Tình hình dân số và lao động của huyện Phú Xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 47 - 50)

Diễn giải ĐVT 2015 2016 2017

TĐPT BQ (%) 2015-2016 2016-2017

1. Dân số Người 181.8 181.2 181.6 99,93 100,06 Dân số nông thôn Người 167.49 171.9 167.09 100,52 99,29 2. Lao động Người 92.3 93.991 94.145 100,36 100,04 Nông nghiệp Người 69.225 56.206 37.34 95,92 90,28 CN & XD Người 8.584 26.035 33.85 124,85 106,78 Dịch vụ khác Người 14.491 11.75 22.95 94,89 118,23 Cơ cấu lao động % 100,00 100,00 100,00

Nông nghiệp % 75,00 59,80 39,70 CN & XD % 9,30 27,70 36,00

Dịch vụ khác % 15,7 12,5 24,4

Nguồn: Phòng thống kê huyện Phú Xuyên (2018)

Ngồi ra, trong lực lượng lao động nơng nghiệp cịn cso khoảng 5-10% có tham gia sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề trong thời gian nông nhàn. Tuy nhiên, thời gian tham gia ít nên khơng tính vào lao động CN_TTCN.

Cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động : Trong giai đoạn 2015- 2017, cơ cấu lao động trên địa bàn huyện Phú Xuyên có xu hướng giảm nhanh cơ cấu lao động nông lâm - ngư nghiệp, tăng cơ cấu lao động công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, cơ cấu lao động nông lâm - ngư nghiệp giảm từ 75,0 % năm 2016 xuống còn 39,66% vào năm 2017, trong khi đó cơ cấu lao động cơng nghiệp - xây dựng liên tục tăng từ 9,3% năm 2016 lên 35,96% năm 2017.

3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

hội Đảng bộ huyện Phú Xuyên lần thứ XXIII đã đề ra cơ cấu kinh tế: CN- TTCN-XD chiếm 40%; NN chiếm 26%; TM-DV chiếm 34%. Thu ngân sách tăng 15% trở lên. Xây dựng một nền sản xuất nơng nghiệp hàng hố ổn định, bền vững, tạo nên giá trị sản xuất cao trên một ha canh tác để cung cấp lương thực, thực phẩm cho thành phố. Tập trung xây dựng khu cơng nghiệp phụ trợ phía Nam Thủ đơ Hà Nội với quy mơ khoảng 500 ha, Phát triển tiểu thủ công nghiệp đặc biệt là các nghề truyền thống của địa phương để giải quyết cơng ăn việc làm cho nhân dân.

Tính đến thời điểm tháng 7/2018, tình hình kinh tế của huyện Phú Xuyên cũng có những chuyển biến rõ rệt:

- Tổng giá trị sản xuất ước đạt 5.451,62 tỷ đồng, bằng 106,81% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó:

+ Nơng, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 885, 83 tỷ đồng, bằng 106,34 % so với cùng kỳ năm 2017; (tính theo giá so sánh 2010)

+ Thương mại - Dịch vụ ước đạt 3640,33 tỷ đồng, bằng 108,03% so với cùng kỳ năm 2017;

+ Công nghiệp - xây dựng ước đạt 925,46 tỷ đồng, bằng 107,58% so với cùng kỳ năm 2017.

3.2. Đánh giá chung 3.2.1. Thuận lợi 3.2.1. Thuận lợi

- Phú xuyên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, ở cửa ngõ Thủ đơ và có các trục đường giao thông đối ngoại đường bộ (như Quốc lộ 1A, đường Pháp Vân- Cầu Giẽ), đường sắt,…góp phần lầm cho nền kinh tế- xã hội phát triển một cách toàn diện, mở rộng thị trường, giao lưu hàng hoá và thu hút vốn đầu tư cũng như chuyển giao công nghệ tiến tiến.

- Phú xuyên được coi là trung tâm sản xuất nông sản của thành phố, đây là tiền đề để tạo đà phát triển cho sản xuất nơng nghiệp hàng hố.

- Phú xuyên có nhiều ngành nghề truyền thống, và một số những di tích lịch sử, văn hoá và cảnh quan được, là tiềm năng phát triển du lịch…

- Phú xuyên có đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ chun mơn khá, đội ngũ lao động làng nghề có trình độ khá ổn định, đa số người lao động đã tiếp cận với nền sản xuất hàng hố. Trình độ dân trí khá cao, một bộ phận dân cư có trình độ sản xuất hàng hoá, năng động với thị trường.

- Phát triển kinh tế đã đạt được một số thành tựu đáng kể: Giá trị tăng thêm (GDP) tăng bình quân 10,55%/năm giai đoạn 2010-2015.

3.2.2. Khó khăn

- Xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, tốc độ phát triển chưa cao, chưa bền vững.

- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu giống cây trông vật nuôi chư mạnh, công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, công tác dồn điền đổi thửa ở một số cơ sở còn chậm, chưa tạo vùng sản xuất có giá trị hàng hố tập trung, chưa đa dạng các loại cây có giá trị kinh tế cao.

- Phú xuyên là một một huyện đồng bằng có địa hình thấp trũng, hàng năm lượng mưa từ các vùng lân cận thường gây úng ngập cục bộ trên địa bàn.

- Tạo công ăn việc làm cho người dân lúc nông nhàn là một vấn đề nổi bật, đặc biệt chất lượng lao động chưa cao chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc cải cách , chuyển giao công nghệ.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Tác giả thực hiện chọn điểm nghiên cứu tại địa bàn huyện Phú Xuyên và lựa chọn cụ thể một số xã (đại diện cho các vùng kinh tế của huyện, nơi có các loại mơ hình quản lý nước SHNT hiện có trên địa bàn) để điều tra nghiên cứu. Các xã được lựa chọn phải có các yếu tố, đặc điểm hội tụ đầy đủ những nội dung và mục tiêu mà tác giả đã lựa chọn để nghiên cứu.

Phương pháp chọn mẫu điều tra

Tiến hành xây dựng hệ thống chỉ tiêu điều tra cho các loại phiếu điều tra, cụ thể cho các nhóm đối tượng hộ gia đình và cơ quan thực hiện quản lý các mơ hình nước sinh hoạt nơng thôn.

Lựa chọn tập trung điều tra hình thức tổ chức, cơ chế hoạt động và các yếu tố tác động tới hoạt động của các mơ hình quản lý nước sinh hoạt nơng thơn tại các điểm nghiên cứu.

Trong điều tra tại các điểm nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp phân tổ thống kê theo nhóm hộ (nhóm hộ sử dụng nước từ các cơng trình cấp nước tập trung được chia nhóm theo mơ hình quản lý) và tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên mỗi nhóm 30 hộ/3 mỗi mơ hình quản lý NSH để điều tra. (Bảng 3.2)

Kích cỡ mẫu điều tra được tính theo cơng thức:

= N

1 + . ( )

Trong đó: n: là cỡ mẫu điều tra; N: kích cỡ tổng thể; e: mức sai số chấp nhận (e có giá trị từ 0,05 ÷ 0,1, trong nghiên cứu này lựa chọn e = 0,07).

Với số hộ dân sử dụng nước sạch từ các cơng trình cấp nước trên địa bàn huyện Phú Xuyên là N = 1610 hộ, kích cỡ mẫu điều tra được tính theo cơng thức là: n = ~ 181 phiếu. Tuy nhiên do giới hạn bởi điều kiện về thời gian cũng như kinh tế nên tác giả tiến hành nghiên cứu điều tra ½.n = 90 hộ. Tác giả trực tiếp phỏng vấn người dân, cán bộ quản lý các nhà máy nước, nhân viên lắp đặt đường ống nước,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)