3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Phú Xuyên là đơn vị hành chính của Thủ đô, nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội, nằm trên vĩ tuyến 20040’ - 20049’ Bắc và kinh tuyến 105048’ - 106001’ Đông, có tổng diện tích tự nhiên là 17.110,5 ha và có ranh giới như sau:
Phía Bắc giáp huyện Thường Tín;
Phía Nam giáp huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam;
Phía Đông giáp sông Hồng và huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên; Phía Tây giáp huyện Ứng Hòa, Hà Nội.
Hình 3.1. Bản đồ ranh giới huyện Phú Xuyên
Nguồn: UBND huyện Phú Xuyên (2018)
Phú Xuyên cũng có hệ thống giao thông rất thuận lợi, có tuyến đường sắt Bắc-Nam dài gần 12km chạy qua, có trên 30km sông chảy qua đó là sông Hồng, sông Nhuệ, sông Duy Tiên, sông Lương, sông Vân Đình….. tuyến đường thủy sông Hồng dài 17km, tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dài 7km, điểm đầu đường Cầu Giẽ-Ninh Bình, đường Quốc lộ 1A dài 12km trên địa bàn huyện, trung tâm huyện cách Trung tâm Hà Nội khoảng 40km về phía Bắc và cách khu
du lịch Chùa Hương 28 km về phía Tây Nam; huyện còn có đường tỉnh lộ 428, tỉnh lộ 429 đi qua và có các đường liên huyện , liên xã; khu vực nội thành Hà Nội là thị lớn trường tiêu thụ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và đặc biệt là các sản phẩm nông sản (Thanh Tâm, 2011).
Với đặc điểm vị trí địa lý như trên, Phú Xuyên được xem là cửa ngõ thủ đô của Hà Nội, là nơi có vị trí đắc địa cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển sản xuất nông nghiệp, giao lưu hàng hoá và các phương thức, kĩ thuật canh tác mới với các vùng lân cận mang lại hiệu quả kinh tế cao.
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Phú Xuyên có địa hình tương đối bằng phẳng, cao hơn mực nước biển từ 0,5 – 0,6m. Địa hình có hướng dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Theo đặc điểm địa hình, lãnh thổ huyện có thể chia thành hai vùng như sau:
Vùng phía Đông đường quốc lộ 1A gồm các xã: TT Phú Minh, Văn Nhân, Thuỵ Phú, Nam Phong, Nam Triều, Hồng Thái, Khai Thái, Phúc Tiến, Quang Lãng, Minh Tân, Bạch Hạ, Tri Thuỷ, Đại Xuyên. Đây là những xã có địa hình cao hơn mực nước biển khoảng 4m (Thanh Tâm, 2011).
Vùng phía Tây đường quốc lộ 1A gồm các xã: Phượng Dực, Đại Thắng, Văn Hoàng, Hồng Minh, Phú Túc, Chuyên Mỹ, Tri Trung, Hoàng Long, Quang Trung, Sơn Hà, Tân Dân, Vân Từ, TT Phú Xuyên, Phú Yên Châu Can (Thanh Tâm, 2011).
Mặc dù địa hình thấp trũng và ít phù xa bồi đắp hàng năm, đất đai có độ chua cao nhưng người dân vẫn quan tâm phát triển trong lĩnh vực trồng trọt là chủ yếu và trồng 3 vụ/năm: 2 vụ lúa và 1 vụ trồng cây vụ đông. Cây trồng vụ đông chủ lực là cây đậu tương, ngô, khoai lang Nhật Bản; ngoài ra một số ít diện tích gieo trông lạc,rau các loại…(Thanh Tâm, 2011).
3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Huyện Phú Xuyên mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều. Khí hậu cả năm khá ẩm, mùa Đông thỉnh thoảng có chịu ảnh hưởng của những đợt gió mùa Đông Bắc. Khí hậu được chia thành hai mùa rõ rệt: mùa nóng đồng thời là mùa mưa, mùa lạnh đông thời là mùa khô. Điều kiện khí hậu tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc tự nhiên từ nhiều vùng khác nhau. Yếu tố hạn chế là có mùa khô, các cây trồng thường thiếu nước, phải thực hiện chế đố canh
tác phòng chống hạn, vào mùa mưa thường bị mưa, bão, gây ủng nội đồng (Thanh Tâm, 2011).
3.1.1.4. Thuỷ văn
Chảy qua địa phận của Huyện có 03 con sông lớn: Sông Hồng dài 17km, theo hướng Bắc – Nam ở phía đông của Huyện ; Sông Nhuệ dài 17 km theo hướng Tây Bắc – Đông Nam ở phía tây của Huyện; Sông Lương 12,75km theo hướng Bắc Nam là con sông cụt chảy từ Nam Hà qua các xã Minh Tân, Tri Thuỷ, Bạch Hạ, Đại Xuyên và cuối cùng là xã Phúc Tiến (Thanh Tâm, 2011).
Ngoài ra còn các con sông nhỏ khác là sông Duy Tiên 13km, sông Vân Đình 5km, sông Hữu Bành 2km. Hệ thống sông Nhuệ, sông Lương, sông Duy Tiên, Vân Đình, Hữu Bành thuộc hệ thống tưới tiêu do Công ty Thuỷ nông Sông Nhuệ quản lý (Thanh Tâm, 2011).
Trên hệ thống sông Hồng sau khi trạm bơm Khai Thái hoàn thành giải quyết tiêu úng cho trên 6.000 ha đất canh tác của các xã vùng miền Đông và trung Tây, đồng thời lấy nước phù sa của Sông Hồng để phục vụ tưới cho cây trồng và cải tạo đồng ruộng (Thanh Tâm, 2011).
3.1.1.5. Nguồn tài nguyên thiên nhiên
Bảng 3.1. Tình hình đất đai huyện Phú Xuyên
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển bình quân (%) Diện tích ( ha) Cơ cấu (%) Diện tích ( ha) Cơ cấu (%) Tổng DTTN 17.140,60 100,00 17.110,50 100,00 100,01 1.Đất NN 11.329.90 66,20 10.981,90 64,20 99,38 Trước đó đang SXNN 10.438.90 61,00 8.763,70 51,20 96,56 2. Đất phi NN 5.689,80 33,30 6.043,60 35,30 101,21 3.Đất chưa sử dụng 84.90 0,50 84,90 0,50 100,00 4. Đất đô thị 838,40 4,90 100,01
Nguồn: Phòng tài nguyên và Môi trường Phú Xuyên (2017)
- Tài nguyên đất đai: Theo kết quả kiểm kê đất đai ngày 01/01/2017, hiện trạng sử dụng đất của Huyện Phú Xuyên với tổng diện tích đất tự nhiên 17.110,46 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 8.763,68 ha chiếm 51,22%
tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện. Đất trồng cây hàng năm chiếm tới 98,71% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Phần lớn diện tích đât của huyện được sử dụng đúng mục đích nên đã mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao.
- Tài nguyên nước cho sản xuất và sinh hoạt:
Hệ thống sông ngòi huyện Phú Xuyên rất đa dạng và phong phú bao gồm các nhánh sông chính là sông Hồng chạy dọc ranh giới giữa các huyện Phú Xuyên với huyện Khoái Châu - Hưng Yên, đây là con sông lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ thuỷ văn của huyện. Sông Nhuệ chạy dọc qua các xã phía Tây của huyện, phục vụ cho việc tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là tưới tự chảy. Sông Lương chạy dọc các xã Phú Yên, Châu Can và Đại Xuyên nối sông Nhuệ với sông Đáy.
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các con sông như: sông Bìm, sông Hậu Bành, hệ thống máng 7 và các hồ, ao, đầm… nằm rải rác trong và ngoài khu dân cư có tác dụng điều tiết chế độ thuỷ văn.
Nguồn nước mặt đang được sử dụng của huyện chủ yếu lấy từ sông Hồng và sông Nhuệ có hàm lượng phù sa cao, chất lượng tốt, thích hợp cho việc cải tạo đồng ruộng.
- Tài nguyên du lịch:
Du lịch làng nghề đang từng bước tiến triển, một số làng nghệ đã có đoàn khách trong, ngoài nước đến thăm và mua các sản phẩm làng nghề truyền thống. Công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu làng nghề được quan tâm chăm lo, tích cực tổ chức thăm gia hội chợ triển lãm, trưng bày sản phẩm ở nội thành Hà Nội, TP HCM và một số đơn vị bạn trong thành phố.
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
Dân số trung bình năm 2017 là 181,59 nghìn người, trong đó dân số đô thị khoảng 14,5 nghìn người, vùng nông thông là 167,09 nghìn người, mật độ dân số trung bình khoảng 1.003.8 người/km2 (có xu hướng tăng qua các năm ). Dân số năm 2016 ước đạt 182,14 nghìn người.
Theo thống kê năm 2017 tổng số lao động toàn huyện khoảng 94,14 người lao động. Trong đó:
- Lao động nông nghiệp: 37.340 người, chiêm 39,66% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.
35,96% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Lao đông làm thương nghiệp dịch vụ: 22.955 người, chiếm 24,38% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Phú Xuyên
Diễn giải ĐVT 2015 2016 2017
TĐPT BQ (%) 2015-2016 2016-2017
1. Dân số Người 181.8 181.2 181.6 99,93 100,06 Dân số nông thôn Người 167.49 171.9 167.09 100,52 99,29 2. Lao động Người 92.3 93.991 94.145 100,36 100,04 Nông nghiệp Người 69.225 56.206 37.34 95,92 90,28 CN & XD Người 8.584 26.035 33.85 124,85 106,78 Dịch vụ khác Người 14.491 11.75 22.95 94,89 118,23 Cơ cấu lao động % 100,00 100,00 100,00
Nông nghiệp % 75,00 59,80 39,70 CN & XD % 9,30 27,70 36,00
Dịch vụ khác % 15,7 12,5 24,4
Nguồn: Phòng thống kê huyện Phú Xuyên (2018)
Ngoài ra, trong lực lượng lao động nông nghiệp còn cso khoảng 5-10% có tham gia sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề trong thời gian nông nhàn. Tuy nhiên, thời gian tham gia ít nên không tính vào lao động CN_TTCN.
Cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động : Trong giai đoạn 2015- 2017, cơ cấu lao động trên địa bàn huyện Phú Xuyên có xu hướng giảm nhanh cơ cấu lao động nông lâm - ngư nghiệp, tăng cơ cấu lao động công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, cơ cấu lao động nông lâm - ngư nghiệp giảm từ 75,0 % năm 2016 xuống còn 39,66% vào năm 2017, trong khi đó cơ cấu lao động công nghiệp - xây dựng liên tục tăng từ 9,3% năm 2016 lên 35,96% năm 2017.
3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế
hội Đảng bộ huyện Phú Xuyên lần thứ XXIII đã đề ra cơ cấu kinh tế: CN- TTCN-XD chiếm 40%; NN chiếm 26%; TM-DV chiếm 34%. Thu ngân sách tăng 15% trở lên. Xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá ổn định, bền vững, tạo nên giá trị sản xuất cao trên một ha canh tác để cung cấp lương thực, thực phẩm cho thành phố. Tập trung xây dựng khu công nghiệp phụ trợ phía Nam Thủ đô Hà Nội với quy mô khoảng 500 ha, Phát triển tiểu thủ công nghiệp đặc biệt là các nghề truyền thống của địa phương để giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân.
Tính đến thời điểm tháng 7/2018, tình hình kinh tế của huyện Phú Xuyên cũng có những chuyển biến rõ rệt:
- Tổng giá trị sản xuất ước đạt 5.451,62 tỷ đồng, bằng 106,81% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó:
+ Nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 885, 83 tỷ đồng, bằng 106,34 % so với cùng kỳ năm 2017; (tính theo giá so sánh 2010)
+ Thương mại - Dịch vụ ước đạt 3640,33 tỷ đồng, bằng 108,03% so với cùng kỳ năm 2017;
+ Công nghiệp - xây dựng ước đạt 925,46 tỷ đồng, bằng 107,58% so với cùng kỳ năm 2017.
3.2. Đánh giá chung 3.2.1. Thuận lợi 3.2.1. Thuận lợi
- Phú xuyên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, ở cửa ngõ Thủ đô và có các trục đường giao thông đối ngoại đường bộ (như Quốc lộ 1A, đường Pháp Vân- Cầu Giẽ), đường sắt,…góp phần lầm cho nền kinh tế- xã hội phát triển một cách toàn diện, mở rộng thị trường, giao lưu hàng hoá và thu hút vốn đầu tư cũng như chuyển giao công nghệ tiến tiến.
- Phú xuyên được coi là trung tâm sản xuất nông sản của thành phố, đây là tiền đề để tạo đà phát triển cho sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
- Phú xuyên có nhiều ngành nghề truyền thống, và một số những di tích lịch sử, văn hoá và cảnh quan được, là tiềm năng phát triển du lịch…
- Phú xuyên có đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn khá, đội ngũ lao động làng nghề có trình độ khá ổn định, đa số người lao động đã tiếp cận với nền sản xuất hàng hoá. Trình độ dân trí khá cao, một bộ phận dân cư có trình độ sản xuất hàng hoá, năng động với thị trường.
- Phát triển kinh tế đã đạt được một số thành tựu đáng kể: Giá trị tăng thêm (GDP) tăng bình quân 10,55%/năm giai đoạn 2010-2015.
3.2.2. Khó khăn
- Xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, tốc độ phát triển chưa cao, chưa bền vững.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu giống cây trông vật nuôi chư mạnh, công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, công tác dồn điền đổi thửa ở một số cơ sở còn chậm, chưa tạo vùng sản xuất có giá trị hàng hoá tập trung, chưa đa dạng các loại cây có giá trị kinh tế cao.
- Phú xuyên là một một huyện đồng bằng có địa hình thấp trũng, hàng năm lượng mưa từ các vùng lân cận thường gây úng ngập cục bộ trên địa bàn.
- Tạo công ăn việc làm cho người dân lúc nông nhàn là một vấn đề nổi bật, đặc biệt chất lượng lao động chưa cao chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc cải cách , chuyển giao công nghệ.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Tác giả thực hiện chọn điểm nghiên cứu tại địa bàn huyện Phú Xuyên và lựa chọn cụ thể một số xã (đại diện cho các vùng kinh tế của huyện, nơi có các loại mô hình quản lý nước SHNT hiện có trên địa bàn) để điều tra nghiên cứu. Các xã được lựa chọn phải có các yếu tố, đặc điểm hội tụ đầy đủ những nội dung và mục tiêu mà tác giả đã lựa chọn để nghiên cứu.
Phương pháp chọn mẫu điều tra
Tiến hành xây dựng hệ thống chỉ tiêu điều tra cho các loại phiếu điều tra, cụ thể cho các nhóm đối tượng hộ gia đình và cơ quan thực hiện quản lý các mô hình nước sinh hoạt nông thôn.
Lựa chọn tập trung điều tra hình thức tổ chức, cơ chế hoạt động và các yếu tố tác động tới hoạt động của các mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn tại các điểm nghiên cứu.
Trong điều tra tại các điểm nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp phân tổ thống kê theo nhóm hộ (nhóm hộ sử dụng nước từ các công trình cấp nước tập trung được chia nhóm theo mô hình quản lý) và tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên mỗi nhóm 30 hộ/3 mỗi mô hình quản lý NSH để điều tra. (Bảng 3.2)
Kích cỡ mẫu điều tra được tính theo công thức:
= N
1 + . ( )
Trong đó: n: là cỡ mẫu điều tra; N: kích cỡ tổng thể; e: mức sai số chấp nhận (e có giá trị từ 0,05 ÷ 0,1, trong nghiên cứu này lựa chọn e = 0,07).
Với số hộ dân sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước trên địa bàn huyện Phú Xuyên là N = 1610 hộ, kích cỡ mẫu điều tra được tính theo công thức là: n = ~ 181 phiếu. Tuy nhiên do giới hạn bởi điều kiện về thời gian cũng như kinh tế nên tác giả tiến hành nghiên cứu điều tra ½.n = 90 hộ. Tác giả trực tiếp phỏng vấn người dân, cán bộ quản lý các nhà máy nước, nhân viên lắp đặt đường ống nước,…
Bảng 3.2. Chọn mẫu điều tra, đánh giá
Chỉ tiêu Số người (người/ mô hình) Tổng phiếu (Phiếu) Phát ra Thu về Đạt yêu cầu Cán bộ Trung ương 1 1 1 1 Cán bộ quản lý, vận hành mô hình 5 15 13 10 Cán bộ huyện 3 3 3 3 Cán bộ xã 8 8 6 5 Các hộ điều tra
Doanh nghiệp nhà nước quản lý 35
95 100 90
Doanh nghiệp tư nhân quản lý 25 Mô hình do cụm dân cư quản lý 35
3.2.2. Thu thập thông tin, số liệu
3.2.2.1. Thông tin, số liệu thứ cấp
Bảng 3.3. Thông tin cần thu thập và phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
3.2.2.2. Thông tin, số liệu sơ cấp
Các thông tin, số liệu sơ cấp là các số liệu có liên quan đến các mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn tại các điểm nghiên cứu đã lựa chọn và trên địa bàn huyện Phú Xuyên được tác giả điều tra phỏng vấn trực tiếp/ gián tiếp (Bưu điện, email..) theo các phiếu điều tra. Bao gồm:
- Điều tra các hộ sử dụng nước từ các công trình cấp nước phân theo mô