiệm theo dõi, quản lý kinh phí chi từ nguồn này theo từng công trình từ khâu phê duyệt chủ trương, duyệt dự toán, báo cáo kinh tế kỹ thuật, tiến độ thanh toán, quyết toán. Tại KBNN, khi thanh toán kinh phí từ nguồn chi SNCTCĐT, các đơn vị phải gửi qua bộ phận kiểm soát thanh toán XDCB, sau đó chuyển xuống bộ phận kế toán để quản lý cấp phát chung với các khoản chi thường xuyên khác. Vì vậy, cơ quan quản lý dễ theo dõi tình hình chi ngân sách của các đơn vị đồng thời bố trí kế hoạch chi phù hợp với thực tế và yêu cầu nhiệm vụ được giao của đơn vị. Trong quá trình thực hiện, các chủ đầu tư đã căn cứ Luật Đầu tư, Luật Xây dựng và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện của Chính phủ, UBND tỉnh và các ngành chức năng để thực hiện các trình tự, thủ tục về đầu tư xây dựng của Nhà nước ban hành tại thời điểm xây dựng công trình; công tác tư vấn, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, bản vẽ thi công, dự toán đã áp dụng đúng định mức, tiêu chuẩn theo quy định, đúng đơn giá của tỉnh, của địa phương ban hành tại thời điểm thi công công trình; các công trình đều có nhật ký thi công, trong quá trình thi công các giai đoạn xây lắp hoàn thành đều được nghiệm thu theo quy định. Các công trình xây dựng xong được bàn giao lại cho đơn vị quản lý,

sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Trong giai đoạn 2015-2017, thực hiện Nghị quyết của tỉnh ủy Phú Thọ, huyện ủy Thanh Sơn về xây dựng trường chuẩn quốc gia, huyện đã tập trung sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy nhằm từng bước xây dựng trường chuẩn quốc gia. Tính đến năm 2016 có 59/76 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 34%, gồm 7 trường mầm non, 9 trường tiểu học, 4 trường trung học cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phục vụ tốt hơn nhu cầu học tập của con em trong huyện.

Bảng 4.11. Đánh giá về công tác thu - chi học phí tại các cơ sở giáo dục

Nội dung Không SL (ý kiến) Tỷ lệ (%) SL (ý kiến) Tỷ lệ (%) 1. Sự phù hợp của mức thu học phí - Các trường vùng ĐBKK 72 70,59 30 29,41 - Các trường còn lại 91 89,22 11 10,78 2. Nguồn thu học phí đáp ứng được một phần

chi phí phục vụ công tác giảng dạy

- Các trường vùng ĐBKK 97 95,10 5 4,90 - Các trường còn lại 72 70,59 30 29,41 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2018)

Đối với các các khoản chi từ nguồn thu từ học phí, với một huyện còn nhiều khó khăn như Thanh Sơn, công tác thu học phí cũng gặp phải không ít khó khăn. Đối với các trường thuộc khu vực I, việc thu học phí thuận lợi hơn so với các trường thuộc các xã ĐBKK và các xã khu vực II, do tại các xã này, đời sống của người dân còn rất nhiều khó khăn, học phí được các trường chia thành hai đợt thu theo các học kỳ, số học phí thu được được quản lý trên tài khoản tiền gửi của các trường mở tại KBNN và hạch toán, theo dõi trên sổ sách kế toán.

Thanh Sơn là một huyện còn nhiều khó khăn về nhiều mặt, đối tượng được miễn, giảm học phí nhiều, do vậy nguồn thu này không cao, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ chi phí hoạt động của các trường học, tuy nhiên qua các năm nguồn thu cũng góp phần giảm bớt gánh nặng ngân sách, giúp các trường có thêm nguồn để thực hiện chi trả tiền lương cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác chuyên môn tại các đơn vị. Số liệu ghi thu, ghi chi học phí giai đoạn 2015 - 2017 được thể hiện qua Bảng 4.12 như sau:

Bảng 4.12. Tổng hợp chi sự nghiệp giáo dục từ nguồn học phí theo nhóm mục chi

Nội dung

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Giá trị (triệu đồng) cấu (%) Giá trị (triệu đồng) cấu (%) Giá trị (triệu đồng) cấu (%)

Chi thanh toán cá nhân 1.260 40 1.422 40 1.530 40 Chi hoạt động chuyên

môn, khác 1.892 60 2.134 60 2.297 60 Tổng cộng 3.152 100 3.556 100 3.827 100

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Thanh Sơn (2017)

Theo quy định, các trường phải dành 40% nguồn thu học phí để cải cách tiền lương, trong năm 2017, khi thực hiện tăng mức lương cơ sở từ 1.210.000 đồng lên 1.300.000 đồng theo Nghị định số 47/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ về quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, các đơn vị có nguồn thu học phí đã sử dụng 40% học phí thu được để thực hiện chi trả lương cho cán bộ giáo viên, nhân viên theo mức lương mới. Các khoản thu, chi học phí phát sinh trong năm sẽ thực hiện ghi thu, ghi chi vào ngân sách theo quy định.Số ghi chi vào ngân sách nhà nước là số đã thực chi theo chế độ quy định; số ghi thu vào ngân sách nhà nước phải tương ứng với số ghi chi. Số thu chưa ghi thu vào ngân sách nhà nước, được tiếp tục theo dõi quản lý tại tài khoản tiền gửi của đơn vị mở tại KBNN, thực hiện ghi thu vào ngân sách nhà nước khi đơn vị đã thực chi theo chế độ quy định.

Với phương thức điều hành NSNN như trên về cơ bản đã bảo đảm được kịp thời kinh phí thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao của các cơ sở giáo dục của huyện. Các khoản chi NSNN cho SNGD nhìn chung đã được kiểm tra, kiểm soát, giám sát chi cơ bản chặt chẽ.

Bảng 4.13. Tổng hợp đánh giá về công tác chấp hành chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục

Nội dung Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1. Chấp hành tốt 96 94,1

2 Trung bình 06 5,9

Qua bảng hỏi ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý NSNN và kế toán, chủ tài khoản các đơn vị cấp trường về công tác chấp hành chi ngân sách của các đơn vị thuộc sự nghiệp giáo dục, có 96 ý kiến cho rằng các đơn vị đã chấp hành tốt (chiếm 94,1%), còn lại là mức trung bình (chiếm 5,9%) (Bảng 4.13). Bên cạnh đó việc tổ chức điều hành chi ngân sách giáo dục cũng còn có những tồn tại vướng mắc được đánh giá dưới đây:

Thứ nhất, việc triển khai thực hiện một số chính sách chế độ đối với giáo viên và học sinh ở một số đơn vị còn chậm, chưa kịp thời, công tác rà soát báo cáo đối tượng và nhu cầu kinh phí thụ hưởng các chính sách còn chưa được một số đơn vị quan tâm đúng mức, chất lượng báo cáo rà soát thấp, thiếu chính xác. Một số đơn vị đến khi thực hiện thanh toán chế độ cho đối tượng được hưởng mới phát hiện ra nhu cầu báo cáo thiếu, dẫn đến thiếu nguồn kinh phí để chi trả, phải ứng trước từ nguồn chi khác của đơn vị để thanh toán đủ chế độ cho đối tượng. Nhất là đối với các trường thuộc xã ĐBKK, chế độ đối với giáo viên và học sinh nhiều, kế toán đơn vị nếu không chú ý dẫn đến việc tổng hợp nhu cầu kinh phí không chính xác.

Thứ hai, nguồn kinh phí thực hiện một số chế độ, chính sách ngân sách cấp trên cấp đôi lúc chưa kịp thời. Các chế độ như: Kinh phí thực hiện tiền lương tăng thêm theo Nghị định 17/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định tiền lương tăng thêm đối với cán bộ công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống; kinh phí thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị định 47/2016/NĐ-CP; kinh phí thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non theo Quyết định 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 - 2015… được cấp tỉnh bổ sung vào thời điểm tháng 12, là thời điểm chuẩn bị cho công tác khóa sổ năm hiện hành và chuẩn bị phân bổ dự toán cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)