Kinh nghiệm về mô hình quản lý nước sạch nông thôn trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 34 - 37)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm về mô hình quản lý nước sạch nông thôn trên thế giới

2.2.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

xác định trách nhiệm tham gia của các cấp chính quyền, các ngành của TW và địa phương. Theo kinh nghiệm của Trung Quốc sau khi lập kế hoạch việc đảm bảo nguồn tài chính là rất quan trọng. Chiến lược huy động vốn từ 3 nguồn: Từ nguồn vốn của chính phủ TW và địa phương, huy động quyên góp vốn từ các tổ chức, giới kinh doanh, đóng góp của người hưởng lợi từ chương trình (Nguyễn Vũ Hoan và Trương Đình Bắc, 2005).

Về lĩnh vực cấp nước: Trung Quốc chủ trương khuyến khích hình thức cấp nước bằng đường ống và tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà lắp đặt các hệ thống cho phù hợp. Hỗ trợ kỹ thuật của chính phủ qua các thiết kế mẫu, hướng dẫn kỹ thuật theo từng loại hình cấp nước khác nhau, ban hành tiêu chuẩn nước ăn uống. Trong khoảng thời gian 20 năm Trung Quốc đã có 4 giai đoạn vay vốn của WB cho lĩnh vực phát triển hệ thống cấp nước tại 17 tỉnh điểm. Trung bình 4-5 tỷ Nhân dân tệ/năm. Giai đoạn đầu tập trung vốn cho các tỉnh có điều kiện kinh tế giàu có. Sau đó người dân trả lại vốn thông qua trả tiền nước; giai đoạn 2 tập trung cho các tỉnh nghèo. Trong số người thụ hưởng có khoảng 30% người nghèo sẽ hỗ trợ 100% vốn góp, 70% số còn lại trả vốn qua tiền nước sử dụng (Nguyễn Vũ Hoan và Trương Đình Bắc, 2005).

Quản lý chất lượng nước: Năm 1985 ban hành tiêu chuẩn nước ăn uống áp dụng cho toàn Trung Quốc. Tiêu chuẩn Quốc gia là tiêu chuẩn nước uống duy nhất cho toàn Trung Quốc. Năm 1991 do ở nhiều vùng nông thôn khó đạt được tiêu chuẩn này Quốc gia do vậy Trung Quốc đã ban hành Hướng dẫn giám sát chất lượng nước cho vùng nông thôn. Kinh nghiệm thực tế nếu chỉ ban hành các tiêu chuẩn hay hướng dẫn thì chưa đủ mà cần có các cơ quan quản lý, giám sát và các giải pháp phù hợp, xây dựng tổ chuyên trách và đề ra chế tài xử lý sẽ góp phần đảm bảo chất lượng nước (Nguyễn Vũ Hoan và Trương Đình Bắc, 2005).

Điều phối và phối hợp liên ngành trong lĩnh vực cấp nước nông thôn: Trung Quốc đã lập Uỷ ban phát triển chiến dịch y tế với mục tiêu đẩy truyền thông đi trước một bước. Uỷ ban này có nhiệm vụ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và 2 tổ chức lớn nhất Trung Quốc là thanh niên và phụ nữ. Trong đó thanh niên là lực lượng trẻ, thích tiếp cận các vấn đề mới và thường cập nhật thông tin mới. Phụ nữ thường hay quan tâm đến các vấn đề của phụ nữ và gia đình đặc biệt là vấn đề vệ sinh nông thôn và nước sạch. Các địa phương cũng có mô hình tổ chức và hợp tác tương tự như Trung ương, hợp tác theo cấp với 2 tổ chức quần chúng ở cấp mình quản lý (Y tế - Nông nghiệp - Thanh niên - Phụ nữ) (Nguyễn Vũ

Hoan và Trương Đình Bắc, 2005).

Nước sạch - Vệ sinh trong nhà trường: Trung Quốc không có một chương trình hay dự án riêng về lĩnh vực này. Nhưng các can thiệp đầu tiên ở địa phương thuộc lĩnh vực NS -VSMT là ở trường học. Các hoạt động trong trường học rất có lợi do học sinh vừa là đối tượng được truyền thông vừa là các truyền thông viên về NS-VSMT cho cộng đồng (Nguyễn Vũ Hoan và Trương Đình Bắc, 2005).

Bài học về kinh nghiệm quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường ở Trung Quốc cho thấy, việc thành công chỉ có thể có được khi chiến lược, quy hoạch phải phù hợp với điều kiện và tập quán của nhân dân, công tác truyền thông thông qua các chiến dịch phải được duy trì thường xuyên và rộng rãi kết hợp giữa các bộ, các cấp chính quyền và các tổ chức xã hội, đặc biệt là thanh niên và phụ nữ.

2.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý cung cấp nước sinh hoạt của Paraguay

Dự án cấp nước sinh hoạt tập trung ở nông thôn trị giá 12,5 triệu USD do Ngân hàng Thế giới (World Bank) tài trợ, dự án này có mục tiêu là khuyến khích sự cam kết của cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng vào dự án để giúp đỡ cho việc đạt được tính bền vững lâu dài, trong việc cấp nước sinh hoạt nông thôn, và một số điều luật đã được Nhà nước thông qua về việc thiết lập những quy định có tính hợp pháp giữa cơ quan cấp nước và cộng động. Trong đó tập trung quyền hạn vào cơ quan thực thi là Sở Vệ Sinh môi trường quốc gia (SENASA), một đơn vị trực thuộc của Bộ Y tế. Dự án cung cấp năng lực cho lĩnh vực đó như tài chính, hệ thống thông tin, tổ chức cộng đồng, thuế, các tiêu chuẩn thiết kế và xây dựng. Tuy nhiên, nhờ việc gắn với phương pháp tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng và có thời gian để phát triển về cơ cấu tài chính của SENASA thay cho việc đưa một tổ chức bên ngoài vào để thực hiện các mục tiêu xây dựng ban đầu, dự án đã giúp tạo ra cấu trúc thể chế chung mạnh hơn và làm tăng khả năng đạt được tính bền vững lâu dài của việc cấp nước sinh hoạt nông thôn (Nguyễn Thế Hùng, 2007).

Nhà cung cấp nước có trách nhiệm giải quyết các khúc mắc trong các tiểu dự án giữa SENASA và từng cộng đồng. Trước khi SENASA ký hợp đồng với Junta (cơ quan thực thi dự án về xây dựng hệ thống cấp nước) cộng đồng phải hoàn thành các bước gắn kết với nhau về các mặt luật pháp sau đây:

- Thành lập Junta: Cộng đồng phải tuân theo các hướng dẫn của dự án về thành lập Uỷ ban về nước và vệ sinh (Junta), được chính phủ Paraguay công nhận là một thực thể hợp pháp (Nguyễn Thế Hùng, 2007).

- Có thiết kế, kế hoạch thực hiện dự án: Cộng đồng và SENASA phải thương thuyết và ký một hợp đồng về dự án, hợp đồng này bao gồm mô tả chi tiết về từng giai đoạn của dự án về khối lượng và chi phí của nó (hợp đồng cũng liệt kê tất cả các kế hoạch và hồ sơ của dự án) (Nguyễn Thế Hùng, 2007).

- Sự đóng góp của người sử dụng: Cơ quan Junta phải thoả thuận để trả tiền mặt 5% và đây là điều kiện để bắt đầu xây dựng. Cung cấp tiền mặt, lao động, thiết bị, vật liệu, đất đai, hoặc tổ hợp của những cái đó, tương đương với 10% chi phí của dự án; và vay tiền của SENASA. Trong vòng 10 năm phải trả tiền với lãi xuất của thị trường (Nguyễn Thế Hùng, 2007).

- Hợp đồng giao kèo về thu phí cấp nước: Mỗi Junta phải đưa ra các bảng giá cho dịch vụ về nước ở mức đủ để thu được lợi nhuận bù đắp chi phí vận hành và bảo dưỡng, lãi xuất vay của SENASA, những sửa chữa và thay thế chủ yếu (với số lượng được SENASA và Junta thoả thuận) (Nguyễn Thế Hùng, 2007).

Trong thực tế thì dự án đã thu được kết quả ngoài mong đợi: Cộng đồng đã đóng góp 21% tổng chi phí xây dựng (vượt 6% so với dự tính ban đầu) và dự án đã phục vụ vượt quá so với ước tính ban đầu là 20.000 người. Việc vận hành và bảo dưỡng được đáp ứng, đa số các hệ thống cung cấp đủ các dịch vụ. Các Junta hoạt động tích cực, quản lý tốt các hệ thống, đáp ứng được hầu hết các cam kết về tài chính và ít có trục trặc trong việc thu phí cấp nước và đã tạo ra lợi nhuận đáng kể (Nguyễn Thế Hùng, 2007).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)