Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của mơ hình quản lý nước sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 31 - 34)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về mơ hình quản lý nước sinh hoạt nơng thôn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của mơ hình quản lý nước sinh hoạt

Việc đánh giá các mơ hình cung cấp nước sinh hoạt nông thôn là rất quan trọng. Từ kết quả đánh giá này giúp cho chính quyền địa phương quyết định và lựa chọn mơ hình cho phù hợp với địa phương mình. Theo Bộ NN - PTNT (2016) đánh giá mơ hình cung cấp nước tập chung vào các vấn đề chính như sau:

+ Đánh giá hệ thống tổ chức bộ máy quản lý: Đánh giá những ưu nhược điểm về tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý. Đánh giá về trình độ vận hành của CBCNV, về mức độ thu hút được lực lượng cơng nhân có trình độ tay nghề cao... + Đánh giá chất lượng dịch vụ cung cấp nước: Chất lượng nước cấp có đảm bảo hợp vệ sinh theo Quy chuẩn 02 của Bộ Y tế không, thời gian cấp nước là bao nhiêu (giờ/ngày), áp lực và lưu lượng nước có đảm bảo theo yêu cầu của nhân dân không, cơng tác sửa chữa các sự cố có kịp thời khơng, thái độ phục vụ của CBCNV có tốt khơng...

+ Đánh giá cơ chế quản lý tài chính: Đánh giá xem giá nước đã được tính đúng tính đủ chưa, tình hình thất thốt, thất thu bao nhiêu %. Chi phí cho vận hành và bảo dưỡng hàng năm là bao nhiêu... Mơ hình có đem lại hiệu quả kinh tế khơng, đã đủ bù đắp các chi phí chưa.

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của mơ hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn hoạt nông thôn

Sơ đồ 2.1. Khung tiếp cận phát triển và quản lý hệ thống cấp nước tập trung của Madeleen Wegelin-Schuringa

Nguồn: Mariela Garcia Vargas (2007)

Mơ hình quản lý Cơ chế, chính sách Điều kiện tự nhiên Kĩ thuật công nghệ Kinh tế – xã hội

2.1.4.1. Điều kiện tự nhiên

Việc xây dựng cơng trình CNTT cần quan tâm đến trữ lượng và chất

lượng nguồn nước theo từng khu vực và tác động của các yếu tố thời tiết (mùa khô, mùa mưa) đến nguồn nước. Điều kiện địa hình và nguồn nước sẽ quyết định việc hình thành phương án thiết kế xây dựng cơng trình và để đảm bảo duy trì được nguồn nước theo tự nhiên cần trú trọng công tác bảo vệ môi trường, quản lý nguồn nước ngọt, quản lý nước thải và giảm thiểu yếu tố rủi ro do thiên tai cho môi trường nước (Mariela Garcia Vargas, 2007).

2.1.4.2. Kinh tế – xã hội

+ Trình độ dân trí khu vực phục vụ của cơng trình CNTT có liên quan trực

tiếp đến số lượng khách hàng của đơn vị cấp nước, hành vi vệ sinh sức khỏe và nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng trong việc sử dụng nước hợp vệ sinh sẽ giúp người sử dụng có sự hợp tác cao hơn với đơn vị cấp nước trong quản lý vận hành cũng như chi trả chi phí cho lượng nước sử dụng (Mariela Garcia Vargas, 2007).

+ Bên cạnh đó, mức độ tham gia của cộng đồng trong việc sử dụng nước từ các cơng trình CNTT sẽ giúp duy trì sự hoạt động của cơng trình, hạn chế và sử lý kịp thời các sự cố, nâng cao tính tự chủ, năng động, bình đẳng giới góp phần vào giải phóng sức lao động (so với sử dụng nguồn nước truyền thống). Để phát huy tốt vai trò của việc hoạch định các chỉ tiêu kinh tế, nước sạch cần phải được xem là hàng hóa có giá trị kinh tế và xã hội, từ đó xây dựng và thực hiện cơ chế tín dụng phù hợp bao gồm cả việc tiếp cận các hệ thống tín dụng để đảm bảo có đủ chi phí cho hoạt động của cơng trình, song song với cơng tác này đẩy mạnh tun truyền nâng cao nhận thức cho người sử dụng giúp tăng số lượng khách hàng để đảm bảo nguồn thu cho đơn vị (thu đủ chi) (Mariela Garcia Vargas, 2007).

+ Điều kiện kinh tế hộ gia đình của người dân: Mức sống của các địa bàn dân cư càng cao thì nhu cầu về nước sạch, cũng như nước hợp vệ sinh càng lớn. Các địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn, các cơng trình cấp nước được xây dựng lên nhưng rất khó để duy trì, phát triển, bởi lẽ các nguồn thu để duy trì cơng trình rất hạn chế. Các địa phương có điều kiện kinh tế họ sẵn sàng chi trả để được sử dụng các dịch vụ tốt; do đó vấn đề kinh tế ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh (Mariela Garcia Vargas, 2007).

+ Trình độ học vấn, chun mơn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý: Các cán bộ, CNV quản lý có trình độ học vấn cao, được đào tạo chuyên sâu sẽ có điều

kiện để phát huy các cơng trình cung cấp nước sinh hoạt hơn so với các cán bộ ít được đào tạo. Các cơng trình có cán bộ có chun mơn tốt sẽ vận hành cũng như quản lý tốt, khắc phục các tình huống sự cố cũng đơn giản hơn, chuyên nghiệp hơn. Do đó vấn đề chuyên môn của cán bộ quản lý, vận hành các cơng trình cần đặc biệt phải quan tâm (Mariela Garcia Vargas, 2007).

+ Khả năng tiếp nhận thông tin của người dân: Khả năng tiếp nhận thông tin của người dân cũng như ý thức của người dân tốt sẽ giúp cho quá trình quản lý được dễ dàng hơn, dễ thích nghi với những thơng tin tích cực mang tính mới, tính cộng đồng… (Mariela Garcia Vargas, 2007).

+ Ý thức về vấn đề dùng nước sạch: Khi các hộ dân có ý thức về vấn đề dùng nước sạch, nước hợp vệ sinh thì các vấn đề về giải pháp liên quan mới nhanh được đưa ra và giải quyết; Ý thức, tính chủ động của các hộ dân càng cao thì các vấn đề về hạn chế trong cuộc song càng nhanh được giải quyết, nếu họ khơng có ý thức hoặc khơng muốn sử dụng nước từ các cơng trình cấp nước sinh hoạt thì các tổ chức, ban ngành địa phương có triển khai thì cũng khơng thể đạt hiệu quả (Mariela Garcia Vargas, 2007).

2.1.4.3. Kỹ thuật - Công nghệ

+ Chất lượng đầu tư, xây dựng cơng trình: Yếu tố kỹ thuật - công nghệ (KT - CN) phải phù hợp với quy mơ cơng trình, trình độ vận hành, yêu cầu về chất lượng dịch vụ, khả năng đáp ứng linh - phụ kiện đảm bảo tính đồng bộ và giảm tối đa chi phí vận hành bảo dưỡng. KT - CN được lựa chọn căn cứ vào nguồn nước (đầu vào) và công suất của nhà máy (đầu ra), công nghệ không phù hợp có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng nước cung cấp, bên cạnh đó gây ra lãng phí trong đầu tư xây dựng hoặc tăng chi phí phải trả của người sử. Ngồi ra, KT - CN còn phụ thuộc vào định mức đầu tư của chính phủ và các nhà tài trợ (Mariela Garcia Vargas, 2007).

2.1.4.4. Cơ chế và chính sách của Nhà nước

Với mục đích nâng cao tỷ lệ người dân được sử dụng nước hợp về sinh, môi trường pháp lý đã và đang hỗ trợ cho sự hoạt động của cơng trình CNTT trong đó có khuyến khích đẩy mạnh quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư xây dựng cơng trình cũng như phát huy được các lợi thế trong quản lý vận hành cơng trình CNTT khi vận dụng mơ hình quản lý là doanh nghiệp tư nhân (tiết kiệm chi phí, cạnh tranh nâng cao chất lượng- dịch vụ,

xử lý kịp thời sự cố,...); Ngoài ra đối với các cơng trình CNTT có điều kiện quản lý vận hành khó khăn cũng có những chính sách nâng cao mối quan hệ giữa đơn vị quản lý với cộng đồng người sử dụng, theo đó nâng cao vai trị của cộng đồng trong quản lý vận hành cơng trình, tăng cường truyền thơng và đối thoại, khuyến khích mơ hình quản lý phi tập trung để tiết kiệm chi phí quản lý góp phần giảm giá thành sản phẩm (m3 nước) (Mariela Garcia Vargas, 2007).

Các cơ chế chính sách cụ thể: Chính sách dân chủ cơ sở; Mơi trường pháp lý hỗ trợ; Mơ hình đối tác cơng - tư (PPP) được khuyến khích phát triển; Các chính sách về đầu tư, thu hút đầu tư …. ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng của cơng trình cung cấp nước sinh hoạt (Mariela Garcia Vargas, 2007).

Khái quát lại, trên cơ sở phân tích từng yếu tố tác động đến mơ hình cấp nước theo các cách tiếp cận trên đây, có thể nhận thấy các nhân tố có tác động đến tính bền vững của việc quản lý các cơng trình cấp nước cấp nước sạch nơng thôn phụ thuộc vào các yếu tố: kinh tế - tài chính; văn hóa - xã hội; Cơ chế và chính sách của Nhà nước cơng nghệ-kỹ thuật. Các nhóm nhân tố trên sẽ tác động lên sự hình thành và phát triển của những quy trình quản lý cơ bản trong lĩnh vực cấp nước, dẫn đến những thành công làm thay đổi diện mạo cho mơ hình cấp nước tập trung, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước và tổ chức hỗ trợ bao gồm: (i) Nâng cao nhu cầu nước sạch, vệ sinh, sức khỏe cộng đồng; (ii) Hỗ trợ áp dụng phương pháp tiếp cận theo nhu cầu trong lập kế hoạch và quy hoạch tổng thể; đưa cộng đồng thành một bên hữu quan trong q trình đối thoại chính sách, lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá; (iii) Nâng cao năng lực cho cộng đồng lựa chọn cơng nghệ phù hợp có tính đến chi phí vận hành và bảo dưỡng, hài hòa yêu cầu về kỹ thuật và vấn đề kinh tế - xã hội; tiến hành phân cấp và giao quyền, trách nhiệm và nguồn lực phát triển nông thôn cho chính người dân địa phương; (iv) Nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý Nhà nước và thực thi các cấp; áp dụng giám sát và đánh giá hiệu quả, hiệu lực của hệ thống (Mariela Garcia Vargas, 2007).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)