Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 49)

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Tác giả thực hiện chọn điểm nghiên cứu tại địa bàn huyện Phú Xuyên và lựa chọn cụ thể một số xã (đại diện cho các vùng kinh tế của huyện, nơi có các loại mô hình quản lý nước SHNT hiện có trên địa bàn) để điều tra nghiên cứu. Các xã được lựa chọn phải có các yếu tố, đặc điểm hội tụ đầy đủ những nội dung và mục tiêu mà tác giả đã lựa chọn để nghiên cứu.

Phương pháp chọn mẫu điều tra

Tiến hành xây dựng hệ thống chỉ tiêu điều tra cho các loại phiếu điều tra, cụ thể cho các nhóm đối tượng hộ gia đình và cơ quan thực hiện quản lý các mô hình nước sinh hoạt nông thôn.

Lựa chọn tập trung điều tra hình thức tổ chức, cơ chế hoạt động và các yếu tố tác động tới hoạt động của các mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn tại các điểm nghiên cứu.

Trong điều tra tại các điểm nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp phân tổ thống kê theo nhóm hộ (nhóm hộ sử dụng nước từ các công trình cấp nước tập trung được chia nhóm theo mô hình quản lý) và tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên mỗi nhóm 30 hộ/3 mỗi mô hình quản lý NSH để điều tra. (Bảng 3.2)

Kích cỡ mẫu điều tra được tính theo công thức:

= N

1 + . ( )

Trong đó: n: là cỡ mẫu điều tra; N: kích cỡ tổng thể; e: mức sai số chấp nhận (e có giá trị từ 0,05 ÷ 0,1, trong nghiên cứu này lựa chọn e = 0,07).

Với số hộ dân sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước trên địa bàn huyện Phú Xuyên là N = 1610 hộ, kích cỡ mẫu điều tra được tính theo công thức là: n = ~ 181 phiếu. Tuy nhiên do giới hạn bởi điều kiện về thời gian cũng như kinh tế nên tác giả tiến hành nghiên cứu điều tra ½.n = 90 hộ. Tác giả trực tiếp phỏng vấn người dân, cán bộ quản lý các nhà máy nước, nhân viên lắp đặt đường ống nước,…

Bảng 3.2. Chọn mẫu điều tra, đánh giá

Chỉ tiêu Số người (người/ mô hình) Tổng phiếu (Phiếu) Phát ra Thu về Đạt yêu cầu Cán bộ Trung ương 1 1 1 1 Cán bộ quản lý, vận hành mô hình 5 15 13 10 Cán bộ huyện 3 3 3 3 Cán bộ xã 8 8 6 5 Các hộ điều tra

Doanh nghiệp nhà nước quản lý 35

95 100 90

Doanh nghiệp tư nhân quản lý 25 Mô hình do cụm dân cư quản lý 35

3.2.2. Thu thập thông tin, số liệu

3.2.2.1. Thông tin, số liệu thứ cấp

Bảng 3.3. Thông tin cần thu thập và phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

3.2.2.2. Thông tin, số liệu sơ cấp

Các thông tin, số liệu sơ cấp là các số liệu có liên quan đến các mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn tại các điểm nghiên cứu đã lựa chọn và trên địa bàn huyện Phú Xuyên được tác giả điều tra phỏng vấn trực tiếp/ gián tiếp (Bưu điện, email..) theo các phiếu điều tra. Bao gồm:

- Điều tra các hộ sử dụng nước từ các công trình cấp nước phân theo mô hình quản lý.

- Điều tra thực tế công tác quản lý nhà nước về nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn: Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ lãnh đạo các đơn vị: Huyện uỷ, UBND huyện Phú Xuyên; Trung tâm nước sinh hoạt và VSMTNT thành phố Hà Nội; UBND các xã được chọn làm điểm nghiên cứu; một số người trực tiếp tham gia quản lý đầu tư xây dựng và quản lý vận hành các công trình cấp nước tập

Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp thu thập Cấp TW &

huyện 04 người

Thông tin đặc điểm kinh tế xã hội của huyện, công tác quản lý NSHNT trên địa bàn huyện.

Phỏng vấn Cán bộ quản lý, vận hành mô hình 05 người/mô hình

Nội dung theo phiếu điều tra (PL) Bên cạnh đó phỏng vẫn trực tiếp 1 số cán bộ chủ chốt (Giám đốc, phó giám đốc, kế toán,…)

Phỏng vấn qua phiếu điều tra hoặc trực tiếp

Cấp xã 1 - 2

người/xã

Tình hình thực hiện công tác quản

lý NSHNT của xã. Phỏng vấn

Cấp cơ sở (Hộ)

35 hộ/mô hình

Nội dung theo phiếu điều tra (PL) Bên cạnh đó phỏng vẫn trực tiếp 1 số hộ

Phỏng vấn qua phiếu điều tra và quan sát

trung tại điểm nghiên cứu; Một số hộ gia đình sử dụng nước từ các CT cấp nước tập trung.

3.2.3. Xử lý và phân tích thông tin, số liệu

3.2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu

- Xử lý thông tin thứ cấp: Tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

- Xử lý thông tin sơ cấp: (i) Thông tin định tính: Tổng hợp, phân loại và so sánh; (ii) Thông tin định lượng: Xử lý số liệu điều tra bằng phần mềm Excel.

3.2.3.2. Phương pháp phân tích đánh giá

- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu thống kê để mô tả hiện trạng các mô hình cấp nước trên địa bàn và các nhân tố ảnh hưởng đến công trình cấp nước.

- Phương pháp thống kê so sánh và phân tổ: Từ việc phân tổ thống kê các mô hình quản lý nước sinh hoạt, tác giả tiến hành so sánh các mô hình với nhau về tình hình hoạt động, mức độ đáp ứng cung cấp nước, chất lượng nước... Trên cơ sở đó xác định hạn chế giữa các mô hình để từ đó lựa chọn và xây dựng mô hình quản lý phù hợp với các khu vực cụ thể trong huyện.

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô và công tác quản lý

+ Số lượng từng loại mô hình;

+ Sản lượng nước của từng mô hình cung cấp;

+ Số hộ dân mà từng mô hình cung cấp nước sinh hoạt; + Bình quân số dân/ công trình cấp nước sinh hoạt; + Bộ máy quản lý của từng loại mô hình;

+ Trình độ học vấn, chuyên môn của cán bộ, công nhân quản lý, vận hành; + Số cán bộ, công nhân đã qua đào tạo, tập huấn.

-Nhóm chỉ tiêu phản ánh về chất lượng dịch vụ

+ Số lần hỏng hóc của các trạm trong 01 năm;

+ Số lượt kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng các trạm cấp nước của từng mô hình quản lý;

+ Mức độ hài lòng (năng lực phục vụ, chất lượng nước...) của người dân đối với từng loại mô hình;

+ Môi trường xung quanh các trạm cấp nước.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của mô hình quản lý

+ Tỷ lệ thất thoát nước; + Giá nước của từng mô hình; + Lợi nhuận của từng loại mô hình;

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CÁC MÔ HÌNH QUẢN LÝ NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ XUYÊN NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ XUYÊN

4.1.1. Thực trạng nguồn nước sinh hoạt nông thôn huyện Phú Xuyên

Huyện Phú Xuyên hiện nay có 124 làng có nghề, giải quyết việc làm cho hơn 70% lao động nông thôn. Đây là một thế mạnh của huyện trong tiêu chí nâng cao thu nhập luôn đạt rất cao tại hầu hết các xã, thị trấn trên toàn huyện. Nếu như năm 2012, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 16 - 17 triệu đồng/người, thì năm 2017 đã gần 30 triệu đồng/ người/ năm (Phòng Kinh tế huyện Phú Xuyên, 2017). Thu nhập cao cho phép người dân được hưởng cuộc sống vật chất ổn định, tạo điều kiện để huyện thực hiện xã hội hóa nhiều mặt trong cuộc sống. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển kinh tế tại các làng nghề chính là vấn nạn ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng. Hiện nay hàng trăm làng nghề vẫn thải trực tiếp ra môi trường mà không hề có biện pháp xử lý nào triệt để. Điển hình là các xã có nghề giết mổ, da giày, thủ công mỹ nghệ như Phú Yên, Tri Thủy, Quang Lãng,…

Tại xã Tri Thủy thì khi giết mổ một con trâu, bò cần khoảng 2m3 nước. Chỉ tính riêng thôn Bái Đô, xã Tri Thủy với gần 100 lò giết mổ, mỗi lò giết vài chục con/ ngày/ đêm thì lượng nước thải sau giết mổ đã có thể lên đến hàng nghìn m3 nước. Điều đáng nói là lượng nước này xả thẳng ra cống rãnh và ao hồ trong làng gây ô nhiễm nguồn nước mặt một cách nghiêm trọng.

Hộp 4.1. Ý kiến người dân về ô nhiễm làng nghề xã Phú Yên

Ông Nguyễn Danh Thắng thôn Giẽ Thượng, xã Phú Yên có nhà gần sông Nhuệ cho biết: Nước sông Nhuệ, cùng với rác thải làng nghề khiến cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nhà máy rác thải Hà Nam hoạt động thế nào chứ ngày nào cũng gió thổi mùi khó chịu, mà xã Châu Can là nơi hứng chịu đầu tiên. Chưa kể, nhiều người dân còn mang rác ra đốt khiến không khí trở nên ngột ngạt.

Nguồn: Hà Nội (ngày 26/3/2018)

Cũng giống như Tri Thủy, môi trường ở xã Phú Yên cũng đang bị rác thải từ nghề thủ công da giày bủa vây. Hiện người dân đang phải ngày đêm sống trong ô nhiễm không khí và nguồn nước từ sông Nhuệ, do rác thải toàn khu vực đều đổ thẳng ra con sông vốn trước đây là nguồn nước tưới cho những bờ xôi,

ruộng mật của Phú Yên và các vùng lân cận.

Tại xã Vân Từ, nơi có nghề thủ công may mặc thì vấn đề xử lý rác thải tuy có nhẹ hơn nhưng vẫn còn nan giải. Dù rác thải đã được thu gom, tập kết vào bãi, song vấn đề xử lý rác lại không được tiến hành triệt để do lượng rác thải quá lớn và ý thức người dân chưa cao, cho nên tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn chưa được giải quyết.

Hộp 4.2. Ý kiến người dân về ô nhiễm làng nghề

Anh Nguyễn Văn Cảnh, xã Vân Từ, chủ cơ sở sản xuất may mặc trong xã cho chúng tôi biết, mỗi tháng cơ sở của anh có khoảng 2, 3 tạ rác được thu gom nhưng phần lớn đều được xử lý bằng cách đốt dẫn đến không khí bị ô nhiễm.

Nguồn: Hà Nội (ngày 26/3/2018)

Hiện nay, trên địa bàn toàn huyện Phú Xuyên có gần 40 điểm rác thải sinh hoạt và rác thải làng nghề tồn tại. Điều đáng nói số rác thải này đã tồn đọng từ năm 2009 đến nay với số lượng ước lên tới hơn 30 nghìn m3. Đây chính là mối đe dọa thường trực đến môi trường và nguồn nước mặt cũng như nước ngầm trong khu vực hiện nay (Phòng kinh tế huyện Phú Xuyên, 2017).

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết hiện tỷ lệ người dân trên địa bàn huyện được sử dụng nước hợp vệ sinh là 100%. Nhưng điều đáng nói là trong 100% này chỉ có gần 22% người dân được sử dụng nước sạch từ các nhà máy nước trên địa bàn, còn lại hơn 78% số dân vẫn sử dụng nước giếng khoan, nước mưa cho sinh hoạt (Phòng kinh tế huyện Phú Xuyên, 2017). Chính vì vậy, nhu cầu được sử dụng nguồn nước sạch của người dân là vô cùng chính đáng.

4.1.2. Tình hình chung về khai thác và sử dụng nước sinh hoạt nông thôn huyện Phú Xuyên huyện Phú Xuyên

4.1.2.1. Về xây dựng công trình nước sinh hoạt nông thôn huyện Phú Xuyên

a. Mô hình cấp nước sinh hoạt nông thôn do doanh nghiệp nhà nước quản lý (Chi nhánh xí nghiệp nước sạch Phú Xuyên)

Mô hình nước sạch do doanh nghiệp nhà nước hiện nay có 3 trung tâm nhà máy với tổng công suất của 3 nhà máy cung cấp nước sạch là 2900 m3/ngày đêm cung cấp phục vụ cho trên 2 vạn người dân gồm:

+ Nhà máy cung cấp nước sạch thị trấn Phú Xuyên với công suất thiết kế của nhà máy là 2.000 m3/ngày đêm cung cấp nước sạch phục vụ cho 12.456

người dân của 3 xã, thị trấn đó là: thị trấn Phú Xuyên và cơ quan huyện, thôn Nội Hợp, xã Nam Phong; thôn Cổ Chế, thôn Ứng Hòa, xã Phúc Tiến (UBND huyện Phú Xuyên, 2018).

+ Nhà máy cung cấp nước sạch tiểu khu Đại Đồng với công suất thiết kế 350 m3/ngày đêm cung cấp nước sạch phục vụ cho 3.728 người dân thuộc 2 thôn Đại Đồng đông và Đại Đồng Nam (UBND huyện Phú Xuyên, 2018).

+ Nhà máy cung cấp nước sạch thị trấn Phú Minh với công suất 550 m3/ngày đêm cung cấp nước sạch phục vụ cho 6.204 người thuộc 5 tiểu khu thị trấn (UBND huyện Phú Xuyên, 2018).

b. Mô hình cấp nước tập trung do cụm dân cư quản lý

(1) Thôn Giẽ Thượng, xã Phú Yên áp dụng mô hình cụm hộ đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho 18 hộ gia đình (UBND huyện Phú Xuyên, 2018).

- Địa điểm lắp đặt: tại nhà ông Nguyễn Đại Hoan và ông Nguyễn Đức Hiệp (thôn Giẽ Thượng, xã Phú Yên).

- Bình lọc nước tại xã Phú Yên có nhãn Canature do chuyên gia Đức mang đến và hướng dẫn vận hành (2 – 3 ngày rửa lọc một lần, mỗi lần 15 phút)

- Quản lý và vận hành: Các hộ dân cư cử 1 hộ đại diện quản lý và vận hành. - Năm xây dựng hoàn thành: 2016.

(2) Xã Chuyên Mỹ: Lắp đặt 02 thiết bị lọc nước Katalox Light cung cấp nước sạch cho 22 hộ gia đình (UBND huyện Phú Xuyên, 2018).

- Địa điểm lắp đặt: tại nhà ông Đặng Văn Thắng (thôn Bối Khê, xã Chuyên Mỹ), ông Dương Văn Hiệp (thôn Đồng Vinh, xã Chuyên Mỹ) (UBND huyện Phú Xuyên, 2018).

- Bình lọc nước tại xã Chuyên Mỹ có nhãn Wave Cyber do chuyên gia Đức mang đến và hướng dẫn vận hành (2 – 3 ngày rửa lọc một lần, mỗi lần 15 phút)

- Quản lý và vận hành: Các hộ dân cư cử 1 hộ đại diện quản lý và vận hành. - Năm xây dựng hoàn thành: 2016.

c. Mô hình cấp nước tập trung do doanh nghiệp tư nhân quản lý

Mô hình cấp nước sinh hoạt nông thôn do các doanh nghiệp tư nhân quản lý là: Công ty Cổ phần nước sạch Hà Nam:

+ Có 348 hộ dân thôn Thần Quy, xã Minh Tân hiện nay đang dùng nước sạch được kết nối từ Trạm cấp nước của Công ty Cổ phần nước sạch Hà Nam từ năm 2009 (UBND huyện Phú Xuyên, 2018).

+ Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của nhân dân trên địa bàn, thực hiện chủ trương kêu gọi xã hội hóa đầu tư dự án nước sạch cho khu vực nông thôn và trên cơ sở đề xuất của Công ty cổ phần nước sạch Hà Nam. Ngày 02/10/2017 UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 6818/QĐ-UBND về việc chấp thuận cho Công ty Cổ phần nước sạch Hà Nam thực hiện dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước cho 28 đơn vị hành chính (bao gồm các khu công nghiệp, cụm công nghiệp) huyện Phú Xuyên. Đến thời điểm hiện tại Công ty Cổ phần nước sạch Hà Nam đã triển khai cấp nước cho có 150 hộ dân tại các thôn Mai Trang, Thành Lập 1, Thành Lập 2, Bái xuyên và Đồng Lạc xã Minh Tân (UBND huyện Phú Xuyên, 2018).

4.1.2.2. Về khai thác và sử dụng nước sinh hoạt nông thôn huyện Phú Xuyên

a. Các loại hình cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện

Theo thống kê và kết quả điều tra thực tế cho thấy, các loại hình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện Phú Xuyên bao gồm: Loại hình cấp nước nhỏ lẻ: Bể, lu chứa nước mưa; Giếng khơi, giếng khoan đường kính nhỏ (hộ gia đình); Giếng làng (sử dụng chung cho một nhóm hộ gia đình). Và loại hình cấp nước tập trung (Hệ thống cấp nước tự chảy).

Hiện tại nước mặt của hệ thống sông Nhuệ, ao, hồ, đầm trên địa bàn huyện bị ô nhiễm nặng; nước ngầm cũng đang bị ô nhiễm kim loại nặng đặc biệt là nhiễm Asen vượt quá mức quy định gấp nhiều lần, ảnh hưởng lớn đến nguồn nước sinh hoạt và sức khoẻ nhân dân. Nhưng có tới trên 17 vạn người dân chiếm trên 78% tổng số dân trong huyện sử dụng nước sinh hoạt hằng ngày bằng nước giếng khoan, giếng đào và bể chứa nước mưa. Tỉ lệ người dân được sử dụng nguồn nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh chiếm rất ít và chỉ chiếm gần 22% trên tổng số hộ dân toàn huyện. (Biểu đồ 4.1) Điều này là một trở ngại lớn cũng như ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như cuộc sống người dân trong huyện. Rất nhiều hộ dân trong huyện ở một số làng nghề đã bị mắc các bệnh về da do nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm.

Biểu đồ 4.1. Tỉ lệ người dân sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ các công trình cấp nước trên địa bàn huyện

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo KT XH huyện Phú xuyên (2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)