Kiểu tƣơng tác của trẻ trong khi chơi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 63 - 64)

Kiểu tƣơng tác của trẻ trong khi chơi Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Không chơi, không tƣơng tác 2 11.76

Chơi đơn độc 2 11.76

Chơi song song 13 76.47

Chơi theo nhóm và tƣơng tác nhóm 0 0.00

Tổng 17 100.00

Trong những giờ vui chơi tự do, dù trẻ dành quan tâm với loại trò chơi gì đi chăng nữa thì trong quan hệ chơi, chủ yếu các trẻ vẫn chơi song song, nghĩa là cùng chơi một loại trò chơi, ngồi cùng nhau, cạnh nhau nhƣng trẻ không hợp tác, thỉnh thoảng trẻ đƣa mắt sang nhìn hành động hoặc sản phẩm của bạn cƣời hoặc bình luận vài từ: “cao!”; “chồng thêm”; “xấu mù!”, “kêu điếc tai!”...

Do những đòi hỏi về khả năng dùng biểu tƣợng, phối hợp hành động, khả năng diễn đạt ngôn ngữ và tƣơng tác với bạn chơi nên chúng tôi chƣa quan sát thấy nhóm trẻ tham gia chơi thành từng nhóm, cùng hợp tác, phân công và chia sẻ nhiệm vụ.

Tóm lại, nhóm trẻ có kiểu đối thoại chủ yếu là “ngập ngừng”. Trong khi chơi, trẻ thƣờng ngồi cạnh nhau, cùng chơi một thứ đồ chơi, một kiểu trò chơi nhƣng chƣa có biểu hiện hợp tác. Khi giao tiếp, trẻ chủ yếu sử dụng những từ đơn và mẫu câu hai từ để biểu đạt. Nếu cần giải đáp thắc mắc, trẻ đặt câu hỏi với mẫu câu “Ai?”; “Cái gì?”; “Ở đâu?”. Đa số trẻ nói khi muốn yêu cầu một điều gì đó cho bản thân. Nhìn chung, trẻ hiểu khá nhiều từ và những chỉ dẫn đơn giản cũng nhƣ những câu chuyện ít tình tiết. Mặc dù khả năng tƣơng tác của trẻ là hạn chế, nhƣng trẻ trả lời và giải thích khi đƣợc hỏi. Cần đặc biệt lƣu tâm tới trẻ có kiểu đối thoại “thụ động” bởi đây là biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.

3.2. Quan điểm, hành động và những khó khăn của cha mẹ trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ em 1 đến 3 tuổi phát triển ngôn ngữ cho trẻ em 1 đến 3 tuổi

Gia đình và nhà trƣờng là hai môi trƣờng giáo dục quan trọng và ảnh hƣởng tƣơng hỗ nhau trong việc nuôi dạy trẻ. Do đó, bên cạnh đánh giá đặc điểm ngôn ngữ của trẻ, chúng tôi cũng đã tìm hiểu điều kiện giáo dục và phát triển ngôn ngữ mà trẻ nhận đƣợc từ phía gia đình: đó là các yếu tố về nhận thức, quan điểm, hành động

thực tiễn cũng nhƣ những khó khăn cha mẹ gặp phải trong quá trình giáo dục phát triển trẻ.

3.2.1. Quan điểm của cha mẹ về phát triển ngôn ngữ

Quan điểm của cha mẹ về phát triển ngôn ngữ cho trẻ thể hiện qua cách họ đánh giá về vị trí, vài trò của việc PTNN so với các lĩnh vực khác; nhận định về thời điểm tác động hợp lý cũng nhƣ thái độ với cách làm của một số ngƣời mẹ đƣợc đƣa ra.

Vị trí của việc phát triển ngôn ngữ so với các lĩnh vực khác: Nội dung đánh giá gồm 7 lĩnh vực cần chăm lo phát triển đối với trẻ: vận động, ngôn ngữ, thể chất, ứng xử xã hội, khả năng nhận biết, dinh dƣỡng và cảm xúc. Cha mẹ sắp xếp thứ tự ƣu tiên của mình bằng việc đánh số thứ tự vào từng lĩnh vực, quan tâm nhiều nhất đánh số 1, nhiều thứ 2 đánh số 2... Tuy nhiên, khi nhận lại kết quả đánh giá, chúng tôi thấy có tới 5 phiếu không trả lời theo yêu cầu của câu hỏi, hoặc họ chọn nhiều lĩnh vực đều cùng một số thứ tự ƣu tiên, hoặc họ bỏ trống vài lĩnh vực không đánh giá, thậm chí có trƣờng hợp còn viết chữ vào những ô trống để đánh số đó: “không cần thiết”, “còn bé, đợi 3 tuổi đã”... (phiếu số 11, mẹ của trẻ N. B. N). Bởi vậy, kết quả đánh giá mà chúng tôi thống kê trong bảng dƣới đây là của 12 phiếu hợp lệ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)