Kinh nghiệm về mơ hình quản lý nước sạch nơng thơn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 37 - 41)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về mơ hình quản lý nước sinh hoạt nơng thôn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Kinh nghiệm về mơ hình quản lý nước sạch nơng thơn ở Việt Nam

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT (2015): Số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh tính đến cuối năm 2016 đạt trên 53 triệu người, tương đương 82,5% số dân nông thơn (trong đó tỷ lệ sử dụng nước đạt QC 02/2009/BYT là 38,7%), đạt 100% kế hoạch đề ra.

- Vùng tỷ lệ dân sử dụng nước hợp vệ sinh cao: Đông Nam Bộ: 94%, Đồng bằng Sông Hồng: 87%, Duyên Hải Miền Trung: 86%.

- Vùng tỷ lệ dân sử dụng nước hợp vệ sinh thấp: Bắc Trung Bộ: 73%; Tây Nguyên: 77%.

Các địa phương triển khai xây dựng: 540 cơng trình cấp nước và vệ sinh trong trường học, 368 trạm y tế, 721 cơng trình cấp nước tập trung, trong đó 217 cơng trình hồn thành, 143 cơng trình chuyển tiếp, 86 cơng trình nâng cấp, sửa chữa, 154 cơng trình khởi cơng mới, 121 cơng trình chuẩn bị đầu tư. Đặc biệt có

23 tỉnh, thành phố khơng khởi cơng mới, đó là: Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Đăk Nơng, Kon Tum, Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu (Bộ Nơng nghiệp và PTNT, 2015).

Bảng 2.1. Kết quả cấp nước sinh hoạt theo vùng tính đến năm 2015

Danh mục Số dân được cấp nước

(người) Tỷ lệ %

Miền núi phía Bắc 7.992.816 79

Đồng bằng Sơng Hồng 12.684.807 87

Bắc Trung Bộ 6.400.915 73

Duyên Hải Miền Trung 5.619.307 86

Tây Nguyên 3.158.840 77

Đông Nam Bộ 5.567.391 94

Đồng bằng Sông Cửu Long 11.875.720 81

Tồn quốc 53.299.796

Nguồn: Bộ Nơng nghiệp và PTNT (2015) Ngồi ra, theo Bộ Nơng nghiệp và PTNN (2015) cho biết:

Kết quả trong những năm gần đây, một số tiến bộ khoa học - công nghệ cấp nước phù hợp với điều kiện địa hình, khí tượng, thuỷ văn của địa phương đã được áp dụng. Trong cấp nước nhỏ lẻ đã cải tiến và áp dụng công nghệ, kỹ thuật xử lý nước như dàn mưa và bể lọc cát để xử lý sắt và ô nhiễm Asen từ các giếng khoan sử dụng nước ngầm tầng nông. Nhiều thiết bị đồng bộ bằng nhiều loại vật liệu phù hợp để xử lý nước được giới thiệu và áp dụng trên cả nước. Một số cơng trình cấp nước tập trung đã áp dụng cơng nghệ lọc tự động khơng van, xử lý hố học (xử lý sắt, mangan, asen, xử lý độ cứng...), hệ thống bơm biến tần, hệ thống tin học trong quản lý vận hành... Công nghệ hồ treo được cải tiến có quy mơ và chất lượng khá hơn góp phần giải quyết khan hiếm nguồn nước ở vùng cao núi đá trong mùa khô. Khi xảy ra thiên tai, lũ lụt các địa phương đã sử dụng cloraminB và Aqua tab, túi PUR... để xử lý nước phục vụ ăn uống (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2015).

nước tập trung và vệ sinh công cộng phù hợp, bước đầu có hiệu quả đã xuất hiện ở nhiều địa phương như mơ hình sự nghiệp có thu, mơ hình doanh nghiệp cơng tư phối hợp dựa vào kết quả đầu ra, mơ hình tư nhân đấu thầu quản lý hệ thống cấp nước (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2015).

Nhiều đơn vị cấp nước đã tổ chức hạch tốn, tính đúng, tính đủ các chi phí, xây dựng giá thành nước trên cơ sở Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Thơng tư liên tịch số 95/TTLT-BTC-BXD-BNN, trình cấp thẩm quyền phê duyệt giá bán cho người sử dụng. Nhiều tỉnh đã ban hành khung giá nước tại địa phương với mức giá tính đúng, tính đủ chi phí vận hành bảo dưỡng hợp lý, thu một phần khấu hao cơ bản. Khung giá nước này đã tạo điều kiện chủ động cho hoạt động tài chính, thúc đẩy sự sáng tạo và hấp dẫn các đơn vị cấp nước (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2015).

Tuy nhiên, cịn nhiều mơ hình, cơ chế quản lý khai thác các cơng trình cấp nước tập trung ở nhiều nơi chưa hiệu quả và thiếu bền vững. Phương thức hoạt động cơ bản vẫn mang tính phục vụ, chưa chuyển được sang phương thức dịch vụ, thị trường hàng hóa. Việc lựa chọn mơ hình quản lý ở nhiều nơi chưa phù hợp, cịn tồn tại nhiều mơ hình quản lý thiếu tính chun nghiệp, như mơ hình UBND xã, cộng đồng, tổ hợp tác quản lý. Năng lực cán bộ, cơng nhân quản lý vận hành cịn yếu. Nhiều địa phương chưa ban hành quy chế quản lý vận hành, bảo dưỡng cơng trình cấp nước tập trung (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2015).

Cơ chế quản lý, nhất là cơ chế tài chính chưa phù hợp, nên chưa đảm bảo hoạt động bền vững của cơng trình. Cơng tác kiểm tra, giám sát, kiểm sốt chất lượng nước chưa được quan tâm đầy đủ (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2015).

Trách nhiệm của người dân trong quản lý, sử dụng, bảo vệ và giám sát cơng trình cấp nước chưa cao. Nhiều nơi đã có cơng trình cấp nước tập trung với chất lượng tốt, nhưng tỷ lệ đấu nối còn thấp, nhiều hộ chỉ dùng nước máy để ăn uống, còn sinh hoạt vẫn dùng nước chưa đảm bảo vệ sinh (Bộ Nơng nghiệp và PTNT, 2015).

Nhiều cơng trình cấp nước nơng thôn xây dựng xong nhưng không hoạt động được, hoặc hoạt động kém hiệu quả, gây lãng phí và tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân, đến quan điểm và thái độ của cộng đồng với dịch vụ cấp nước và vệ sinh (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2015).

Các mơ hình quản lý cơng trình cấp nước sinh hoạt nơng thôn: Tại thông tư liên tịch số 37/2014/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT có nêu, hiện nay nước ta đang tồn tại các loại hình quản lý cơng trình cấp nước sinh hoạt nơng thơn sau:

- Tổ tự quản, nhóm (hội) sử dụng nước (cơng trình cấp nước riêng lẻ cấp hộ). - Loại hình do doanh nghiệp Nhà nước quản lý.

- Loại hình do DN tư nhân bỏ vốn xây dựng, quản lý, vận hành. - Loại hình do UBND xã, hợp tác xã vận hành, quản lý.

Mặc dù cơng tác tun truyền đã được các cấp chính quyền quan tâm thực hiện, nhưng đến nay phần lớn cư dân nơng thơn cịn thiếu hiểu biết về vệ sinh, nước sạch, bệnh tật và sức khoẻ; về môi trường sống xung quanh mình cần phải được cải thiện và có thể cải thiện được. Kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực cho thấy nếu người nông dân nhận thức rõ được vấn đề thì với sự giúp đỡ của Chính phủ, họ có thể vươn lên, khắc phục khó khăn, cải thiện mơi trường sống cho mình tốt hơn (Bộ Nơng nghiệp và PTNT, 2015).

Sự tham gia của cộng đồng vào Chương trình đã có nhiều tiến bộ, vai trò của người sử dụng và của phụ nữ tham gia vào quá trình quyết định về đầu tư và quản lý được tăng cường hơn nhiều, từ việc đề xuất nhu cầu, lựa chọn quy mô, loại hình cơng trình, hình thức tham gia vốn đầu tư, giới thiệu người thay mặt cộng đồng để quản lý đầu tư và vận hành cơng trình... (Bộ Nơng nghiệp và PTNT, 2015).

Đánh giá chung tình hình quản lý nước sinh hoạt nơng thơn tại Việt Nam:

- Tình hình nguồn nước: Nhìn chung nguồn nước của Việt Nam hiện còn khá dồi dào. Lượng mưa tương đối cao với một hệ thống sơng, ngịi, kênh mương dày đặc; nguồn nước ngầm phong phú đã tạo điều kiện thuận lợi cho con người tiếp cận, khai thác để sử dụng vào các mục đích sinh hoạt, sản xuất...Tuy nhiên do nguồn nước phân bố không đồng đều cả về khơng gian và thời gian nên hiện có một số vùng rất khan hiếm về nguồn nước. Bên cạnh đó, việc sử dụng ngày càng nhiều nguồn nước mặt vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp; nạn phá rừng diễn ra hết sức phức tạp làm suy giảm nghiêm trọng rừng phòng hộ đầu nguồn...đã làm xuất hiện nguy cơ cạn kiệt nguồn nước. Các vùng đồng bằng, trung du và ven biển, sự ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng do sự yếu kém trong kiểm soát, xử lý chất thải công nghiệp và sinh hoạt (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2015).

- Tình hình cấp nước sinh hoạt: Phần lớn các hộ nông dân sử dụng 2 nguồn nước, một nguồn dùng để ăn uống thường là nước mưa và một nguồn để tắm giặt. Các hệ thống cấp nước công cộng bằng đường ống dùng chung cho nhiều hộ chưa phổ biến. Các hộ thường có cơng trình cấp nước riêng như giếng đào, lu hay bể chứa nước mưa. Hơn 50% số hộ nông thôn sử dụng giếng đào, 25% sử dụng nước sông suối, hồ ao và hơn 10% sử dụng nước mưa. Bộ phận cịn lại dùng nước giếng khoan và rất ít hộ được cấp nước bằng hệ thống đường ống (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2015).

Chất lượng nước nói chung khơng đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh. Một số vùng còn thiếu cả nước dùng cho sinh hoạt với số lượng tối thiểu chứ chưa nói đến chất lượng nước như : vùng bị nhiễm mặn ở ven biển, hải đảo, vùng núi cao, các vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, vùng đá vôi castơ và trong thời gian gần đây là các vùng bị hạn hán như Thanh Hố, Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Hồ Bình, Cao Bằng, Hà Giang (Bộ Nơng nghiệp và PTNT, 2015).

- Tình hình xây dựng các cơng trình cấp nước sinh hoạt nông thôn : Chương trình Cấp nước sạch và Vệ sinh nơng thơn của Chính phủ được Unicef tài trợ đã hoạt động từ hơn 10 năm nay ở hầu hết các tỉnh là một đóng góp quan trọng cho sự phát triển của lĩnh vực CNS & VSNT. Hàng trăm ngàn giếng bơm tay Unicef và các nhà vệ sinh đã được xây dựng, đồng thời người dân đã tự đầu tư xây dựng số lượng cơng trình CNS và vệ sinh lớn hơn 2 - 3 lần số lượng cơng trình do chương trình Unicef tài trợ, đã cải thiện một cách đáng kể điều kiện CNS và vệ sinh cho các vùng nông thôn. Tuy nhiên, tổng đầu tư của cả nhà nước và nhân dân cho CNS & VSNT còn rất nhỏ bé so với yêu cầu cải thiện điều kiện cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ở nước ta (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)