Đánh giá của hộ dân về ảnh hưởng của chính sách đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 99 - 119)

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2018)

Do việc quản lý ở nước ta hiện nay vẫn mang nặng tính áp đặt từ trên xuống, thiếu tính thực tế và do vậy cịn thiếu các quy định rõ ràng, phù hợp với

32% 41% 11% 16% Ảnh hưởng rất lớn Ảnh hưởng lớn Bình thường Khơng ảnh hưởng

thực tế đang phát triển. Việc xây dựng quy định chỉ mang tính tương đối, không phù hợp với điều kiện thực tế của nhiều vùng hoặc đôi khi chỉ được xây dựng lên cho đủ về hình thức. Bên cạnh đó việc thiếu các hướng dẫn cụ thể đã gây ra khơng ít khó khăn cho cơng tác quản lý lĩnh vực cấp NSH & VSMTNT. Trong thời gian tới cần khắc phục ngay những điểm yếu này để việc quản lý đi vào khuôn khổ và tạo tiền đề cho những nội dung khác được thực hiện tốt hơn.

Có tới gần 73% các hộ điều tra cho rằng những bất cập của chính sách đầu tư hiện nay đã cản trở lớn và rất lớn đến công tác quản lý các cơng trình NSH & VSMTNT trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Biểu đồ 4.12).

4.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HỒN THIỆN MƠ HÌNH QUẢN LÝ NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ XUYÊN NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ XUYÊN 4.4.1. Căn cứ và định hướng

4.4.1.1. Căn cứ

* Căn cứ pháp lý

1. Quyết định số 104/2000/Qđ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia cấp nước và vệ sinh nông thôn đến năm 2020.

2. Quyết định số 131/2009/Qđ-TTg ngày 01/11/2009 của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác cơng trình cấp nước sạch nơng thơn;

3. Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2008 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt;

4. Thông tư liên tịch số 95/2009/TTLT-BTC-BXD-BNN ngày 19/5/2009 liên Bộ Tài chính-Bộ Xây dựng-Bộ Nơng nghiệp và PTNT hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn;

5. “Luật tài nguyên nước” do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 5 năm 2009.

* Căn cứ vào thực trạng các mơ hình:

Các mơ hình do cụm dân cư quản lý, người quản lý khơng được đào tạo bài bản, quản lý theo thói quen, kinh nghiệm. Giá nước tính tốn chưa hợp lý nên các mơ hình này chưa tự chủ được tài chính, cịn dựa vào lượng ngân sách ít ỏi khơng đủ trang trải các chi phí sửa chữa lớn cũng như các sửa chữa thường

xuyên, bảo dưỡng và kiểm tra đường ống dẫn nước cũng như các van, khóa nước lâu ngày gây ra tình trạng thất thốt nước. Việc nghiên cứu những khó khăn bất cập trên là rất cần thiết để từ đó đề ra các giải pháp nhằm hồn thiện hơn các mơ hình quản lý nước sạch tại huyện Phú Xuyên hiện nay.

*Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện

Trong giai đoạn vừa qua nguồn kinh phí đầu tư cho lĩnh vực cấp NS & VSMTNT ở nước ta cịn thấp. Tình trung bình trong 10 năm cải cách kinh tế cả nguồn đầu tư của Nhà nước và tài trợ quốc tế mới đầu tư khoảng 0,13 USD cho một người. So với nhu cầu chi phí để xây dựng các cơng trình cấp nước sạch và vệ sinh cơ bản vào khoảng 15 USD cho một người dân thì mức đầu tư của Chính phủ và các nhà tài trợ quốc tế chỉ bằng 1% nhu cầu chi phí xây dựng nêu trên.

Trong giai đoạn phát triển nhanh và sâu rộng về NS & VSMTNT hiện nay, để thúc đẩy hoạt động cấp nước sinh hoạt nông thôn chúng ta cần huy động nguồn tài chính khá lớn phục vụ cho sự phát triển chung. Chính phủ cần có chính sách ưu đãi đầu tư một cách hợp lý đối với lĩnh vực cấp NS & VSMTNT; trong đó chú trọng đẩy mạnh việc tạo nguồn đầu tư mới từ ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí khác phục vụ cho đầu tư xây dựng các cơng trình cấp nước nơng thơn thơng qua nhiều hình thức cung cấp tín dụng, kênh tài chính (ví dụ như Trái phiếu NS & VSMTNT...). Bên cạnh đó các địa phương cũng cần phát huy tính năng động, linh hoạt trong việc vận dụng các chính sách nhằm tạo dựng nguồn tài chính cho cấp nước sinh hoạt nơng thơn của địa phương mình.

Hiện nay do kinh tế ngày càng ổn định, nhận thức của người dân về việc sử dụng nước sạch hợp vệ sinh cũng ngày càng cao, chính vì vậy nhu cầu sử dụng nước sạch của các hộ dân Phú Xuyên rất lớn. Trong khi đó, các mơ hình quản lý nước sạch huyện lại gặp nhiều khó khăn và bất cập. Hiện nay lượng nước thất thốt tại các trạm cấp nước cịn ở mức khá cao. Nếu cứ khai thác bừa bãi và quản lý khơng tốt thì lượng nước sẽ bị cạn kiệt.

4.4.1.2. Định hướng

Định hướng về đầu tư xây dựng cơng trình cấp nước sinh hoạt tại huyện

Phú Xuyên

Từng bước thực hiện công tác xã hội hố cấp nước sinh hoạt nói chung và cấp nước sinh hoạt nơng thơn nói riêng. Ở những nơi người dân có điều kiện về kinh tế khó khăn, thu nhập chủ yếu từ nơng nghiệp, thủ cơng thì cơng trình cấp

nước SHNT do nhà nước đầu tư xây dựng là cần thiết; nhà nước xem xét cấp kinh phí hỗ trợ người dân trong cải tạo, nâng cấp, mở rộng qui mơ hoặc khơi phục cơng trình bị thiên tai phá hoại, cơng trình hiện đang hỏng khơng sử dụng được.

Khuyến khích các tổ chức cá nhân tham gia xây dựng và mở rộng thị trường nước sinh hoạt; thực hiện đầu tư xây dựng các cơng trình cấp nước sinh hoạt theo qui định của pháp luật.

Hàng năm ban quản lý các cơng trình cấp nước sinh hoạt được sử dụng kinh phí thu từ tiền nước, tiền hỗ trợ của các tổ chức, đơn vị tài trợ (nếu có)... để bảo dưỡng, bảo trì, tu sửa, nâng cấp cơng trình cấp nước, mạng lưới đường ống từ ống hút, ống đẩy, các trạm dự trữ hóa chất để xử lý nước đảm bảo cho cơng trình hoạt động bền vững và phát huy hiệu quả, đảm bảo được việc thu, chi.

Khi xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng mới các cơng trình cấp nước sinh hoạt tập trung phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân, đảm bảo sự phù hợp với điều kiện nguồn nước và cơng nghệ; trong đó đặc biệt chú trọng đến kế hoạch khai thác sử dụng bền vững cơng trình.

Quản lý cơng trình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện

Thực hiện rà soát điều chỉnh qui hoạch, kế hoạch đầu tư theo định hướng phát triển hợp lý, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới. Chú trọng công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực cấp nước sinh hoạt, cán bộ quản lý, vận hành, khai thác các cơng trình cấp nước sinh hoạt. Tăng cường kiểm tra giám sát, hướng dẫn thực hiện công tác duy tu bảo dưỡng đảm bảo quản lý khai thỏc cú hiệu quả các cơng trình, góp phần quản lý khai thác nguồn tài nguyên nước theo hướng bền vững, giữ gìn mơi trường sinh thái, đảm bảo sức khoẻ cho người dân.

Quản lý và khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm nguồn nước từ các công trỡnh nhằm đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho nhân dân. Kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm cơng trình, sử dụng lãng phí nguồn nước.

4.4.2. Một số giải pháp hồn thiện mơ hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn huyện Phú Xuyên thôn huyện Phú Xuyên

4.4.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của các mơ hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn huyện Phú Xuyên

nông thôn cần tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

a. Tăng cường công tác truyền thông

Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về nước sạch nói chung, về quản lý vận hành các cơng trình cấp nước tập trung nói riêng để mọi người từ nhà quản lý đến cộng đồng đều thống nhất về tầm quan trọng và đặt đúng vị trí của cơng tác quản lý vận hành ngay trong nhận thức. Trước khi xây dựng hệ thống nước sạch phải thông tin đầy đủ cho cộng đồng về mơ hình tổ chức quản lý, cơ chế hoạt động, giá nước, quyền và trách nhiệm của đơn vị cấp nước và người sử dụng nước... tạo sự đồng thuận cao và sẵn sàng chi trả tiền nước theo giá đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Một số giải pháp truyền thông cụ thể:

- Công bố Quy hoạch trên các website và phương tiện thông tin đại chúng. - Quản lý xây dựng các cơng trình, phân cấp, ủy quyền để quản lý đầu tư thực hiện xây dựng các cơng trình cấp nước và Vệ sinh môi trường nông thôn.

- Thực hiện quản lý khai thác nguồn nước chặt chẽ, hợp lý và đảm bảo hiệu quả, tránh tình trạng khai thác không theo quy hoạch, đặc biệt những khu vực có địa tầng yếu ở trên địa bàn một số khu vực nông thôn.

- Tổ chức truyền thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội và phương tiện thơng tin đại chúng với nhiều hình thức.

- Tổ chức các lớp tập huấn trực tiếp cho người dân tại các thôn, xã về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

b. Lựa chọn mơ hình phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội từng vùng, từng địa phương

Với các hệ thống xây dựng mới, trước khi xây dựng phải cân nhắc lựa chọn mơ hình tổ chức quản lý, vận hành phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội từng vùng, từng địa phương cụ thế. Với các hệ thống đang hoạt động nhưng không hiệu quả, không bền vững, cần rà sốt lại mơ hình, chuyển đổi sang mơ hình phù hợp cùng với việc điều chỉnh lại cơ chế hoạt động, tổ chức bộ máy theo phương thức đấu thầu hoặc đặt hàng.

Mơ hình tổ chức, cơ chế quản lý vận hành phải đảm bảo tính chuyên nghiệp, lực lượng phải được đào tạo, có chun mơn nghiệp vụ đủ năng lực quản lý vận hành theo đúng các tiêu chuẩn hiện hành.

Qua quá trình nghiên cứu đánh giá thực trạng các mơ hình nước sạch nơng thôn trên địa bàn huyện Phú Xun thấy rằng, mơ hình xã hội hóa các cơng trình nước sinh hoạt nơng thơn (mơ hình do DNTN quản lý vận hành) là mơ hình phù hợp, hiệu quả với điệu kiện kinh tế – xã hội của huyện. Bên cạnh đó cần nâng cao vai trị của cộng đồng trong việc giám sát cơng tác quản lý của các mơ hình.

c. Chính sách giá nước phù hợp

Giá thành nước sạch phải được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí hợp lý trong q trình sản xuất, phân phối nước sạch, thuế và lợi nhuận bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị cấp nước và khách hàng sử dụng nước được Uỷ ban nhân dân tỉnh chấp thuận.Giá bán nước sạch được xác định phù hợp với đặc điểm nguồn nước, điều kiện kinh tế - xã hội từng vùng, từng địa phương, từng khu vực do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định trong khung giá do Bộ Tài chính ban hành đảm bảo người dân nơng thơn có thể chi trả.

Trường hợp giá bán nước sạch được quyết định thấp hơn giá thành nước sạch đã được tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý, Ủy ban nhân dân tỉnh phải sử dụng ngân sách địa phương trợ giá, cấp bù phần chênh lệch cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ này. Cũng cần xem xét việc thu tối thiểu 3-4m3/ tháng đối với những hộ sử dụng ít hơn để bù đắp các chi phí bảo dưỡng, quản lý, ghi thu..và cũng là khuyến khích người sử dụng dùng nước hợp vệ sinh tối thiểu cho ăn uống. Với nguyên tắc giá thành dịch vụ được tính đúng tính đủ các chi phí hợp lý, thuế và lợi nhuận định mức, trong đó bao gồm cả khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn là điều kiện để doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng. Khi nguồn vốn của đơn vị quản lý vận hành được giữ vững cũng có nghĩa nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ cho chương trình mục tiêu quốc gia được bảo tồn.

e. Cơ chế tài chính

Thực hiện chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư do Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 131/2009/Q đ-TTg ngày 01/11/2009;

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm thu hút nguồn vốn viện trợ khơng hồn lại và vốn cho vay tín dụng ưu đãi phục vụ xây dựng các cơng trình cấp nước sinh hoạt nơng thơn;

Đa dạng hóa các loại hình đầu tư, quản lý và vận hành; Cho phép, khuyến khích các cơng ty, doanh nghiệp, tư nhân đầu tư xây dựng các trạm cấp nước nông thôn phù hợp quy hoạch;

Thực hiện hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho các doanh nghiệp, các đơn vị sư nghiệp công lập, HTX, tổ hợp tác, tư nhân đầu tư xây dựng cơng trình cấp nước nơng thơn theo Quyết định 131/2009/Q đ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

Ưu đãi về sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp.

d. Giải pháp khoa học công nghệ

- Áp dụng công nghệ mới, trên cơ sở ưu tiên ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, duy trì cơng nghệ truyền thống phù hợp với điều kiện thực tế.

- Phát triển công nghệ cấp nước tiên tiến với các quy mô khác nhau, mở rộng cấp nước đến hộ gia đình, hạn chế phát triển cơng trình cấp nước giếng khoan đường kính nhỏ hộ gia đình. Tiến tới phát triển cấp nước hộ gia đình bằng hệ thống cấp nước sạch tập trung.

- Đánh giá tiêu chuẩn chất lượng nước theo quy định của Bộ Y tế.

- Nghiên cứu, đề xuất nhiều loại hình cơng nghệ mới, giảm giá thành để giúp người dân lựa chọn và áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế.

4.4.2.2. Một số giải pháp hồn thiên mơ hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn huyện Phú Xuyên

Từ nghiên cứu đánh giá thực trạng các mơ hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện Phú Xun thấy rằng mơ hình do cụm dân cư quản lý là một mơ hình thiếu bền vững; khơng cịn phù hợp với đặc điểm tự nhiên, cũng như điều kiện kinh tế xã hội của huyện Phú Xuyên. Mơ hình DNNN và DNTN quản lý là hai mơ hình phù hợp với đặc điểm tự nhiên, cũng như điều kiện kinh tế xã hội của huyện Phú Xuyên hiện tại và dự kiến trong tương lai. Trong đó mơ hình do DNTN quản lý vận hành là mơ hình phù hợp nhất đối với bối cảnh hiện tại của huyện hiện tại chính vì vậy cần thay thế mơ hình cụm dân cư quản lý bằng mơ hình DNTN quản lý. Cụ thể một số giải pháp hoàn thiện mơ hình do DNNN và DNTN quản lý vận hành như sau:

a. Đối với mơ hình DNNN quản lý

Doanh nghiệp: Về cách tổ chức mơ hình vẫn theo cơ chế cũ, tuy nhiên cần phải áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tìm ra những biện pháp tối ưunhất để làm giảm tỷ lệ thất thốt nước, giảm chi phí để giảm giá thành nước. Cần khuyến

khích người dân sử dụng nhiều nước hơn, mở rộng vùng cấp nước ra các xã xung quanh để phát huy tối đa công suất của trạm cấp nước, giảm giá thành nước.

Nhà nước: Chính quyền địa phương cần hỗ trợ DN trong quá trình hoạt động trên địa bàn để bảo vệ các cơng trình cấp nước. Chính quyền các cấp tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 99 - 119)