Kinh nghiệm quản lý ngân sách cho giáo dục ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 36 - 44)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý ngân sách cho giáo dục ở một số nước trên thế giới

2.2.1.1. Kinh nghiệm của Mỹ

Trong quá trình xây dựng và phát triển của mình, Mỹ đặc biệt quan tâm đến việc đầu tư cho giáo dục. Do đặc thù đa dạng và linh hoạt của mình, do có những chiến lược đúng đắn cho giáo dục và đào tạo, đội ngũ các nhà trí thức được đào tạo cơ bản cùng với sự phát triển vượt bậc đi trước của khoa học công nghệ, hệ thống giáo dục của Mỹ có những bước tiến dài và đạt được nhiều thành tựu rất cao, quy mô lớn với gần 7.000 trường sau trung học, tổng cộng hơn 17 triệu sinh viên. Với lịch sử của nước Mỹ và nhân dân Mỹ, từ nhiều nguồn gốc, nhiều nhu cầu, khát vọng khác nhau, thực tế giáo dục Mỹ luôn nhạy cảm với những điểm yếu và nhận thức được những điểm mạnh của mình để có thể phát triển một tương lai tốt đẹp. Nhà giáo dục học nổi tiếng Gunnar Myrdal đã từng nói: “Trong suốt chiều dài lịch sử của nước Mỹ, giáo dục luôn là niềm hy vọng lớn lao để cải biến từng cá nhân và xã hội”. Phần lớn các nhà sử học đều nhất trí

rằng rất nhiều tiến bộ về kinh tế, chính trị, khoa học và văn hóa của Mỹ đạt được trong lịch sử khá ngắn ngủi của mình là nhờ vào sự phát triển của giáo dục

Từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước trở lại đây, Mỹ rất chú trọng đầu tư cho giáo dục, nhất là giáo dục đại học. Theo đó, ngân sách đầu tư cho giáo dục của Mỹ rất cao: năm 1985 khoảng 300 tỉ USD, năm 1989 là 353 tỉ USD, đến năm 1999 đạt 653 tỉ USD, kéo theo đó là sự gia tăng về số lượng tuyệt đối chi ngân sách cho giáo dục đại học. Hiện nay, tỷ lệ đầu tư cho giáo dục của Mỹ chiếm khoảng 7% GDP, toàn bộ chi tiêu cho giáo dục đào tạo hằng năm xấp xỉ 1.000 tỉ USD, trong đó giáo dục đại học chiếm khoảng hơn 700 tỉ USD.

Mỹ cũng chú trọng phát triển khu vực giáo dục đại học tư nhân nhằm chia sẻ gánh nặng chi phí và mở rộng cơ hội học tập cho nhiều người dân, đồng thời huy động được nguồn lực xã hội tham gia phát triển giáo dục. Hệ thống các trường đại học tư thường được phân thành hai loại: phi lợi nhuận và vì lợi nhuận. Ở một số nước như Hàn Quốc, Mỹ, nhiều trường thuộc nhóm vì lợi nhuận được đánh giá cao về chất lượng, và do vậy, đã thu hút được ngày càng nhiều sinh viên theo học, mặc dù chi phí theo học tại các trường tư thục ở những nước này rất cao (Lê Hoàng Việt Lâm, 2012).

2.2.1.2. Kinh nghiệm ở Hàn Quốc

Chi NS của Hàn Quốc đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực giáo dục và phát triển nhân lực, xét ở số tương đối chi cho lĩnh vực này chiếm khoảng 13% tổng chi NS địa phương trong đó giáo dục phổ thông chiếm 87%, giáo dục trên phổ thông và Mầm non là 13% (riêng với giáo dục phổ thông cơ cấu chi lương chiếm 70% tổng chi cho giáo dục).

Ở Hàn Quốc, trong điều kiện thuận lợi, các bậc cha mẹ sẵn sàng chi trả cao để cho con em họ có học vấn càng cao càng tốt. Thực tế, chi phí tư nhân trong lĩnh vực giáo dục đại học của Hàn Quốc chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Chính điều đó đã giúp Hàn Quốc huy động được nguồn lực tài chính rất lớn từ khoản đóng góp của các bậc cha, mẹ sinh viên. Chỉ trong vòng bốn thập niên, Hàn Quốc đã giải quyết thành công bài toán đuổi kịp về giáo dục cùng lúc với bài toán đuổi kịp về kinh tế so với các nước phát triển.

Ngày 31/3 hàng năm các đơn vị phải lập dự toán gửi Bộ Nội chính, cuối tháng 5, Bộ Nội chính tiến hành kiểm tra các công trình đầu tư với mục đích xem

xét lại việc đầu tư có theo đúng dự án ban đầu không, nếu dự án thực hiện đúng theo tiến độ thì đây là cơ sở bố trí cho năm sau; Đến 31/7 hàng năm Bộ Nội chính gửi hướng dẫn xây dựng dự toán năm sau cho các địa phương theo nguyên tắc trao quyền chủ động cho địa phương; tháng 8 Bộ Nội chính giao số kiểm tra cho các đơn vị, trong đó quy định chi tiết từng hạng mục cần thiết như mục chi lương, chi lễ hội...; Cuối tháng 12 hàng năm các Cơ quan tài chính địa phương lập và phân bổ dự toán báo cáo UBND trình HĐND quyết định; Kết thúc năm, 232 đơn vị tỉnh, thành phố, quận, huyện phải nộp quyết toán cho Bộ Nội chính. Dựa trên tiêu chuẩn quy định, Bộ Nội chính thực hiện phân tích quyết toán, mỗi địa phương có một bộ phận chuyên môn riêng kiểm tra quyết toán. Việc kiểm tra quyết toán không làm thường xuyên mà tuỳ thuộc hàng năm, thời gian kiểm toán là 20 ngày.

2.2.1.3. Kinh nghiệm ở Trung Quốc

Luật Giáo dục của Trung Quốc đã quy định rằng: Nguồn NSNN là thành phần chính trong các nguồn vốn cho giáo dục đào tạo, đồng thời đa dạng hóa các nguồn vốn tự tạo khác để hỗ trợ, bổ sung nguồn vốn cho NSNN. Tỷ lệ đầu tư nguồn vốn từ NSNN cho giáo dục đào tạo trong tổng chi NSNN phải tăng dần cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế... Nhà nước thiết lập thể chế lấy kinh phí từ NSNN làm chính, và tranh thủ kinh phí hỗ trợ giáo dục đào tạo từ các nguồn khác làm cho giáo dục đào tạo phát triển tương ứng với trình độ phát triển KT-XH.

Chi NS giáo dục đào tạo của Trung Quốc trong những năm gần đây tăng trung bình hàng năm là 10%. Tỷ lệ chi NS cho GD&ĐT chiếm 14% trong tổng chi NSNN. Tỷ lệ chi NS cho giáo dục đào tạo chiếm 3,1% trong GDP. Nếu so sánh quốc tế thì mức chi tiêu giáo dục đào tạo nêu trên của Trung Quốc là thấp hơn mức trung bình của các nước đang phát triển (4,1%) và mức trung bình của các nước phát triển (5,6%).

Về quy mô giáo dục hiện nay Trung Quốc đang thực hiện trên quy mô toàn diện chính sách giáo dục bắt buộc 9 năm. Hiện có 99,08% trẻ em trong độ tuổi đi học đã được cắp sách tới trường, 95,45% trong số đó đã vào các trường THCS. Ngoài ra, 59% học sinh THCS đã vào học tại các trường cao hơn.

Ở Trung Quốc cùng với việc xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, GD&ĐT cũng đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ. Quá trình chuyển đổi này đã dẫn đến sự đa dạng hóa các nguồn vốn và sự phát triển uyển chuyển của chúng: Từ chỗ chỉ phụ thuộc vào NSNN chuyển sang đa dạng hóa

các nguồn vốn. Do vậy, vấn đề thiếu hụt vốn trở thành một vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Trước cuộc cải cách ở thập kỷ 80, các cơ sở giáo dục đào tạo của Trung Quốc nhận chi phí đào tạo từ Chính phủ theo kế hoạch NS thống nhất của nhà nước. Căn cứ vào phần kinh phí phân bổ của năm trước, Chính phủ có thể điều chỉnh (tăng lên) tùy thuộc và nhu cầu của nhà trường, các cơ sở giáo dục đào tạo và khả năng về NS cho giáo dục đào tạo. Kinh phí không sử dụng hết phải trả lại cho nhà nước vào cuối năm. Như vậy, hệ thống NS kiểm soát chặt chẽ đã không tạo ra sự khuyến khích cho việc nâng cao hiệu quả, hạn chế tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục đào tạo và cấp chính quyền địa phương.

Trong quá trình cải cách, đặc biệt từ thập kỷ 90 Trung Quốc đã thực hiện một số cải cách đáng kể như phi tập trung hóa tài chính, thay đổi trong cơ chế quản lý tài chính mới và đa dạng hóa nguồn vốn cho giáo dục đào tạo. Điều đó thể hiện ở việc Chính phủ trung ương đã phân cấp trách nhiệm cho tỉnh và Bộ trong việc cung cấp tài chính cho giáo dục đào tạo, đa dạng hóa nguồn vốn cho giáo dục đào tạo. Đồng thời khuyến khích các cơ sở giáo dục đào tạo đa dạng hóa các kênh tạo nguồn vốn, đó là các nguồn thu: Thu nhập tự tạo của các cơ sở giáo dục đào tạo (thu nhập từ doanh nghiệp của trường, thu nhập từ các hoạt động đào tạo và chương trình liên kiết đào tạo, thu nhập từ nghiên cứu khoa học và dịch vụ tư vấn, thu nhập từ các hoạt động quyên góp từ thiện, biếu tặng,....) và nguồn thu học phí.

2.2.2. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục ở ở Việt Nam

2.2.2.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo

Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển ngày càng nhanh, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Trong bối cảnh đó, giáo dục đã trở thành nhân tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Các nước trên thế giới kể cả những nước đang phát triển đều coi giáo dục là nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. Đảng và Nhà nước ta đã đặt giáo dục ở vị cao. Ngày 14 tháng 1 năm 1993, Đảng ta ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HNTW về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Nghị quyết đã nêu rõ tư tưởng mới hết sức quan trọng, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Nhiều năm trước đây, đầu tư cho giáo dục được coi là đầu tư cho phúc lợi xã hội. Từ đây, đầu tư cho giáo dục là đầu tư để phát triển con người, phát triển sản xuất, phát triển xã hội.

Nghị quyết có nêu rõ chủ trương: “Tăng dần tỷ trọng chi trong ngân sách cho giáo dục và đào tạo. Huy động các nguồn đầu tư trong nhân dân, viện trợ của các tổ chức quốc tế, kể cả vay vốn của nước ngoài để phát triển giáo dục” (Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 1993).

Tư tưởng chỉ đạo trên được phát triển bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu thực tế qua các kỳ Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH. Việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và tăng cường cơ sở vật chất trường học là nhiệm vụ trọng tâm của GD&ĐT. Trong Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 khóa XI đã khẳng định GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân (Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 2013).

Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của nhà nước và xã hội đầu tư cho giáo dục; nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm đối với Nhà nước, người học và xã hội; đảm bảo nguồn lực tài chính cho một số cơ sở giáo dục Việt Nam đủ sức hội nhập và cạnh tranh quốc tế (Thủ tướng Chính phủ, 2012).

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, ngân sách nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo tối thiểu ở mức 20% tổng chi ngân sách, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và quản lý sử dụng có hiệu quả. Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục được tập trung ưu tiên cho giáo dục phổ cập; giáo dục ở những vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách xã hội; giáo dục năng khiếu và tài năng; đào tạo nhân lực chất lượng cao; đào tạo các ngành khoa học cơ bản, khoa học xã hội nhân văn, khoa học mũi nhọn và những ngành khác mà xã hội cần nhưng khó thu hút người học. Từng bước bảo đảm đủ kinh phí hoạt động chuyên môn cho các cơ sở giáo dục, đào tạo công lập. Hoàn thiện chính sách học phí (Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 2013; Thủ tướng Chính phủ, 2012).

2.2.2.2. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục ở một số địa phương ở Việt Nam

a. Kinh nghiệm của huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

sắc quan điểm phát triển sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, huyện Giao Thủy đã xác định sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ mục tiêu đã đặt ra, cấp ủy, chính quyền từ huyện tới cơ sở đã quan tâm và huy động cả hệ thống chính trị cùng các tầng lớp nhân dân cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Với tinh thần đoàn kết, sự cố gắng nỗ lực của các cấp các ngành và đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong ngành, sự nghiệp giáo dục huyện Giao Thủy liên tục phát triển, vươn lên đạt được những thành tựu quan trọng. Huyện đã có chủ trương huy động sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trong huyện tập trung mọi nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp giáo dục. Theo đó, ngành giáo dục huyện Giao Thủy đã từng bước củng cố và hoàn thiện ở các ngành học, bậc học, thực hiện tốt 3 nhiệm vụ là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên giỏi về chuyên môn, vững về nghiệp vụ và tâm huyết, tận tâm với nghề, đội ngũ cán bộ, giáo viên trong huyện đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng các mô hình phương pháp giáo dục mới (Cao Nhung, 2017).

Những kết quả đã đạt được trong những năm qua, ngoài sự quan tâm, động viên kịp thời để cán bộ, giáo viên trong ngành phấn đấu thi đua giành những đỉnh cao trong sự nghiệp, các địa phương trong huyện đã tập trung mọi nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng. Mặc dù có khá nhiều địa phương gặp không ít khó khăn, song với quan điểm đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển nên các địa phương đã tranh thủ nguồn hỗ trợ của cấp trên, sự ủng hộ tích cực của các cấp các ngành và các tầng lớp nhân dân, do vậy đến nay toàn huyện đã có 11 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, 1 trường mầm non được công nhận đạt chuẩn mức độ 2, 100% trường tiểu học đạt chuẩn mức độ 1, 19/28 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, là đơn vị dẫn đầu của tỉnh, 19/23 trường THCS đạt chuẩn quốc gia, 3 trường THPT xếp trong tổng số 200 trường THPT có điểm thi đại học cao nhất toàn quốc; được UBND tỉnh công nhận là một trong 5 đơn vị của tỉnh xây dựng cơ sở giáo dục chất lượng cao. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ tích cực của các bậc phụ huynh, các trang thiết bị, các phòng học chức năng, nhà đa năng phục vụ cho việc dạy và học cũng đã được quan tâm đầu tư xây dựng, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (Cao Nhung, 2017).

b. Kinh nghiệm của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Vân Đồn là một huyện miền núi, hải đảo nằm ở phía Đông Nam tỉnh Quảng Ninh.Tuy là một huyện miền núi, hải đảo, dân cư cư trú phân tán trên nhiều đảo nhỏ đã ảnh hưởng đến phát triển giáo dục và đào tạo của huyện gây ra khó khăn trong việc xây dựng cơ sở vật chất trường lớp và huy động học sinh đến trường. Nhưng hệ thống giáo dục của huyện Vân Đồn tương đối hoàn chỉnh có từ ngành học mầm non đến bậc học phổ thông (Bùi Lệ Hằng, 2016).

Huyện Vân Đồn đã thực hiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước đã đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)