Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ 1 đến 3 tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 27 - 33)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản của đề tài

1.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ 1 đến 3 tuổi

Trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôi tập trung vào phân tích những ĐĐNN của trẻ biểu hiện trong môi trƣờng nhà trẻ trên ba mặt: NN diễn đạt (ngôn ngữ nói), NN cảm nhận (khả năng nghe hiểu ngôn ngữ), và tƣơng tác xã hội (trẻ sử dụng NN trong các mối quan hệ).

1.2.2.1. Đặc điểm nghe hiểu (ngôn ngữ cảm nhận)

Trong số các khả năng NN ở trẻ nhỏ, nghe hiểu là khả năng phát triển sớm nhất, mọi trẻ đểu hiểu biết về một từ trƣớc khi có thể phát âm từ đó. Mặt khác, xét về số lƣợng, từ vựng cảm nhận của trẻ thƣờng lớn hơn nhiều lần so với từ vựng phát âm. Sự phát triển của khả năng nghe hiểu trong những năm đầu học nói đƣợc đặc trƣng theo từng giai đoạn:

- Từ 3 – 8 tháng tuổi: Trẻ tiếp nhận NN bằng việc lắng nghe, chƣa đủ khả năng để có thể hiểu ý nghĩa của các từ ngữ, nghĩa là chƣa nắm bắt đƣợc khái niệm và các mối liên hệ giữa các sự vật hiện tƣợng xung quanh.

- Từ 8 – 12 tháng tuổi: Trẻ chƣa thực sự thấu hiểu các từ. Đôi khi trẻ hiểu đƣợc phần lớn điều ngƣời khác nói, thậm chí còn có khả năng làm theo một số chỉ dẫn, nhƣng thực tế đến hết năm đầu tiên này, sự hiểu biết các từ giới hạn ở vài từ mô tả ngƣời, vật đã biết. Trẻ còn phụ thuộc vào những dấu hiệu thật rõ ràng do cử chỉ, âm điệu của ngƣời khác và tình huống đang xảy ra.

- Từ 12 – 18 tháng: Nhờ tích cực hoạt động với đồ vật, khám phá thế giới xung quanh mà vốn hiểu biết của trẻ ngày một đƣợc tích lũy. Do đó, vốn từ vựng cảm nhận của trẻ phát triển nhanh chóng. Trẻ có thể nắm bắt đƣợc hình dạng (thuộc tính bề ngoài), chức năng công dụng (mục đích đáp ứng) của một số sự vật hiện tƣợng quanh trẻ: những món đồ chơi, vật dụng trong nhà. Ngoài ra, trẻ có thể hiểu và làm theo những chỉ dẫn đơn giản nhƣ lấy hoặc cất đồ đúng chỗ; đội mũ lên đầu, bỏ thìa vào cốc...

- Từ 18 – 24 tháng: khả năng hiểu biết của trẻ gia tăng đáng kể. Ngoài hiểu các từ đơn trẻ có thể hiểu đƣợc những cụm từ, những câu ngắn gọn, đơn giản về ngữ pháp. Trẻ có thể hiểu đƣợc nhiều điều mà ngƣời khác nói, dù ngoài bối cảnh của trẻ. Nếu giáo viên nói: “Đi rửa tay” dù trẻ không ở gần bồn rửa và cũng không hƣớng tay bé tới bồn bé vẫn hiểu cô nói gì. Giai đoạn này trẻ có thể hiểu đƣợc một số khái niệm về không gian, những từ chỉ vị trí nhƣ trong, ngoài, trên, dƣới...; một số đại từ, tính từ sở hữu và một số quan hệ nhân quả.

- Từ 2 – 3 tuổi: sự hiểu biết của trẻ tăng một cách đáng kể. Tới 3 tuổi, trẻ nắm đƣợc nhiều ý tƣởng và thông điệp khác nhau trong câu nói của ngƣời khác, bao gồm:

+ Những ý tƣởng đối nghịch: to – nhỏ; ở trong - ở ngoài; bắt đầu – kết thúc... + Khái niệm không gian: Ở trên, ở dƣới, đằng trƣớc, đằng sau, trên cao, dƣới thấp, bên cạnh, lùi lại, tiến lên...

+ Khái niệm thời gian: hôm qua, lúc trƣớc, vừa rồi, sau đó...

+ Hiểu đƣợc các sự vật cùng nhóm phân loại: chó, mèo, gấu, khỉ... thuộc nhóm động vật; rau bí, rau muống, rau cải... thuộc nhóm rau; quần, áo, giầy, tất... thuộc nhóm đồ dùng cá nhân...

+ Hiểu những ý lựa chọn thay thế

+ Hiểu một số quan hệ nhân quả đơn giản nhƣ: ngã sẽ đau, chạm lửa thì bỏng,.. + Trẻ có thể làm theo những chỉ dẫn gồm hai phần: VD: Mang bát của con để vào chậu rửa; Cầm kẹo trên bàn đưa cho bạn ...

1.2.2.2. Đặc điểm diễn đạt (ngôn ngữ nói)

Từ 1 tuổi, có thể sớm hoặc muộn hơn 1 vài tháng, hầu hết trẻ sẽ bắt đầu dùng những từ đầu tiên. Trong 2 năm học nói tiếp theo, khả năng diễn đạt của trẻ gia tăng nhanh chóng, bắt đầu bằng những từ đơn lẻ, câu 2 từ, rồi 3 từ, và hơn nữa. Hành trình phát triển cũng đi từ việc trẻ dùng ngôn ngữ để nói về những yêu cầu cho bản thân, tới những điều xảy ra trƣớc mắt (hiện tại), cho đến những điều đã qua (quá khứ) và những điều sắp tới (tƣơng lai), để tƣ duy, tƣởng tƣợng, thƣơng lƣợng và bày tỏ cảm xúc. Mô tả dƣới đây đặc trƣng cho khả năng diễn đạt NN của trẻ ở từng

- Từ 3 – 8 tháng tuổi: Mặc dù chƣa nói đƣợc nhƣng trẻ có thể giao tiếp bằng các cách: Dùng cử chỉ, âm thanh và điệu bộ nét mặt để góp phần diễn giải cho hành vi của mình. Đặc trƣng nổi bật ở giai đoạn này chính là những tiếng bập bẹ. Từ 6 hoặc 7 tháng tuổi, trẻ bắt đầu bập bẹ, đó là việc trẻ lặp lại hàng loạt dài các phụ âm và nguyên âm nhƣ Papapa, mama... Cũng trong giai đoạn này, trẻ nhìn gƣơng và nói chuyện với chính mình.

- Từ 8 – 12 tháng tuổi: Đến giai đoạn này trẻ chủ tâm giao tiếp, giao tiếp có mục đích và trở nên rất cởi mở.

Trẻ giao tiếp bằng những cử chỉ thông dụng và dễ suy đoán: Khoảng 11, 12 tháng tuổi, nếu muốn một điều gì, trẻ có thể: nhìn vật đó, chỉ bằng ngón tay, phát ra âm thanh, rồi nhìn bạn, và quay lại nhìn vật, rồi lại tiếp tục nhìn bạn... Nếu ý định giao tiếp của trẻ không đƣợc đáp trả, trẻ có thể: phát ra âm thanh khác để thêm yếu tố vào thông điệp; thay đổi thông điệp bằng cách lặp lại to hơn và nổi giận.

Trẻ dùng một số âm thanh thay cho từ ngữ: trẻ có thể biểu lộ những dấu hiệu đòi hỏi đầu tiên bằng cách chỉ ngón tay về một vật, phát ra âm thanh có âm điệu giống nhƣ hỏi “cái gì thế?” hoặc “ai đó?”

Trẻ bắt chước âm thanh của người lớn: Trong một số tình huống, thƣờng là khi trẻ đang vui, trẻ có thể bắt chƣớc âm thanh. VD: Khi chơi ú òa, trẻ có thể biết nói gần giống nhƣ âm “òa” của mẹ.

- Từ 12 – 18 tháng tuổi: Bƣớc sang năm tuổi thứ hai hầu hết trẻ đã có thể giải mã ngôn ngữ và sử dụng những từ đầu tiên. NN diễn đạt đƣợc đặc trƣng bởi một số điểm sau đây.

Thứ nhất, về mặt vốn từ, lƣợng từ mà trẻ nắm đƣợc chƣa nhiều (khoảng 10 đến 20 từ). Đó là những từ riêng lẻ (từ đơn), thƣờng để chỉ những sự vật hiện tƣợng gần gũi với trẻ. Các nghiên cứu đã chỉ ra có sự tƣơng đồng cao về những từ đơn đầu tiên trẻ sử dụng giữa các NN khác nhau. Đó là nhóm từ chỉ ngƣời (bố, mẹ, ông, bà...); phƣơng tiện (ô tô, xe máy, xe đạp...); vật dụng trong nhà (tivi, ghế, bàn, giƣờng...); đồ chơi và các vật nuôi quanh trẻ.

Thứ hai, một từ mà trẻ sử dụng có thể có nhiều nghĩa. Nếu chúng ta muốn hiểu điều trẻ diễn đạt thì phải gắn từ đó với bối cảnh cụ thể. VD: Trẻ nói “Mẹ”,

thể là “Mẹ ơi bế con!” (để yêu cầu), có thể là “Có phải cái này của Mẹ?” (để hỏi); cũng có thể là “A! Mẹ đây rồi!” (để bày tỏ niềm vui)...

Thứ ba, từ đơn trẻ dùng thƣờng có nghĩa rộng quá hoặc hẹp quá hoặc chồng chéo nghĩa. Trẻ có thể sử dụng một từ nào đó cho một tình huống duy nhất mà thôi, cho nên “Tuti” (tên một loại bình sữa trẻ đƣợc mẹ cho biết mỗi khi uống sữa) là duy nhất bình sữa của trẻ thôi, không phải bình của các trẻ khác, hay bình nào có hình dạng hơi khác của trẻ. Đây là hiện tƣợng kéo giãn hẹp. Đối nghịch lại hiện tƣợng đó, trẻ có thể sử dụng một từ nào đó vƣợt quá nghĩa thông dụng đƣợc chấp nhận. Cho nên “con chó” có thể đƣợc trẻ gán vào tất cả những động vật 4 chân. Hiện tƣợng này gọi là kéo giãn rộng. Ngoài ra trẻ có thể dùng một từ theo hƣớng thu hẹp nó ở bộ phận này và kéo giãn rộng nó ở bộ phận sự vật khác, làm cho nghĩa bị chồng chéo. Sở dĩ trẻ mắc lỗi này là do trẻ liên hệ các sự vật hiện tƣợng có đặc trƣng giống nhau chỉ nhờ thị giác.

- Từ 18 – 24 tháng: Giai đoạn này NN nói của trẻ đƣợc đặc trƣng bởi câu 2 từ và sự phát triển nhanh chóng của từ vựng.

Câu hai từ xuất hiện khi trẻ nắm đƣợc khoảng 50 từ, trẻ ghép 2 từ chỉ hai khái niệm khác nhau thành loại câu này. Một số trẻ làm câu hai từ khi chỉ 16 tháng, nhƣng đa số sử dụng loại câu này lúc 24 tháng tuổi. Cũng nhƣ những từ đơn, câu hai từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau, tùy tình huống. VD: “Xe mẹ”, có thể là: “Mẹ ơi con muốn lên xe”, hoặc “Xe của mẹ”, hoặc “Con đến bằng xe của mẹ”... Brown gọi loại câu này là “ngôn ngữ thông báo” bởi nó mang tính thông báo cao do sử dụng chủ yếu là danh từ, động từ, tính từ mà bỏ qua các phụ từ [29, tr 306].

Từ vựng của trẻ tăng một cách nhanh chóng, tới khi 24 tháng trẻ đã nắm đƣợc trên dƣới 200 từ. Trẻ có thể gọi tên hầu hết những sự vật hiện tƣợng quen thuộc diễn ra quanh mình.

Về ngữ pháp, trẻ bắt đầu sử dụng dạng phủ định và nghi vấn (đặt câu hỏi). Trẻ dùng phủ định một cách thƣờng xuyên trong các tình huống giao tiếp: “không đẹp”, “không ăn đâu”; “không có kẹo”... Và luôn luôn hỏi. Câu hỏi chủ yếu của trẻ

NN của trẻ không còn chỉ sử dụng để nói về nơi chốn và thời hiện tại. Dần dần ngôn ngữ trở nên điêu luyện, trẻ có thể nói các sự kiện đã qua (quá khứ) và luôn cả những gì trẻ biết sẽ xảy ra (tƣơng lai).

- Từ 2 – 3 tuổi: Trẻ bắt đầu sử dụng câu có 3 từ và câu của trẻ ngày một dài hơn. Thời điểm khoảng một nửa các câu của trẻ là câu 2 từ, trẻ sẽ sử dụng câu có 3 từ. Có hai loại câu 3 từ: (1) Sắp xếp hai câu, mỗi câu có hai từ, tổ chức thành câu mới. VD: “Mẹ lái”; “Lái xe” sắp xếp thành: “Mẹ lái xe”. (2) Chính xác hóa, hoặc kéo dài thêm (thêm thành phần vào) câu 2 từ đã sử dụng. VD: “Ăn bánh” trở thành

“Ăn bánh quy”.

Về ngữ pháp, câu của trẻ ngày một tuân thủ văn phạm hơn, trẻ đã biết dùng đa dạng các loại phụ từ ngoải những nhóm từ thông báo danh – động – tính từ: Trẻ dùng giới từ gồm: trong, trên, trước, sau, cạnh... Động từ trở nên phức tạp hơn, trẻ bắt đầu sử dụng đại từ để nói chính mình, tức là xƣng ngôi số 1, nhƣng nhiều lúc trẻ dùng vẫn chƣa chính xác (xƣng cháu với bố, xƣng em với mẹ...). Dạng phủ định trẻ dùng gần giống ngƣời lớn, trẻ cũng biết sử dụng từ “thêm...nữa” cho ý muốn tăng thêm nhu cầu về đồ dùng gì đó. VD: “Cho con thêm kẹo nữa”. Liên từ mà trẻ dùng phổ biến là “và”, trẻ dùng để kết hợp các đối tƣợng và các sự kiện. VD: “Con ăn bánh và kẹo”. Một cách chung, hầu hết trẻ ở giai đoạn này trong khi kể câu chuyện của mình thƣờng dùng “và” thay cho “ngay sau đó”; “tiếp đó”. VD: “Con đi... và con ngã... và bạn Tony cười con... và cô tới nâng con dạy... cô xoa xoa chân con...”

Với câu hỏi, trẻ bắt đầu hỏi “Tại sao?” Trẻ có thể hỏi về mọi thứ xung quanh, bất cứ điều gì lọt vào tầm mắt của trẻ. Điều gì càng gây hứng thú thì trẻ càng hỏi nhiều dù có thể đã nhận đƣợc không ít lần giải thích.

Cũng giai đoạn này, trẻ bắt đầu kể chuyện. Đó là những câu chuyện ngắn, trẻ kể trong sự ngập ngừng (ngắt quãng) vì vốn từ còn hạn chế của mình. Nhƣng trái lại, trẻ rất hào hứng với việc này bởi lẽ trẻ có nhu cầu lớn đƣợc chia sẻ, đƣợc chứng tỏ bản thân, đƣợc khen, đƣợc yêu thƣơng và hòa nhập.

1.2.2.3. Đặc điểm tương tác xã hội

Ngay khi vừa chào đời trẻ đã đƣợc đặt trong các mối quan hệ xã hội và bắt đầu phát triển khả năng tƣơng tác. Sự khác biệt về tƣơng tác ở giai đoạn 1 – 3 tuổi này so với

trƣớc đó chính nhờ NN nói. Suy cho cùng, mục đích của việc học NN chính là để hòa nhập với mọi ngƣời, để giao tiếp, chia sẻ và học hỏi. Mỗi giai đoạn dƣới đây đặc trƣng bởi khả năng tƣơng tác khác nhau, đi từ thấp đến cao, từ việc biểu lộ ý muốn tƣơng tác đến hiện thực hóa khả năng tƣơng tác bằng các trò chuyện.

- Từ 3 – 8 tháng: Trẻ mong muốn nhận đƣợc sự chú ý của bạn và biết cách biểu lộ mong muốn đó bằng tiếng khóc và những cử chỉ khác nhau; trẻ thích vô cùng các trò chơi nhƣ ú òa, lắc lƣ trên ghế bập bênh...; trẻ bắt đầu quan tâm đến những đồ chơi mà bạn đƣa ra và tỏ ra chăm chú cũng nhƣ hào hứng với chúng.

- Từ 8 – 12 tháng: Lý do xã hội là động cơ chủ yếu của việc giao tiếp. Trẻ có thể nhìn điều bạn nhìn và khiến bạn nhìn điều trẻ quan tâm, nghĩa là trẻ biết cách mời gọi bạn cùng chia sẻ điều trẻ đang quan tâm: chỉ ngón tay, phát ra âm thanh và nhìn bạn. Những khả năng này giúp trẻ thiết lập chú ý liên kết. Điều này làm nền tảng cho việc học NN bởi NN đƣợc học trong bối cảnh chia sẻ thông tin. Ngoài ra, ở giai đoạn này, chơi luân phiên là trò chơi đặc thù và yêu thích của trẻ. Về mặt tƣơng tác, nó giúp trẻ gắn kết với ngƣời chăm sóc và học tập đƣợc những thói quen xã hội vui nhộn, làm nền tảng cho những tƣơng tác về sau.

- Từ 12 – 18 tháng: Giống với giai đoạn trên, lý do mà trẻ giao tiếp thƣờng do lý do xã hội (để hòa nhập với cuộc sống và để chia sẻ với ngƣời khác chứ không đơn thuần chỉ là thỏa mãn những nhu cầu cơ thể nhƣ ở trẻ sơ sinh). Nếu ta không đáp ứng khởi xƣớng của trẻ, trẻ vẫn kiên trì bằng việc lặp lại thông điệp, sửa đổi hoặc truyền đi bằng cách khác. Do gián đoạn trong giao tiếp, chiến lƣợc “tái thiết lập giao tiếp” rất quan trọng, vì khi đó trẻ đƣợc khám phá và thử nghiệm các cách thức diễn đạt.

- Từ 18 – 24 tháng: Từ giai đoạn này trẻ sẽ có những cuộc trò chuyện ngắn, kéo dài khoảng 2 - 3 phiên. Trẻ biết dùng NN và cử chỉ để liên kết với ngƣời khác, thích chơi các trò chơi có tính tƣơng tác nhƣ trốn tìm, đuổi bắt, chuyền bóng... Phạm vi tƣơng tác ngày một mở rộng với những mối quan hệ mới ngoài gia đình. Ngoài nói với ngƣời khác những yêu cầu, trẻ đã biết đáp lại ngƣời khác, trả lời khi đƣợc hỏi, phản đối khi không đồng tình, đặt câu hỏi khi muốn biết thông tin và chia sẻ cảm xúc khi vui, buồn.

- Từ 2- 3 tuổi: trẻ có thể có những cuộc trò chuyện khá dài với nhiều lần luân phiên. Nếu đó là cuộc trò chuyện do trẻ khởi xƣớng thì dễ dàng cho trẻ nuôi dƣỡng câu chuyện hơn là do chính ngƣời lớn khởi xƣởng. Trong khi trò chuyện, trẻ cũng biết khi có khoảng ngƣng là tới phiên của trẻ nói. Đến giai đoạn này, hầu hết trẻ đều tỏ ra thích thú khi đƣợc tƣơng tác với các bạn đồng lứa. Do vậy, trong bối cảnh nhà trẻ, giúp trẻ học nói tốt hơn chính là tạo thuận lợi cho trẻ gia tăng cơ hội tƣơng tác, mà phải là tƣơng tác lý thú, với cả cô và các bạn đồng lứa.

Nhƣ vậy, việc học nói ở trẻ 1 đến 3 tuổi là một hành trình hết sức vất vả nhƣng cũng rất lý thú. NN của trẻ trên đà phát triển nhanh chóng và trẻ còn mắc nhiều lỗi của sự phát triển thông thƣờng. Sự hiểu biết của trẻ tăng dần theo năm tháng, và NN đã dần trở thành công cụ để trẻ giao tiếp, vui chơi, tƣ duy và tƣởng tƣợng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)