Bài học kinh nghiệm rút ra cho Phú Xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 41 - 43)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về mơ hình quản lý nước sinh hoạt nơng thôn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Phú Xuyên

- Tăng cường sự phối hợp giữa trung tâm cấp nước sinh hoạt với địa phương, hướng dẫn cách quản lý sử dụng vận hành công trình cấp nước sinh hoạt.

- Thành lập ban quản lý để vận hành và có quy chế hoạt động rõ ràng, dành một phần kinh phí thu được hằng năm để duy tu, bảo dưỡng cơng trình và cử người có chun mơn vận hành.

- Trung tâm cấp nước sinh hoạt cần thường xuyên phối hợp với cơ quan chuyên môn xét nghiệm, kiểm tra và giám sát về chất lượng nước, để công tác duy

tu bảo dưỡng được thực hiện thường xuyên, máy móc thiết bị được bảo dưỡng định kỳ; có định mức chi phí sản xuất và bảo dưỡng hệ thống đường ống….

- Xây dựng kế hoạch và các chương trình hành động thúc đẩy việc cung cấp nước sạch cho khu vực nông thôn. Công tác lập kế hoạch và các chương trình hành động theo từng giai đoạn và gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc được coi là một trong những nước thành cơng trong q trình thực hiện mục tiêu cung cấp nước sạch ở khu vực nông thôn. Mỗi giai đoạn thực hiện đều có mục tiêu và phương án khác nhau, tùy thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội. Kinh nghiệm của Trung Quốc đã chỉ rõ đi đơi với việc xây dựng các chương trình hành động phải đảm bảo nguồn tài chính bền vững nhằm thực hiện hoàn chỉnh các kế hoạch đã đề ra. Nguồn tài chính được huy động từ nhiều nguồn như ngân sách nhà nước, từ các tổ chức xã hội trong và ngồi nước, sự đóng góp của nhân dân….

- Phân cấp, xác định rõ trách nhiệm tham gia của các cấp chính quyền và các ngành từ trung ương đến địa phương. Hiện nay, việc phân cấp trách nhiệm trong vấn đề cung cấp nước sạch ở khu vực nơng thơn vẫn cịn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, nhiều lúc trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các cấp chính quyền cịn chồng chéo dẫn đến hiệu quả không như mong đợi. Việc phân trách nhiệm rõ ràng tới từng bộ, ngành của Trung Quốc, trong đó Chính phủ và Nhà nước chỉ đạo trực tiếp và các bộ, ngành, các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương thực hiện những nhiệm vụ, trách nhiệm được giao là kinh nghiệm đáng để chúng ta học tập và áp dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 41 - 43)