Nội dung của quản lý chi ngân sách nhà nướccho sự nghiệp giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 28 - 34)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Nội dung của quản lý chi ngân sách nhà nướccho sự nghiệp giáo dục

2.1.3.1. Công tác lập dự toán chi ngân sách

Lập dự toán NSNN là khâu mở đầu cho chu trình ngân sách, nó quyết định đến chất lượng, hiệu quả của các khâu sau đó. Đây là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính của Nhà nước để từ đó xác lập các mục tiêu thu, chi, dự trữ ngân sách hàng năm một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn, đồng thời trên cơ sở đó có thể xác lập những biện pháp lớn về KT-XH nhằm tổ chức thực hiện tốt chỉ tiêu đã đề ra.

Lập dự toán ngân sách là khâu đầu tiên trong chu trình ngân sách và được xây dựng trên các căn cứ cụ thể:

+ Thứ nhất: Phải xác định được các căn cứ để lập dự toán, tạo cơ sở cho việc xây dựng dự toán chi NSNN toàn diện, bao quát được toàn bộ nguồn thu và nhiệm vụ chi NSNN cho lĩnh vực giáo dục. Một số căn cứ chủ yếu khi xây dựng dự toán chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục phải xem xét tới là: Chủ trương của đảng và Nhà nước về phát triển sự nghiệp giáo dục trong từng giai đoạn; chỉ tiêu về số lượng học sinh, số lượng biên chế…; khả năng bố trí chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên cơ sở tồng chi NSNN năm kế hoạch…

+ Thứ hai: Phải xác định được vai trò, nhiệm vụ của từng đơn vị tham gia vào quá trình xây dựng dự toán. Đây là cơ sở cho việc phân định trách nhiệm của từng chủ thể quản lý, tránh việc chồng chéo nhiệm vụ trong quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục.

Các bước lập dự toán chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục như sau: Căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng nội dung, kế hoạch tổng thể chi NSNN hàng năm, Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn lập dự toán NSNN và các thông báo số kiểm tra về dự toán NSNN cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, thông tư hướng dẫn, số kiểm tra về dự toán NSNN của Bộ Tài chính, UBND tỉnh căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của từng địa phương, căn cứ vào khả năng cân đối NSĐP, hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN cho các đơn vị trực thuộc UBND cấp dưới. Các cơ quan chức năng cấp tỉnh hướng dẫn các đơn vị thụ hưởng ngân sách tiến hành lập dự toán kinh phí kỳ kế hoạch gửi dự toán về cơ quan tài chính hoặc đơn vị dự toán cấp trên… Bảo đảm việc xây dựng dự toán chi Ngân sách nhà nước dựa trên hệ thống các chế độ, chính sách và tiêu chuẩn định mức đúng dắn, phù hợp với thực tiễn và điều kiện kinh tế xã hội hiện tại. Bảo đảm việc xây dựng dự toán chi ngân sách tiến hành đúng với trình tự và thời gian qui định. Bảo đảm mỗi quan hệ giữa kế hoạch hiện vật và kế hoạch giá trị thông qua việc thiết lập dự toán chi của Ngân sách nhà nước trong bối cảnh cung cầu và giá cả có sự biến động. Lập dự toán chi ngân sách phải dựa vào hệ thống các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức, và tình hình thực tiễn của đơn vị trong sử dụng ngân sách nhà nước. Đây là căn cứ cụ thể đảm bảo việc lập dự toán có cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý. Ngoài ra, việc lập dự toán chi ngân sách nhà nước phải căn cứ vào kết quả phân tích việc thực hiện dự toán ngân sách trong thời gian qua, đây là căn cứ quan trọng bổ sung những kinh nghiệm cần thiết cho việc lập dự toán trong kỳ kế hoạch

Căn cứ vào dự toán chi đã được cơ quan quyền lực nhà nước thông qua, cơ quan tài chính sau khi xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp sẽ chính thức phâm bổ mức chi theo dự toán cho các đơn vị thuộc ngành giáo dục.

2.1.3.2. Công tác chấp hành dự toán chi ngân sách

Chấp hành dự toán chi thường xuyên là khâu thứ hai của chu trình ngân sách Nhà nước, có ý nghĩa quyết định tới công tác quản lý ngân sách. Thực chất chấp hành dự toán ngân sách là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế,

tài chính và hành chính nhằm thực hiện các chỉ tiêu thu, chi trong dự toán ngân sách đã được phê duyệt. Việc chấp hành ngân sách đúng đắn là tiền đề quan trọng bảo đảm điều kiện để thực hiện dự toán thu, chi, tránh mất cân đối ngân sách, góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Chấp hành chi ngân sách là quá trình tổ chức thực hiện dự toán chi ngân sách được HĐND các cấp phê chuẩn và được Ủy ban nhân dân các cấp quyết định bao gồm: Chi cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, chi thực hiện nhiệm vụ chi về đầu tư xây dựng cơ bản, nhiệm vụ quản lý hành chính. Đảng, đoàn thể, nhiệm vụ phát triển các sự nghiệp văn hoá, giáo dục ... trên địa bàn theo phân cấp quản lý kinh tế - xã hội.

Mục đích của việc chấp hành dự toán chi là đảm bảo đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí của ngân sách cho hoạt động của đơn vị đã được hoạch định trong năm kế hoạch. Thực chất của việc chấp hành dự toán chi là việc tổ chức sử dụng kinh phí sao cho tiết kiệm, đúng chế độ và đạt hiệu quả cao.

Để đạt được mục đích đó thì việc điều hành dự toán chi cần phải thực hiện các yêu cầu và nội dung như sau: Thực hiện việc chi ngân sách trên cơ sở hệ thống các tiêu chuẩn, định mức của nhà nước qui định, nhằm đạt được yêu cầu này thì chủ tài khoản của đơn vị dự toán cần phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trong đó rà soát bổ sung những định mức mới, xóa bỏ những định mức tiêu chuẩn cũ không còn hiệu lực pháp luật và được thông qua toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan. Bảo đảm việc chi ngân sách theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt. Triệt để thực hiện nguyên tắc thanh toán trực tiếp, nghĩa là mọi khoản kinh phí chi trả từ ngân sách phải do kho bạc nhà nước trực tiếp kiểm soát và thanh toán. Nguyên tắc này phải được áp áp dụng triệt để trong lĩnh vực mua sắm, sửa chữa tài sản công, công cụ, dụng cụ văn phòng, văn phòng phẩm… và xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách nhà nước. Việc chấp hành dự toán chi đảm bảo đúng nguyên tắc các nhiệm vụ chi phải được bố trí trong dự toán ngân sách năm, chi đúng tiểu chuẩn chi, định mức, chế độ theo quy định của pháp luật và được chủ tài khoản quyết định chi.

Chấp hành dự toán chi NSNN trong giáo dục cần chú ý đến các yêu cầu cơ bản sau:

+ Đảm bảo phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, trên cơ sở dự toán chi đã xác định.

+ Tiến hành cấp phát vốn, kinh phí một cách đầy đủ, kịp thời, tránh mọi sai sót, gây lãng phí, thất thoát vốn của NSNN .

+ Trong quá trình sử dụng các khoản chi NSNN phái hết sức tiết kiệm đúng chính sách chế độ nhằm nâng cao hiệu quả tác dụng của mỗi khoản chi.

Quá trình tổ chức điều hành cấp phát và sử dụng khoản chi NSNN trong giáo dục cần dựa trên những căn cứ sau:

+ Dựa vào định mức chi đã được duyệt của từng chỉ tiêu trong dự toán. Đây là căn cứ tác động có tính chất bao trùm đến việc cấp phát và sử dụng các khoản chi bởi vì mức chi của từng chỉ tiêu là cụ thể hóa mức chi tổng hợp đã được cơ quan quyền lực nhà nước phê duyệt.

+ Dựa vào khả năng nguồn kinh phí NSNN có thể đáp ứng chi cho giáo dục. Trong quản lý và điều hành NSNN phải quán triệt quan điểm “lường thu mà chi”. Mức chi trong dự toán mới chỉ là con số dự kiến, khi thực hiện phải căn cứ vào điều kiện thực tế của năm kế hoạch mới chuyển hóa được chỉ tiêu dự kiến thành hiện thực.

+ Dựa vào định mức, chế độ chỉ tiêu sử dụng kinh phí NSNN hiện hành. Đây là những căn cứ có tính pháp lý bắt buộc quá trình cấp phát và sử dụng các khoản chi phải tuân thủ, là căn cứ để đánh giá tính hợp lệ, hợp pháp của việc cấp phát và sử dụng các khoản chi.

2.1.3.3. Công tác quyết toán, kiểm toán ngân sách

Công tác quyết toán, kiểm toán ngân sách là công việc cuối cùng trong mỗi chu trình ngân sách Nhà nước. Nó chính là quá trình nhằm kiểm tra, rà soát, chỉnh lý lại các số liệu đã được phản ánh sau một kỳ chấp hành dự toán để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán, rút ra những kinh nghiệm và bài học cần thiết cho kỳ chấp hành dự toán tiếp theo (Trần Văn Giao, 2011). Các yếu cầu đặt ra đối với công tác quyết toán ngân sách bao gồm:

- Phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời cho các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo quy định.

- Số liệu trong báo cáo phải đảm bảo tính chính xác, trung thực, nội dung các báo cáo tài chính phải theo đúng nội dung ghi trong dự toán được duyệt và theo đúng mục lục NSNN quy định hiện hành.

thẩm quyền phê duyệt phải có xác nhận của KBNN đồng cấp.

- Báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán không được để xảy ra tình trạng quyết toán chi lớn hơn thu.

Chỉ một khi các yêu cầu trên được tôn trọng đầy đủ thì công tác quyết toán các khoản chi NSNN trong giáo dục mới tiến hành được thuận lợi. Đồng thời, nó mới tạo cơ sở vững chắc cho việc phân tích đánh giá quá trình chấp hành dự toán một cách chính xác, trung thực và khách quan (Dương Thị Hoàn, 2014).

Để đảm bảo được yêu cầu này thì thủ trưởng đơn vị cần tập trung chỉ đạo cải tiến, hoàn thiện các công việc sau đây:

- Soát, xét toàn bộ chế độ hiện hành về kế toán và quyết toán ngân sách, đảm bảo cho quyết toán nhanh, gọn, chính xác, trung thực.

- Đổi mới quá trình tạo lập, báo cáo, phê duyệt quyết toán của đơn vị mình và đơn vị trực thuộc theo hướng tăng cường trách nhiệm của các đơn vị trực tiếp thụ hưởng ngân sách nhà nước, gắn vai trò trách nhiệm của người Chủ tài khoản, kế toán trưởng đơn vị đảm bảo số liệu quyết toán trung thực, chính xác thực thu, thực chi theo đúng qui định của mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

- UBND các cấp có trách nhiệm báo cáo quyết toán NSNN trước HĐND các cấp và công khai quyết toán ngân hàng năm theo Quyết định số 192/2004/QĐ- TTg, ngày 16/11/2004 của Thủ tướng chính phủ và Thông tư số 03/2005/TT-BTC, ngày 06/1/2005 của Bộ Tài chính. UBND tỉnh thì giao cho các sở ban ngành, ở huyện thì giao cho các phòng ban chuyên môn của huyện như Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có trách nhiệm thực hiện công tác hạch toán kế toán và quyết toán chi ngân sách theo mục lục ngân sách và chế độ kế toán ngân sách hiện hành. Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách hết 31 tháng 01 năm sau.

Quy trình kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN được thực hiện chủ yếu ở khâu kiểm soát trong khi chi, bao gồm các quy trình (Thông tư 39/2016/TT-BTC sửa đổi một số điều Thông tư 161/2012/TT-BTC).

Thứ nhất, căn cứ theo dự toán được phân bổ, nhu cầu chi đã gửi KBNN và theo yêu cầu nhiệm vụ chi, đơn vị sử dụng NSNN lập giấy rút dự toán ngân sách, kèm theo hồ sơ thanh toán gửi đến KBNN nơi giao dịch. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền thông báo điều chỉnh nhu cầu chi quý thì đơn vị chỉ được chi trong giới hạn điều chỉnh.

Thứ hai, KBNN kiểm tra hồ sơ thanh toán, các điều kiện chi theo quy định và giấy rút dự toán ngân sách của thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN hoặc của người được ủy quyền. Trường hợp đủ điều kiện theo quy định thì thực hiện việc chi trả, thanh toán cho đơn vị thụ hưởng NSNN. Trường hợp chưa có đủ điều kiện thực hiện thanh toán trực tiếp qua KBNN ở tất cả các khoản chi thì được phép cấp tạm ứng đối với một số khoản chi theo quy định của Bộ tài chính. Sau khi hoàn thành công việc và có đủ chứng từ thanh toán thì chuyển từ tạm ứng sang thực chi. Trường hợp các khoản chi chưa đủ điều kiện chi theo quy định (không có trong dự toán được duyệt, không đúng đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, không đủ hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ), KBNN từ chối chi trả và thông báo cho đơn vị, cơ quan tài chính cùng cấp biết để xử lý. Thủ trưởng cơ quan KBNN là người có quyền đưa ra quyết định từ chối và hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định từ chối của mình.

2.1.3.4. Công tác kiểm tra, thanh tra chi ngân sách thường xuyên

Kiểm tra, thanh tra chi ngân sách thường xuyên được tiến hành ở tất cả các khâu trong quy trình quản lý ngân sách. Kiểm tra, thanh tra là một biện pháp nhằm đảm bảo cho các quy định về chế độ chi ngân sách, đảm bảo quy định về chế độ kế toán được chấp hành nghiêm chỉnh, việc kiểm tra, thanh tra phải được tiến hành một cách thường xuyên và ở tất cả các bước trong quản lý chi ngân sách thường xuyên. Kiểm tra để phát hiện ra những vấn đề không đúng chế độ, không đúng pháp luật để từ đó có các biện pháp xử lý và uốn nắn kịp thời.

Việc tiến hành kiểm tra, thanh tra là vô cùng quan trọng; đồng thời UBND cấp trên, các cơ quan chức năng, các cơ quan bảo vệ pháp luật sẵn sàng vào cuộc khi có dấu hiệu để tìm ra, ngăn chặn, xử lý những sai phạm,… từ đó làm cho hoạt động chi ngân sách thường xuyên hoạt động theo đúng quỹ đạo, hiệu quả, nền tài chính lành mạnh.

Hình thức kiểm tra bao gồm:

Kiểm tra định kỳ: Đó là việc kiểm tra của các cơ quan, đơn vị chức năng theo kế hoạch nhất định. Việc kiểm tra được tiến hành đối với hoạt động chi ngân sách trong một thời gian nhất định.

Kiểm tra đột xuất: đó là việc kiểm tra của các cơ quan, đơn vị chức năng một cách đột xuất, thường khi có các sự việc xảy ra hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác quản lý chi ngân sách

Kiểm tra thường xuyên: đây là công tác kiểm tra thường xuyên trong quá trình hoạt động chi ngân sách thường xuyên. Công tác kiểm tra thường gắn với các cơ quan chủ quản của ngân sách như ngành tài chính, thuế, KBNN…

Công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện dự toán ngân sách đối với các đơn vị trong ngành giáo dục là một trong những khâu quan trọng của công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)