Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 44)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình

Thanh Sơn nằm ở phía Nam tỉnh Phú Thọ, là huyện miền núi - bán sơn địa, Thanh Sơn có địa hình, địa mạo khá phức tạp, tiếp giáp với nhiều huyện và tỉnh bạn; Phía Bắc giáp các huyện Tam Nông; Yên Lập tỉnh Phú Thọ. Phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình. Phía Tây giáp huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ. Phía Đông giáp huyện Thanh Thuỷ tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình. Huyện Thanh Sơn có đường Quốc lộ 32A từ Hà Nội đi Sơn La, Yên Bái.

Trên địa bàn huyện Thanh Sơn có 7 tuyến đường tỉnh, huyện Thanh 313; 313D, 316, 316C, 316D, 317 và 317B. Với tuyến đường tỉnh, huyện Thanh Sơn ở vị trí khá thuận tiện về giao thông. Nơi đây là đầu mối giao thông quan trọng, nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng với trung du và miền núi. Từ đây có thể mở rộng giao thương với các huyện lân cận như Tam Nông, Thanh Thuỷ, Yên Lập, Tân Sơn; giao lưu với các tỉnh khác như Hoà Bình; Yên Bái; Hà Nội. Với vị trí đó, huyện Thanh Sơn thực sự là mối giao lưu quan trọng, cửa ngõ chuyển tiếp của khu vực trung du miền núi tạo những tiềm năng cho phát triển thị trường, giao lưu hàng hoá giữa các khu vực.

3.1.1.2. Khí hậu thời tiết

Thanh Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm trung bình từ 85 - 87%, Mùa Đông, những ngày khô hanh heo độ ẩm xuống thấp dưới 50% (thường xảy ra vào tháng 12). Cuối Đông sang Xuân vào những ngày mưa phùn độ ẩm lên tới 89%.

Mùa mưa do ảnh hưởng của gió mùa đông nam làm cho nhiệt độ cao, mưa nhiều. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm là từ 1600mm - 1700mm, chủ yếu tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9 là nguyên nhân gây ra ngập úng, xói mòn đất. Tổng lượng mưa nhiều nhất là 2600mm, thấp nhất là 1100mm. Mùa khô do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc làm cho nhiệt độ thấp, mưa phùn, thiếu ánh sáng, ẩm ướt, tháng lạnh nhất là tháng giêng.

Nhiệt độ trung bình năm là 230C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là

290C (tháng 6), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 150C (tháng giêng).

Biên độ nhiệt độ dao động giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 140C.

Nhiệt độ cao tuyệt đối là 40,20C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,90C. Độ ẩm

không khí tương đối cao, trung bình từ 83% trở lên, song nhìn chung không ổn định. Vào mùa mưa, độ ẩm không khí cao hơn mùa khô từ 10 – 15%. Độ ẩm không khí cao nhất là 92%, thấp nhất là 24%. Số giờ nắng trung bình hàng

năm là 1760 giờ, tổng tích nhiệt đạt 83000C, thuộc loại tương đối cao.

3.1.2.3. Tình hình đất đai của huyện

Thực hiện Nghị định 61 NĐ/CP (ngày 09 tháng 4 năm 2007), của Thủ tướng Chính phủ "Về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Sơn để thành lập huyện Tân Sơn thuộc tỉnh Phú Thọ", diện tích tự nhiên của Thanh Sơn còn lại là 62.177, 06 ha. Theo số liệu thống kê của phòng Tài nguyên và môi trường huyện Thanh Sơn thì tổng diện tích tự nhiên của huyên Thanh Sơn ở năm 2017 là 62110,4 ha, trong đó diện tích đất nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản là chủ yếu, chiếm 91,22% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Nhìn chung diện tích nhóm đất nông nghiệp của huyện giảm qua 3 năm qua do một số phần diện tích đất được xây dựng khu công nghiệp của huyện, một phần đất quy hoạch và sử dụng giãn dân xây nhà ở.

Là một huyện miền núi nên diện tích đất lâm nghiệp của huyện Thanh Sơn là chủ yếu. chiếm tới 69,43% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện; đất rừng sản xuất chiếm 50,65% (so với tổng diện tích đất tự nhiên). Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện chỉ là 12.929 ha chiếm 10,82% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện thì diện tích đất cây hàng năm là 6403,66 ha, diện tích đất cây lâu năm là 6525,5ha. Tổng diện tích đất trồng lúa của huyện là 4538,89 ha. Có thể thấy rằng, Thanh Sơn là huyện có tiềm năng lớn trong phát triển sản xuất ngành nông lâm nghiệp, đặc biệt là ngành lâm nghiệp do diện tích đất lâm nghiệp nói chung, đất rừng sản xuất nói riêng chiếm tỷ lệ rất lớn.

Bảng 3.1. Diện tích các loại đất năm 2017 của huyện S T T STT Loại đất hiệu Tổng diện tích các loại đất (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính

(1+2+3) 62.110,40 100,00

1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 56.657,10 91,22 1.1 Ðất sản xuất nông nghiệp SXN 12.929,14 20,82 1.1.1 Ðất trồng cây hàng nãm CHN 6.403,66 10,31 1.1.1.1 Ðất trồng lúa LUA 4.538,89 7,31 1.1.1.2 Ðất trồng cây hàng năm khác HNK 1.864,77 3,00 1.1.2 Ðất trồng cây lâu năm CLN 6.525,48 10,51 1.2 Ðất lâm nghiệp LNP 43.122,28 69,43 1.2.1 Ðất rừng sản xuất RSX 31.461,51 50,65 1.2.2 Ðất rừng phòng hộ RPH 11.660,77 18,77 1.3 Ðất nuôi trồng thuỷ sản NTS 595,79 0,96 1.4 Ðất nông nghiệp khác NKH 9,89 0,02 2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 5.124,25 8,25 2.1 Ðất ở OCT 1.054,57 1,70 2.1.1 Ðất ở tại nông thôn ONT 930,44 1,50 2.1.2 Ðất ở tại đô thị ODT 124,13 0,20 2.2 Ðất chuyên dùng CDG 2.463,02 3,97 2.2.1 Ðất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 23,21 0,04 2.2.2 Ðất quốc phòng CQP 360,40 0,58 2.2.3 Ðất an ninh CAN 0,56 0,001 2.2.4 Ðất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 128,10 0,21 2.2.5 Ðất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 588,86 0,95 2.2.6 Ðất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 1.361,89 2,19 2.3 Ðất cơ sở tôn giáo TON 0,99 0,002 2.4 Ðất cơ sở tín ngưỡng TIN 3,85 0,01 2.5

Ðất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa

táng NTD 159,96 0,26

2.6 Ðất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 1.101,27 1,77 2.7 Ðất có mặt nước chuyên dùng MNC 340,59 0,55 3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 329,05 0,53 3.1 Ðất bằng chưa sử dụng BCS 141,40 0,23 3.2 Ðất đồi núi chưa sử dụng DCS 38,38 0,06 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 149,27 0,24 Nguồn: Phòng TN và MT huyện Thanh Sơn (2018)

3.1.2. Điều kiện Kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Điều kiện dân số - lao động

Thanh Sơn là huyện có dân số là trên 13 vạn người (số liệu tính đến 31/12/2017). Toàn huyện có 23 đơn vị hành chính trực thuộc huyện, gồm 22 xã và 01 thị trấn với 285 khu dân cư trong đó có: 08 xã đặc biệt khó khăn trong chương trình 135 của Chính Phủ; 06 xã thuộc CT 229 và 9 xã, thị trấn miền núi. Toàn huyện có 16 dân tộc, trong đó dân tộc Mường chiếm trên 48%, dân tộc Kinh chiếm 51,7% còn lại là các dân tộc Dao, Tày, Nùng, Hoa, Thổ, Hmông, Khơme, Giáy, Cờ lao, Sán Chày, Sán Dìu, Sán Chi, Cao Lan. Đảng bộ huyện có có 46 Chi, Đảng bộ cơ sở, với 6.519 đảng viên.

Cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân và đặc biệt là Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, tập trung sức lực và trí tuệ xây dựng huyện Thanh Sơn ngày càng giàu đẹp, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Tư tưởng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong huyện tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các chủ trương lớn của tỉnh cũng như của huyện đề ra, tích cực lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

Theo báo cáo tổng kết Kinh tế - Xã hội huyện Thanh Sơn năm 2017 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 1,18%. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí cũ còn 16,16% giảm 4,23% so với năm 2015. ố lao động được giải quyết việc làm trong năm 2017 là 1.801 lao động đạt 100% kế hoạch; xuất khẩu lao động ước đạt 200 lao động đạt 100% kế hoạch và bằng 97,6% so với cùng kỳ.Tỷ lệ lao động qua đào tạo, truyền nghề đạt 50,2%, trong đó: đào tạo có bằng cấp chứng chỉ chiếm 20,18%.

3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

Trong 11 năm qua, từ khi tái tách huyện (ngày 09 tháng 4 năm 2007) đến nay, tình hình chính trị trên địa bàn huyện luôn ổn định, kinh tế - xã hội tiếp tục có bước phát triển khá, thu nhập bình quân đầu người đạt 19 triệu đồng/người/năm. Toàn huyện hiện có 46/79 trường đạt chuẩn quốc gia, 100% số xã có trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó: Trung học cơ sở 15 trường; Tiểu học 22 trường và Mầm Non là 19 trường; 100% trạm Y tế của các xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về Y tế; 46 cơ quan, đơn vị, trường học đạt danh hiệu văn hoá cấp tỉnh và cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; toàn huyện hiện có 285/285

khu dân cư có nhà văn hoá. Địa hình của huyện thể hiện những nét đặc trưng của một vùng bán sơn địa. Với diện tích đất đai, tài nguyên, cho phép huyện có khả năng phát triển nông nghiệp đa dạng, phong phú, có khả năng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. Mặt khác, xuất phát từ tiềm năng đất đai và tài nguyên, cùng hệ thống giao thông thuận lợi, huyện Thanh Sơn có nhiều lợi thế phát triển sản xuất công nghiệp và dịch vụ thương mại.

Những năm qua, kinh tế của huyện đã từng bước phát triển trên nhiều lĩnh vực như: sản xuất lương thực, thuỷ sản, chăn nuôi bò thịt, khai thác khoáng sản..., cơ sở hạ tầng khu công nghiệp đã được hình thành và đầu tư phục vụ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Mỗi thời kỳ lịch sử đều để lại cho huyện Thanh Sơn những di sản văn hóa có giá trị, trên địa bàn huyện có trên 11 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 1 di tích lịch sử cấp Quốc gia ( Đình Thạch Khoán) và 8 di tích cấp tỉnh: Đình Cả, Đình Tế (xã Tất Thắng), Đình Lương Nha (xã Lương Nha), Đình Lưa (xã Tân Lập), Đình Vỏ Trong (xã Yên Lương), Đình Chung (xã Giáp Lai), Đình Khoang (xã Hương Cần), Đình Thủ Rồng (xã Yên Lãng); 02 di tích đang lập hồ sơ đề nghị UBND tỉnh xếp hạng di tích cấp tỉnh: Đền Nhà Bà (Thị trấn Thanh Sơn) và Đình Bản Thôn (xã Yên Sơn). Hàng năm tại các di tích này đều tổ chức lễ hội truyền thống, bước đầu thu hút được nhân dân trong huyện và các vùng lân cận. Cùng với những giá trị văn hoá vật chất các giá trị văn hoá truyền thống, các loại hình văn nghệ dân gian đặc sắc của các dân tộc trong huyện tiếp tục được phục hồi: Hội dân ca, hát ru, tết nhảy, múa lập tĩnh của người Dao, hát vì hát giang của người Mường, các giai điệu cồng chiêng; việc phục hồi nghề dệt thổ cẩm, văn hoá nhà sàn...với những cố gắng đó Thanh Sơn đã tích cực góp phần làm cho đời sống tinh thần của nhân dân trong huyện trở nên phong phú, sinh động gắn bó với cội nguồn, qua đó nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan và khám phá, khai thác các giá trị văn hoá truyền thống phục vụ cho các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện.

Theo báo cáo kinh tế xã hội của UBND huyện Thanh Sơn tổng giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) năm 2017 là 3.385 tỷ đạt 100,4% so kế hoạch, tăng 12,1% so năm 2016, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng ước cả năm đạt 1.373,1 tỷ đồng (101,4% kế hoạch), tăng 16,2% so năm 2016; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ước cả năm đạt: 1.081,1 tỷ đồng, đạt 100,4% kế hoạch, tăng 5,8% so năm 2016; giá trị dịch vụ thương mại ước cả năm đạt 930,8

tỷ đồng, đạt 99% kế hoạch, tăng 13,9% so năm 2016.

Giá trị tăng thêm (giá năm 2010) ước đạt 1.470,7 tỷ, đạt 98,2% kế hoạch, tăng 5,2% so với năm 2016, trong đó: Công nghiệp xây dựng ước đạt 329,5 tỷ đồng, tăng 9,5%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ước đạt 614 tỷ đồng, tăng 3,3%; dịch vụ thương mại ước đạt 527,2 tỷ đồng, tăng 4,8%.

Trong cơ cấu kinh tế (theo giá thực tế) của huyện thì Nông, lâm nghiệp chiếm 41%, dịch vụ chiếm 36%, công nghiệp, xây dựng chiếm 23%. Tổng thu ngân sách ước thực hiện năm 2017 là 722,702 tỷ đồng, trong đó thu trên địa bàn ước thực hiện năm 2017 đạt 84,98 tỷ, đạt 108,3% so dự toán và bằng 99,3% so với cùng kỳ. Bổ sung từ ngân sách tỉnh cho huyện ước thực hiện năm 2017 đạt 634,518 tỷ, đạt 148,5% dự toán tỉnh giao và bằng 123,2% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 433 tỷ đồng, trong đó đầu tư qua sách huyện, xã năm 2015 là 223 tỷ đồng, đầu tư qua tư nhân và dân cư là 210 tỷ đồng (Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Thanh Sơn, 2017).

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Huyện Thanh Sơn có 22 xã và 1 thị trấn trong đó được phân thành 2 nhóm xã bao gồm nhóm xã đặc biệt khó khăn và nhóm xã không thuộc diện đặc biệt khó khăn. Tổng số trường học trên địa bàn huyện Thanh Sơn là 76 đơn vị, gồm: 24 trường mầm non, 27 trường tiểu học, 25 trường THCS với 1.127 lớp và 28.216 học sinh. Để đảm bảo tính đại diện, chúng tôi lựa chọn 12 trường mầm non, 12 trường tiểu học, 11 trường THCS trên địa bàn 15 xã bao gồm 10 xã đặc biệt khó khăn và 5 xã, thị trấn không thuộc diện khó khăn để tiến hành nghiên cứu.

3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

3.2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Thu thập các thông tin thứ cấp thông qua niên giám thống kê, báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm, báo cáo tình hình KT - XH của huyện, các tài liệu trên sách báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, trên các website, các đề tài nghiên cứu có liên quan. Thu thập các văn bản của Chính phủ, các văn bản của UBND tỉnh Phú Thọ, các văn bản của huyện Thanh Sơn có liên quan đến công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện.

Bảng 3.2. Nguồn thu thập thông tin thứ cấp

STT Thông tin Nguồn thông tin Phương pháp thu thập

1 Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn

Sách, báo, mạng internet, các nghiên cứu khoa học.

Tra cứu, sao chép. 2 Đặc điểm địa bàn

nghiên cứu.

Uỷ ban nhân dân huyện, các Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng thống kê, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Giáo dục và Đào tạo...

Thu thập từ các báo cáo, đề án, dự án, kế hoạch, quy hoạch, Website chính thức 3 Các thông tin về thực trạng và các giải pháp đã được áp dụng giai đoạn trước.

Uỷ ban nhân dân huyện, Phòng thống kê, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Giáo dục và Đào tạo...

Thu thập từ các báo cáo của các cơ quan, phòng ban, Quyết định giao dự toán, Kết luận thanh tra, Báo cáo quyết toán...

3.2.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp

a. Điều tra phỏng vấn cán bộ quản lý tài chính

Dữ liệu sơ cấp dùng cho nghiên cứu bao gồm các dữ liệu có liên quan đến các công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục huyện Thanh Sơn, được thu thập ở các điểm khảo sát điển hình, tham vấn ý kiến của các chuyên gia và ý kiến của các đối tượng trực tiếp sử dụng ngân sách trong các cơ sở giáo dục của huyện.

Các dữ liệu sơ cấp này được thu thập bằng điều tra chọn mẫu đại diện, phỏng vấn trực tiếp, gửi phiếu điều tra cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn của các đơn vị GD&ĐT thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Kho bạc nhà nước, Thanh tra huyện, các cơ sở giáo dục gồm các trường Mầm non, tiểu học, Trung học cơ sở. Thông tin được điều tra, phỏng vấn từ các nhóm với số lượng mẫu được thể hiện trong bảng 3.3.

b. Phỏng vấn giáo viên ở một số trường trên địa bàn

trong quá trình điều tra phỏng vấn người lao động chúng tôi lựa chọn 25 giáo viên trong biên chế và 25 giáo viên hợp đồng. Nội dung điều tra chủ yếu bao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)