Thông tin cần thu thập và phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 51 - 61)

Bảng 3.3. Thông tin cần thu thập và phương pháp thu thập số liệu sơ cấp cấp

3.2.2.2. Thông tin, số liệu sơ cấp

Các thông tin, số liệu sơ cấp là các số liệu có liên quan đến các mơ hình quản lý nước sinh hoạt nơng thơn tại các điểm nghiên cứu đã lựa chọn và trên địa bàn huyện Phú Xuyên được tác giả điều tra phỏng vấn trực tiếp/ gián tiếp (Bưu điện, email..) theo các phiếu điều tra. Bao gồm:

- Điều tra các hộ sử dụng nước từ các cơng trình cấp nước phân theo mơ hình quản lý.

- Điều tra thực tế công tác quản lý nhà nước về nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn: Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ lãnh đạo các đơn vị: Huyện uỷ, UBND huyện Phú Xuyên; Trung tâm nước sinh hoạt và VSMTNT thành phố Hà Nội; UBND các xã được chọn làm điểm nghiên cứu; một số người trực tiếp tham gia quản lý đầu tư xây dựng và quản lý vận hành các cơng trình cấp nước tập

Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp thu thập Cấp TW &

huyện 04 người

Thông tin đặc điểm kinh tế xã hội của huyện, công tác quản lý NSHNT trên địa bàn huyện.

Phỏng vấn Cán bộ quản lý, vận hành mơ hình 05 người/mơ hình

Nội dung theo phiếu điều tra (PL) Bên cạnh đó phỏng vẫn trực tiếp 1 số cán bộ chủ chốt (Giám đốc, phó giám đốc, kế tốn,…)

Phỏng vấn qua phiếu điều tra hoặc trực tiếp

Cấp xã 1 - 2

người/xã

Tình hình thực hiện cơng tác quản

lý NSHNT của xã. Phỏng vấn

Cấp cơ sở (Hộ)

35 hộ/mơ hình

Nội dung theo phiếu điều tra (PL) Bên cạnh đó phỏng vẫn trực tiếp 1 số hộ

Phỏng vấn qua phiếu điều tra và quan sát

trung tại điểm nghiên cứu; Một số hộ gia đình sử dụng nước từ các CT cấp nước tập trung.

3.2.3. Xử lý và phân tích thơng tin, số liệu

3.2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu

- Xử lý thông tin thứ cấp: Tổng hợp, chọn lọc thơng tin có liên quan phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

- Xử lý thông tin sơ cấp: (i) Thông tin định tính: Tổng hợp, phân loại và so sánh; (ii) Thông tin định lượng: Xử lý số liệu điều tra bằng phần mềm Excel.

3.2.3.2. Phương pháp phân tích đánh giá

- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu thống kê để mô tả hiện trạng các mơ hình cấp nước trên địa bàn và các nhân tố ảnh hưởng đến công trình cấp nước.

- Phương pháp thống kê so sánh và phân tổ: Từ việc phân tổ thống kê các mơ hình quản lý nước sinh hoạt, tác giả tiến hành so sánh các mơ hình với nhau về tình hình hoạt động, mức độ đáp ứng cung cấp nước, chất lượng nước... Trên cơ sở đó xác định hạn chế giữa các mơ hình để từ đó lựa chọn và xây dựng mơ hình quản lý phù hợp với các khu vực cụ thể trong huyện.

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô và công tác quản lý

+ Số lượng từng loại mơ hình;

+ Sản lượng nước của từng mơ hình cung cấp;

+ Số hộ dân mà từng mơ hình cung cấp nước sinh hoạt; + Bình quân số dân/ cơng trình cấp nước sinh hoạt; + Bộ máy quản lý của từng loại mơ hình;

+ Trình độ học vấn, chun mơn của cán bộ, cơng nhân quản lý, vận hành; + Số cán bộ, công nhân đã qua đào tạo, tập huấn.

-Nhóm chỉ tiêu phản ánh về chất lượng dịch vụ

+ Số lần hỏng hóc của các trạm trong 01 năm;

+ Số lượt kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng các trạm cấp nước của từng mơ hình quản lý;

+ Mức độ hài lòng (năng lực phục vụ, chất lượng nước...) của người dân đối với từng loại mơ hình;

+ Mơi trường xung quanh các trạm cấp nước.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của mơ hình quản lý

+ Tỷ lệ thất thoát nước; + Giá nước của từng mơ hình; + Lợi nhuận của từng loại mơ hình;

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CÁC MƠ HÌNH QUẢN LÝ NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ XUYÊN NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ XUYÊN

4.1.1. Thực trạng nguồn nước sinh hoạt nông thôn huyện Phú Xuyên

Huyện Phú Xuyên hiện nay có 124 làng có nghề, giải quyết việc làm cho hơn 70% lao động nông thôn. Đây là một thế mạnh của huyện trong tiêu chí nâng cao thu nhập luôn đạt rất cao tại hầu hết các xã, thị trấn trên toàn huyện. Nếu như năm 2012, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 16 - 17 triệu đồng/người, thì năm 2017 đã gần 30 triệu đồng/ người/ năm (Phòng Kinh tế huyện Phú Xuyên, 2017). Thu nhập cao cho phép người dân được hưởng cuộc sống vật chất ổn định, tạo điều kiện để huyện thực hiện xã hội hóa nhiều mặt trong cuộc sống. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển kinh tế tại các làng nghề chính là vấn nạn ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng. Hiện nay hàng trăm làng nghề vẫn thải trực tiếp ra mơi trường mà khơng hề có biện pháp xử lý nào triệt để. Điển hình là các xã có nghề giết mổ, da giày, thủ công mỹ nghệ như Phú Yên, Tri Thủy, Quang Lãng,…

Tại xã Tri Thủy thì khi giết mổ một con trâu, bị cần khoảng 2m3 nước. Chỉ tính riêng thơn Bái Đơ, xã Tri Thủy với gần 100 lò giết mổ, mỗi lò giết vài chục con/ ngày/ đêm thì lượng nước thải sau giết mổ đã có thể lên đến hàng nghìn m3 nước. Điều đáng nói là lượng nước này xả thẳng ra cống rãnh và ao hồ trong làng gây ô nhiễm nguồn nước mặt một cách nghiêm trọng.

Hộp 4.1. Ý kiến người dân về ô nhiễm làng nghề xã Phú Yên

Ơng Nguyễn Danh Thắng thơn Giẽ Thượng, xã Phú n có nhà gần sơng Nhuệ cho biết: Nước sông Nhuệ, cùng với rác thải làng nghề khiến cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nhà máy rác thải Hà Nam hoạt động thế nào chứ ngày nào cũng gió thổi mùi khó chịu, mà xã Châu Can là nơi hứng chịu đầu tiên. Chưa kể, nhiều người dân cịn mang rác ra đốt khiến khơng khí trở nên ngột ngạt.

Nguồn: Hà Nội (ngày 26/3/2018)

Cũng giống như Tri Thủy, môi trường ở xã Phú Yên cũng đang bị rác thải từ nghề thủ công da giày bủa vây. Hiện người dân đang phải ngày đêm sống trong ơ nhiễm khơng khí và nguồn nước từ sơng Nhuệ, do rác thải tồn khu vực đều đổ thẳng ra con sông vốn trước đây là nguồn nước tưới cho những bờ xôi,

ruộng mật của Phú Yên và các vùng lân cận.

Tại xã Vân Từ, nơi có nghề thủ cơng may mặc thì vấn đề xử lý rác thải tuy có nhẹ hơn nhưng vẫn cịn nan giải. Dù rác thải đã được thu gom, tập kết vào bãi, song vấn đề xử lý rác lại không được tiến hành triệt để do lượng rác thải quá lớn và ý thức người dân chưa cao, cho nên tình trạng ơ nhiễm mơi trường vẫn chưa được giải quyết.

Hộp 4.2. Ý kiến người dân về ô nhiễm làng nghề

Anh Nguyễn Văn Cảnh, xã Vân Từ, chủ cơ sở sản xuất may mặc trong xã cho chúng tôi biết, mỗi tháng cơ sở của anh có khoảng 2, 3 tạ rác được thu gom nhưng phần lớn đều được xử lý bằng cách đốt dẫn đến khơng khí bị ô nhiễm.

Nguồn: Hà Nội (ngày 26/3/2018)

Hiện nay, trên địa bàn tồn huyện Phú Xun có gần 40 điểm rác thải sinh hoạt và rác thải làng nghề tồn tại. Điều đáng nói số rác thải này đã tồn đọng từ năm 2009 đến nay với số lượng ước lên tới hơn 30 nghìn m3. Đây chính là mối đe dọa thường trực đến môi trường và nguồn nước mặt cũng như nước ngầm trong khu vực hiện nay (Phòng kinh tế huyện Phú Xuyên, 2017).

Qua tìm hiểu chúng tơi được biết hiện tỷ lệ người dân trên địa bàn huyện được sử dụng nước hợp vệ sinh là 100%. Nhưng điều đáng nói là trong 100% này chỉ có gần 22% người dân được sử dụng nước sạch từ các nhà máy nước trên địa bàn, còn lại hơn 78% số dân vẫn sử dụng nước giếng khoan, nước mưa cho sinh hoạt (Phịng kinh tế huyện Phú Xun, 2017). Chính vì vậy, nhu cầu được sử dụng nguồn nước sạch của người dân là vơ cùng chính đáng.

4.1.2. Tình hình chung về khai thác và sử dụng nước sinh hoạt nông thôn huyện Phú Xuyên huyện Phú Xuyên

4.1.2.1. Về xây dựng cơng trình nước sinh hoạt nơng thơn huyện Phú Xuyên

a. Mơ hình cấp nước sinh hoạt nông thôn do doanh nghiệp nhà nước quản lý (Chi nhánh xí nghiệp nước sạch Phú Xun)

Mơ hình nước sạch do doanh nghiệp nhà nước hiện nay có 3 trung tâm nhà máy với tổng công suất của 3 nhà máy cung cấp nước sạch là 2900 m3/ngày đêm cung cấp phục vụ cho trên 2 vạn người dân gồm:

+ Nhà máy cung cấp nước sạch thị trấn Phú Xuyên với công suất thiết kế của nhà máy là 2.000 m3/ngày đêm cung cấp nước sạch phục vụ cho 12.456

người dân của 3 xã, thị trấn đó là: thị trấn Phú Xuyên và cơ quan huyện, thôn Nội Hợp, xã Nam Phong; thôn Cổ Chế, thơn Ứng Hịa, xã Phúc Tiến (UBND huyện Phú Xuyên, 2018).

+ Nhà máy cung cấp nước sạch tiểu khu Đại Đồng với công suất thiết kế 350 m3/ngày đêm cung cấp nước sạch phục vụ cho 3.728 người dân thuộc 2 thôn Đại Đồng đông và Đại Đồng Nam (UBND huyện Phú Xuyên, 2018).

+ Nhà máy cung cấp nước sạch thị trấn Phú Minh với công suất 550 m3/ngày đêm cung cấp nước sạch phục vụ cho 6.204 người thuộc 5 tiểu khu thị trấn (UBND huyện Phú Xuyên, 2018).

b. Mơ hình cấp nước tập trung do cụm dân cư quản lý

(1) Thôn Giẽ Thượng, xã Phú n áp dụng mơ hình cụm hộ đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho 18 hộ gia đình (UBND huyện Phú Xuyên, 2018).

- Địa điểm lắp đặt: tại nhà ông Nguyễn Đại Hoan và ông Nguyễn Đức Hiệp (thôn Giẽ Thượng, xã Phú Yên).

- Bình lọc nước tại xã Phú Yên có nhãn Canature do chuyên gia Đức mang đến và hướng dẫn vận hành (2 – 3 ngày rửa lọc một lần, mỗi lần 15 phút)

- Quản lý và vận hành: Các hộ dân cư cử 1 hộ đại diện quản lý và vận hành. - Năm xây dựng hoàn thành: 2016.

(2) Xã Chuyên Mỹ: Lắp đặt 02 thiết bị lọc nước Katalox Light cung cấp nước sạch cho 22 hộ gia đình (UBND huyện Phú Xuyên, 2018).

- Địa điểm lắp đặt: tại nhà ông Đặng Văn Thắng (thôn Bối Khê, xã Chuyên Mỹ), ông Dương Văn Hiệp (thôn Đồng Vinh, xã Chuyên Mỹ) (UBND huyện Phú Xuyên, 2018).

- Bình lọc nước tại xã Chuyên Mỹ có nhãn Wave Cyber do chuyên gia Đức mang đến và hướng dẫn vận hành (2 – 3 ngày rửa lọc một lần, mỗi lần 15 phút)

- Quản lý và vận hành: Các hộ dân cư cử 1 hộ đại diện quản lý và vận hành. - Năm xây dựng hoàn thành: 2016.

c. Mơ hình cấp nước tập trung do doanh nghiệp tư nhân quản lý

Mơ hình cấp nước sinh hoạt nơng thơn do các doanh nghiệp tư nhân quản lý là: Công ty Cổ phần nước sạch Hà Nam:

+ Có 348 hộ dân thôn Thần Quy, xã Minh Tân hiện nay đang dùng nước sạch được kết nối từ Trạm cấp nước của Công ty Cổ phần nước sạch Hà Nam từ năm 2009 (UBND huyện Phú Xuyên, 2018).

+ Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của nhân dân trên địa bàn, thực hiện chủ trương kêu gọi xã hội hóa đầu tư dự án nước sạch cho khu vực nông thôn và trên cơ sở đề xuất của Công ty cổ phần nước sạch Hà Nam. Ngày 02/10/2017 UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 6818/QĐ-UBND về việc chấp thuận cho Công ty Cổ phần nước sạch Hà Nam thực hiện dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước cho 28 đơn vị hành chính (bao gồm các khu công nghiệp, cụm công nghiệp) huyện Phú Xuyên. Đến thời điểm hiện tại Công ty Cổ phần nước sạch Hà Nam đã triển khai cấp nước cho có 150 hộ dân tại các thơn Mai Trang, Thành Lập 1, Thành Lập 2, Bái xuyên và Đồng Lạc xã Minh Tân (UBND huyện Phú Xuyên, 2018).

4.1.2.2. Về khai thác và sử dụng nước sinh hoạt nông thôn huyện Phú Xuyên

a. Các loại hình cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện

Theo thống kê và kết quả điều tra thực tế cho thấy, các loại hình cấp nước sinh hoạt nơng thơn trên địa bàn huyện Phú Xuyên bao gồm: Loại hình cấp nước nhỏ lẻ: Bể, lu chứa nước mưa; Giếng khơi, giếng khoan đường kính nhỏ (hộ gia đình); Giếng làng (sử dụng chung cho một nhóm hộ gia đình). Và loại hình cấp nước tập trung (Hệ thống cấp nước tự chảy).

Hiện tại nước mặt của hệ thống sông Nhuệ, ao, hồ, đầm trên địa bàn huyện bị ô nhiễm nặng; nước ngầm cũng đang bị ô nhiễm kim loại nặng đặc biệt là nhiễm Asen vượt quá mức quy định gấp nhiều lần, ảnh hưởng lớn đến nguồn nước sinh hoạt và sức khoẻ nhân dân. Nhưng có tới trên 17 vạn người dân chiếm trên 78% tổng số dân trong huyện sử dụng nước sinh hoạt hằng ngày bằng nước giếng khoan, giếng đào và bể chứa nước mưa. Tỉ lệ người dân được sử dụng nguồn nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh chiếm rất ít và chỉ chiếm gần 22% trên tổng số hộ dân toàn huyện. (Biểu đồ 4.1) Điều này là một trở ngại lớn cũng như ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như cuộc sống người dân trong huyện. Rất nhiều hộ dân trong huyện ở một số làng nghề đã bị mắc các bệnh về da do nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm.

Biểu đồ 4.1. Tỉ lệ người dân sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ các cơng trình cấp nước trên địa bàn huyện

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo KT XH huyện Phú xuyên (2017)

Trong số hơn 78% hộ dân sử dụng nước từ cơng trình cấp nước nhỏ lẻ thì hầu hết các hộ sử dụng nguồn nước giếng khoan/ giếng đào và nước mưa là chủ yếu (giếng khoan/ giếng đào sử dụng vào các hoạt động tắm, rửa… còn nước mưa chủ yếu được để dành để ăn, uống; đặc biệt vào các mùa khơ mưa ít) (Biểu đồ 4.2).

Nhìn chung cơng tác quản lý nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện những năm qua đã được các cấp chính quyền quan tâm, thực hiện. Tồn bộ các cơng trình cấp nước sinh hoạt nông thôn từ nhỏ lẻ đến tập trung đều được thực hiện theo đúng quy hoạch của huyện. UBND huyện đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm nước SH và VSMTNT thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp và PTNT...cùng các bên liên quan khác triển khai nhiều dự án cấp nước sinh hoạt nông thơn trên địa bàn, góp phần nâng cao tỷ lệ số dân nơng thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Tuy nhiên do sự yếu kém trong quản lý, đặc biệt là quản lý vận hành cơng trình nên nhiều cơng trình cấp nước tập trung được xây dựng xong và đưa vào sử dụng chỉ sau một thời gian ngắn đã bị xuống cấp nghiêm trọng sử dụng kém hiệu quả hoặc bị hỏng không sử dụng được. Sự gắn kết giữa công tác quản lý cơng trình với cơng tác quản lý sử dụng cơng trình cịn rất lỏng lẻo. Một số nơi chính quyền địa

21.73 % 78.27 % Cơng trình cấp nước tập trung Cơng trình cấp nước nhỏ lẻ

phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác tổ chức quản lý khai thác nước sinh hoạt, chưa xử lý nghiêm những hành vi phá hoại cơng trình.

Biểu đồ 4.2. Tỉ lệ người dân sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ các cơng trình cấp nước nhỏ lẻ trên địa bàn huyện Phú Xuyên

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo KT XH huyện Phú xuyên (2017)

b. Hoạt động của các mơ hình cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện

Hiện nay tồn thành phố Hà Nội áp dụng 5 hình thức quản lý sau đầu tư đó là: (Báo cáo tình hình nước sạch thành phố Hà Nội, 2017).

+ Một là: DNTN, hộ cá thể đầu tư kinh doanh nước sạch theo quy định của pháp luật, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và nộp ngân sách nhà nước.

+ Hai là: Công ty TNHH kinh doanh nước sạch do tỉnh thành lập để quản lý, vận hành các trạm cấp nước xây dựng bằng nguồn vốn WB, có trách nhiệm bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 51 - 61)