Tỷ lệ thất thoát nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 74 - 80)

ĐVT: % sản lượng nước cấp

STT Tên cơng trình Đơn vị quản lý

Năm

2015 2016 2017

1 TCN Phú Xuyên DNNN 32 28 25

2 TCN Đại Đồng DNNN 42 35 35

3 TCN Phú Minh DNNN 25 25 25

4 TCN Phú Yên Cụm dân cư 45 65 64

5 TCN Minh Tân DNTN 24 25 25

6 TCN Tri Thủy DNTN 24 24 25

7 TCN Bạch Hạ DNTN 26 22 25

8 TCN Chuyên Mỹ Cụm dân cư 27 25 24

Với một vùng chiêm trũng như ở Phú Xuyên thì nguồn nước cấp cho các trạm cấp nước sinh hoạt hiện nay trên địa bàn huyện Phú Xuyên tương đối dồi dào. Nguồn nước mặt với khá nhiều con suối lớn nhỏ và hồ chứa nước có mặt ở hầu khắp các xã trong huyện. Tuy nhiên, các nguồn nước hiện nay đang có nguy cơ bị ô nhiễm do việc khai thác, việc chăn thả gia súc, xả nước thải, sử dụng bừa bãi của người dân trong huyện,… Đặc biệt là sự phát triển của các làng nghề truyền thống và các khu công nghiệp/ cụm công nghiệp đã làm cho chất lượng nước trên địa bàn huyện ngày càng bị ô nhiễm cả nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Điều này là một bài toán lớn cần giải quyết để có thể đảm bảo cho nguồn nước sinh hoạt cho người dân trong huyện.

Các trạm cấp nước trên địa bàn huyện Phú Xuyên, theo yêu cầu của UBND thành phố Hà Nội, Sở NN và PTNT cứ 3 tháng 1 lần, sở Y tế Hà Nội - Trung Tâm Y tế dự phòng thành phố, huyện đều cử cán bộ chuyên môn tiến hành lấy mẫu nước ở các trạm để kiểm tra chất lượng về các chỉ tiêu vi sinh, hóa lý, độ cặn, độ đục,… theo tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt. Ngoài ra, UBND thành phố cịn phân cơng cán bộ kỹ thuật mơi trường theo dõi, giám sát chất lượng nước cấp của các trạm.

Qua những vấn đề nêu trên có thể nhận định rằng:

Hình thức cụm hộ quản lý hiệu quả thấp vì chủ sở hữu khơng rõ ràng, quy mơ cịn khá nhỏ lẻ, không mang tính chun nghiệp, cơng nhân quản lý vận hành kiêm nhiệm, khơng có chun mơn, trình độ trong quản lý.

Hình thức DNNN quản lý đã hiệu quả hơn mơ hình cụm hộ tuy nhiên chi phí, giá thành của nước cao dẫn tới người sử dụng nước có phần e ngại, cơng tác sửa chữa, vận hành còn hạn chế do nguồn lực nhà nước hạn chế, công tác thu tiền nước vẫn chưa rõ ràng (nhờ trưởng các thơn thu và trích lại cho trưởng thơn).

Thực tiễn cho thấy hình thức DNTN quản lý (Cơng ty cổ phần Hà Nam) kinh doanh nước sạch khá hiệu quả, vì: Có chủ sở hữu rõ ràng, tự chủ trong sản xuất kinh doanh, bảo toàn vốn, trả lương và bảo hiểm cho công nhân, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí xây dựng có tỉ lệ dân đóng góp lớn nên người dân sử dụng có trách nhiệm hơn. Nhận thấy hiện tại là mơ hình quản lý thể hiện sự phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

4.2. ĐÁNH GIÁ CÁC MƠ HÌNH QUẢN LÝ NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ XUYÊN

4.2.1. Đánh giá hệ thống tổ chức bộ máy quản lý

4.2.1.1. Mơ hình DNNN quản lý

Theo sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý được thể hiện qua sơ đồ 4.2 ở trên thì xí nghiệp quản lý cơng trình cấp nước sinh hoạt là đơn vị chịu trách nhiện quản lý, thi cơng các cơng trình, hạng mục liên quan đến cơng trình cấp nước sinh hoạt dưới sự giám sát của UBND huyện Phú Xuyên theo hồ sơ thiết kế, dự tốn được cấp có thẩm quyền phê duyệt đảm bảo tiến độ, chất lượng cơng trình, hạng mục theo quy định của Nhà nước. Xí nghiệp quản lý này chịu trách nhiệm quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả cơng trình cấp nước trên địa bàn. Thực hiện chức năng quản lý về con người, quản lý về tài chính đối với vấn đề tài chính của cơng trình cấp nước, báo cáo, quyết tốn, thực hiện nghĩa vụ tài chính với địa phương và quy định của pháp luật.

Biểu đồ 4.4. Trình độ học vấn cán bộ, cơng nhân viên TCN do DNNN quản lý

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Theo kết quả điều tra cụ thể trong bộ máy tổ chức cán bộ quản lý mơ hình cấp nước SHNT theo mơ hình DNNN quản lý thì tổng số cán bộ quản lý, vận hành cơng trình trung bình ở các mơ hình là 13-18 người. Qua điều tra cho thấy số lượng cán bộ là nam giới chiếm tới khoảng 80% trong tổng số, số lượng cán bộ học hết cấp 3 chiếm khoảng 10 %, cịn lại số cán bộ có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm 90 % tổng số cán bộ cơng nhân viên (trong đó: Trung cấp chiếm hơn 32% cịn số cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm hơn 57%); Kkhơng có cán bộ nhân viên trình độ dưới cấp 3 (Biểu đồ 4.4).

9.78 %

32.35 %

57.87 % THPT

Trung cấp Cao đẳng, ĐH,…

Đánh giá

+ Ưu điểm: Mơ hình DNNN quản lý có tính pháp lý cao. DNNN là tổ chức kinh tế tự chủ, có tư cách pháp nhân, có khả năng huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, kể cả việc vay vốn tín dụng, chính vì vậy có thể chủ động trong việc xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý và vận hành.

CBCNV là người có trình độ chun môn, thường xuyên được đi tập huấn, nâng cao trình độ chun mơn. CNV có chun mơn về quản lý, vận hành trạm cấp nước.

+ Nhược điểm: Cán bộ có trình độ chun mơn hóa cao, dẫn đến các chi phí phải chi trả cũng lớn; trong phạm vi hẹp khó áp dụng mơ hình, bởi tính chất mơ hình được áp dụng trong quy mô liên xã, hệ thống cấp nước có cơng suất lớn. Bộ máy quản lý còn hơi cồng kềnh, chưa gọn nhẹ đến mức tối ưu.

4.2.1.2. Mơ hình DNTN quản lý

Theo mơ hình 4.2, mơ hình do DNTN quản lý do UBND huyện phối hợp với Trung tâm NS&VSMT của thành phố thực hiện quản lý, giám sát về việc cung cấp nước SHNT trên địa bàn, DNTN sẽ lập Ban quản lý công trình cấp nước SHNT trên địa bàn.

Biểu đồ 4.5. Trình độ học vấn cán bộ, cơng nhân viên TCN do DNNN quản lý

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Cũng theo sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý ở trên thì Ban quản lý cơng trình cấp nước sinh hoạt là đơn vị chịu trách nhiện quản lý, thi công các cơng trình, hạng mục liên quan đến cơng trình cấp nước sinh hoạt dưới quyền của Chủ đầu tư là UBND xã hoặc UBND huyện Phú Xuyên làm chủ đầu tư theo hồ sơ thiết

5.14 % 29.61 % 65.25% THPT Trung cấp Cao đẳng, ĐH,…

kế, dự tốn được cấp có thẩm quyền phê duyệt đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình, hạng mục theo quy định của Nhà nước. Ban quản lý này chịu trách nhiệm quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả cơng trình cấp nước trên địa bàn.

Để đạt hiệu quả trong vận hành, quản lý cơng trình do DN thành lập nên BQL, cụ thể BQL này tổ chức, sắp xếp hình thành nên các tổ vận hành, bảo dưỡng các cơng trình cấp nước để quản lý cơng trình cấp nước. Tổ vận hành có nhiệm vụ thường xuyên duy tu, vận hành đảm bảo cấp nước cho nhu cầu của người dân đảm bảo cơng suất thiết kế. Ngồi ra cán bộ vận hành cũng là người thực hiện luôn công tác thu tiền sử dụng nước của các hộ hàng tháng theo đồng hồ.

Theo kết quả điều tra cụ thể trong bộ máy tổ chức cán bộ quản lý mơ hình cấp nước SHNT theo mơ hình DNTN quản lý thì tổng số cán bộ quản lý, vận hành cơng trình trung bình ở các mơ hình là 8-10 người (tùy thuộc vào quy mơ của cơng trình mà số tổ vận hành nhiều hay ít dẫn đến số nhân viên trong mỗi mơ hình nhiều hay ít). Qua điều tra cho thấy số lượng nhân viên là nam giới là chủ yếu, chiếm tới khoảng 80% trong tổng số; Số lượng cán bộ, nhân viên học hết cấp 3 chiếm khoảng 5%, còn lại 95% trong tổng số cán bộ nhân viên đều có trình độ từ trung cấp trở lên; khơng có trường hợp nào cán bộ, nhân viên chưa học hết cấp 3 (Biều đồ 4.5).

Đánh giá

+ Ưu điểm: Có cơ sở pháp lý rõ ràng. DN chủ động điều chỉnh nhân sự trong các hạng mục để phù hợp với tính chất cơng việc, trong các cơng trình hợp thức hóa được vai trò cụ thể của các bộ phận, đồng thời mối liên kết giữa cán bộ, nhân viên của BQL cơng trình với DN cũng chặt chẽ. Cán bộ nhân viên có trình độ chun mơn, nghiệp vụ cao, đáp ứng được nhu cầu cũng như sự thay đổi nhanh chóng của cơng việc hiện tại.

Ngồi ra có sự giám sát và hướng dẫn, chỉ đạo của UBND huyện và Trung tâm NS và VSMT thành phố nên các vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức và triển khai thực hiện cơng tác quản lý cơng trình được xử lý kịp thời, nhanh gọn.

Bộ máy gọn nhẹ, chuyên nghiệp, có kinh nghiệm trong lĩnh vực cấp nước. chuyên làm công việc quản lý và vận hành.

Doanh nghiệp là đơn vị trực tiếp xây dựng, quản lý, vận hành cơng trình nên sẽ am hiểu kỹ về cơng trình nên việc quản lý vận hành tối ưu hơn.

4.2.1.3. Mơ hình do cụm hộ quản lý

Tổ vận hành có nhiệm vụ thường xuyên duy tu, vận hành đảm bảo cấp nước cho nhu cầu của người dân đảm bảo cơng suất thiết kế. Ngồi ra cán bộ vận hành cũng là người thực hiện luôn công tác thu tiền sử dụng nước của các hộ hành tháng theo đồng hồ.

Theo kết quả điều tra cụ thể trong bộ máy tổ chức cán bộ quản lý mơ hình cấp nước SHNT theo mơ hình Cụm dân cư quản lý thì tổng số cán bộ quản lý, vận hành cơng trình trung bình ở các mơ hình là 6 tới 8 người người (tùy thuộc vào quy mơ của cơng trình mà số tổ vận hành nhiều hay ít dẫn đến số cán bộ trong mỗi mơ hình nhiều hay ít). Qua điều tra cho thấy số lượng cán bộ là nam giới chiếm 50 % trong tổng số, số lượng cán bộ học hết cấp 3 chiếm khoảng 50%, cịn lại số cán bộ có trình độ từ trung cấp trở lên chủ yếu là các cán bộ của UBND xã kiêm nhiệm như là Trưởng ban, Kế toán.

- Đánh giá

+ Ưu điểm: Việc tổ chức và vận hành bộ máy quản lý cơng trình được thực hiện một cách đơn giản, gọn nhẹ. Mọi việc đều do cụm/ nhóm sử dụng quyết định, ngồi ra có sự giám sát và hướng dẫn, chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên, chính vì thế các vấn đề nảy sinh trong q trình tổ chức và triển khai thực hiện cơng tác quản lý cơng trình được xử lý kịp thời, nhanh gọn.

+ Nhược điểm: Cơ sở pháp lý vẫn chưa được quy định rõ ràng, lý do là bởi Ban quản lý khơng có tư cách pháp nhân nên việc quyết định mọi vấn đế phát sinh đều phải thông qua ý kiến của UBND xã quản lý. Do vậy cơng tác quản lý gặp khơng ít khó khăn. Nhân sự thường xuyên thay đổi theo từng nhiệm kỳ, không được giao trực tiếp quản lý các hoạt động kinh tế; phần lớn cán bộ thiếu chuyên môn nghiệp vụ về quản lý kinh tế.... dẫn đến việc quản lý, sử dụng số tiền nước thu được thường kém hiệu quả, thiếu công khai, minh bạch. Quy mơ của mơ hình rất nhỏ lẻ, khó để nhân rộng và lâu dài.

4.2.1.4. Đánh giá chung bộ máy quản lý

Mỗi mơ hình đều có những ưu, nhược điểm riêng, tuy nhiên các mơ hình đều được thực hiện theo một quy trình tổ chức được trình tự thống nhất, đều có các đơn vị trực thuộc quản lý giám sát quá trình vận hành. Bên cạnh đó, mỗi mơ hình cũng có sự khác biệt về bộ máy quản lý, cụ thể ở bảng 4.9 sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)