Số lượng và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 82 - 84)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Đánh giá công tác quản lý chi ngân sách nhà nướccho sự nghiệp giáo

4.3.4. Số lượng và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản

Huyện Thanh Sơn đang trong quá trình chuyển đổi mô hình quản lý chi NSNN cho SNGD, do vậy trong quá trình quản lý còn gặp một số khó khăn nhất định. Trong giai đoạn 2015 - 2017, với mô hình quản lý của huyện Thanh Sơn là UBND huyện trực tiếp ra quyết định phân bổ dự toán cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên cơ sở tổng hợp của phòng TC - KH, phòng TC - KH quản lý, xét duyệt quyết toán của các đơn vị trường học nên sẽ không nắm hết được điều kiện thực tế, đặc thù của từng đơn vị trường học, mặt khác phòng GD&ĐT là đơn vị quản lý về chuyên môn giáo dục lại không nắm được tình hình quản lý ngân sách của các đơn vị thuộc ngành mình quản lý, gây khó khăn cho việc điều hành, chỉ đạo trong ngành. Với mô hình quản lý chi NSNN cho SNGD huyện Thanh Sơn như hiện nay, phòng GD&ĐT trực tiếp quản lý các đơn vị trường học cả về tài chính và chuyên môn, mặc dù còn nhiều khó khăn do mới chuyển đổi mô hình quản lý nhưng phần nào đã tạo điều kiện cho ngành giáo dục làm tốt hơn công tác chuyên môn, tạo điều kiện cho UBND huyện điều hành ngân sách thống nhất trong toàn huyện.

4.3.4. Số lượng và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước quản lý chi ngân sách nhà nước

Số lượng cán bộ trong bộ máy quản lý chi NSNN cho SNGD của huyện

phòng TC - KH, phòng GD&ĐT ít, một người kiêm nhiệm nhiều công việc, nhiều đơn vị dẫn đến việc hướng dẫn, kiểm tra cơ sở không thường xuyên, uốn nắn kịp thời những sai sót tại cơ sở. Bên cạnh đó, số lượng kế toán trường học của huyện là 30 người, trong khi có 59 đơn vị trường học, có kế toán phải kiêm nhiệm 2 đến 3 đơn vị lại chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, đa số là trình độ trung cấp do vậy còn nhiều hạn chế trong việc thực hiện công việc chuyên môn, đôi lúc việc thực hiện nhiệm vụ không kịp thời, việc tổng hợp chế độ, chính sách của giáo viên, học sinh còn nhầm lẫn, sai sót.

Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trong sự nghiệp giáo dục nói chung, cũng như trên địa bàn huyện Thanh Sơn nói riêng. Trong đội ngũ cán bộ quản lý chi ngân sách nhà nước thì kế toán có vai trò hết sức quan trọng. Nếu kế toán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm công tác là người có khả năng quản lý tài chính một cách nề nếp từ việc ghi chép và phản ánh một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ quá trình hình thành kinh phí và sử dụng nguồn kinh phí thì việc quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của đơn vị sẽ được thực hiện tốt, sẽ giúp tham mưu cho lãnh đạo quản lý và sử dụng nguồn NSNN một cách tốt hơn trong việc thực hiện xây dựng dự toán trên cơ sở định mức chi tiêu và phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí của đơn vị, kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi theo các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước, lập và nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên đúng quy định.. Năng lực quản lý của chủ tài khoản tốt sẽ chỉ đạo và điều hành chi NSNN một cách hợp lý hiệu quả.

Đội ngũ kế toán của các trường trên địa bàn huyện Thanh Sơn vẫn còn một

số kế toán có trình độ năng lực yếu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ kế

toán chưa đáp ứng được yêu cầu, năng lực quản lý tài chính của các chủ tài khoản đã được cải thiện tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế. Nhân viên kế toán ở các đơn vị trường học trình độ đa số là trung cấp, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý tài chính. Bên cạnh đó, nhiều kế toán ở các trường học khả năng sử dụng phần mềm quản lý tài chính HCSN còn yếu dẫn đến việc hạch toán, nhập máy thường xuyên bị lỗi và không lên được báo cáo, ảnh hưởng đến thời gian quyết toán. Mặt khác, do huyện mới thực hiện giao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị trường học, chủ tài khoản các đơn vị là các hiệu trưởng, mới tiếp xúc với công tác quản lý tài chính, chưa

nắm rõ các quy định về quản lý tài chính do vậy công tác lãnh đạo, chỉ đạo của thủ trưởng đơn vị chưa thực sự sát sao. Bên cạnh đó chủ tài không được đào tạo chuyên sâu về quản lý tài chính mà được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm và ở môi trường giáo dục nên kiến thức về quản lý tài chính của các chủ tài khoản rất hạn chế gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình quản lý, điều hành thu chi ngân sách hàng năm.

4.4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)