Sự tiến bộ của khả năng tƣơng tác trƣớc và sau thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 82 - 85)

TT Các biểu hiện về khả năng tƣơng tác M1 M2 Tỉ lệ gia tăng (%)

1 Thiết lập chú ý liên kết với ngƣời khác 1.70 2.17 27.6

2 Chơi các trò có tính liên kết 1.58 1.94 22.7

3 Chủ động khởi xƣớng 1.41 1.76 24.8

4 Lại gần chơi với bạn 1.70 2.29 34.7

5 Nhƣờng phiên khi trò chuyện 1.52 1.82 19.7

6 Chú ý và hào hứng với câu chuyện 1.76 2.11 19.8

7 Đƣa đề tài mới đúng lúc 1.11 1.11 0

8 Nói với ngƣời khác những yêu cầu 2.35 2.58 9.7

9 Phản đối ngƣời khác 2.35 2.52 7.2

10 Đáp lại ngƣời khác 1.94 2.23 14.9

11 Hỏi ngƣời khác 1.70 1.88 10.5

Bảng số liệu trên cho thấy trong số 13 nội dung về khả năng tƣơng tác đƣợc khảo sát, có 11 nội dung có biểu hiện gia tăng và 2 nội dung không có tiến bộ. 2 nội dung đó là: “đưa đề tài mới đúng lúc trong khi trò chuyện”“dùng ngôn ngữ để lý luận, lên kế hoạch và giải quyết vấn đề với người khác”. Đây là 2 khả năng xuất hiện ở cuối độ tuổi nhà trẻ khi trẻ gần 3 tuổi, việc trẻ biết đƣa đề tài mới đúng lúc trong khi trò chuyện biểu hiện khả năng duy trì và kéo dài cuộc đối thoại cũng nhƣ khả năng kể chuyện. VD: khi cô và trẻ cùng trò chuyện về các loại rau củ, cô đang nói với trẻ về tác dụng của việc ăn rau xanh với hệ tiêu hóa, trẻ nghe chăm chú sau đó đƣa ra một đề tài mới: “Mẹ con nấu canh rau có cả thịt băm”. Khả năng “dùng ngôn ngữ để lý luận với người khác” là biểu hiện của khả năng tƣơng tác khi trẻ tham gia các trò chơi có phân vai rõ ràng, do đó, nếu trẻ chƣa biết chơi sắm vai thì cũng sẽ không quan sát thấy khả năng này ở trẻ. Cũng phải cuối độ tuổi nhà trẻ chúng ta mới thấy trẻ có những câu lý luận nhƣ: “Con trốn sau cánh cửa còn mẹ lên giường trùm chăn giả vờ sợ chó sói quá nhé!”. Hầu nhƣ nhóm trẻ khảo sát chƣa có biểu hiện ở 2 nội dung này.

Với 11 nội dung có biến chuyển tích cực sau thực nghiệm, khả năng tƣơng tác của trẻ đã tiến bộ hơn rất nhiều (gia tăng 18.0%, cao hơn 3.46 lần so với mức tăng của 2 khả năng còn lại). Những nội dung có biểu hiện rõ rệt ở nhóm trẻ (2.34 < M < 3) bao gồm việc trẻ dùng ngôn ngữ để nói ra yêu cầu của mình; dùng ngôn ngữ để phản đối người khác. Các khả năng: Thiết lập chú ý liên kết với người khác; chơi các trò chơi có tính tương tác cao với cô và bạn; chủ động khởi xướng; lại gần chơi với bạn; nhường lời khi trò chuyện; chú ý và hào hứng với câu chuyện; đáp lại người khác; hỏi về những trẻ quan tâm là những nội dung trẻ có biểu hiện nhƣng chƣa rõ rệt, biết nhƣng chƣa thành thạo (1.67 < M < 2.35).

Trong số những biểu hiện về khả năng tƣơng tác này, có một số nội dung có mức gia tăng nổi trội hơn hẳn so với những nội dung còn lại. Khả năng “dùng ngôn ngữ và cử chỉ để chia sẻ cảm xúc, những ý tưởng và những điều trẻ quan tâm” tuy không phải là một khả năng có biểu hiện rõ rệt và thành thạo nhƣng đã tăng tới 51.8%. Việc trẻ “chủ động lại gần chơi với bạn” cũng tăng 34.7% và “khả năng

thiết lập chú ý liên kết với người khác” cũng tăng tới 27.6%. Đây là những khả năng mà thực nghiệm tác động mang lại sự thay đổi nhiều nhất. Kết quả quan sát ở phần trên cho thấy, trƣớc thực nghiệm, đa số trẻ có kiểu đối thoại ngập ngừng, hiếm khi trẻ khởi xƣớng tƣơng tác hay chia sẻ điều trẻ quan tâm. Trong khi chơi đồ chơi, mặc dù có để mắt tới bạn nhƣng trẻ chƣa có biểu hiện hợp tác, cùng chia sẻ một mối bận tâm. Trẻ chơi chung, nhƣng thiếu đi sự liên kết. Trái lại, theo quan sát của chúng tôi, trẻ rất thích thú và hào hứng với các hoạt động trong chƣơng trình thực nghiệm. Chẳng hạn, trong hoạt động thăm dò giác quan, khám phá nguyên vật liệu, trẻ chơi một cách thích thú và cũng bởi tâm trạng vui sƣớng ấy mà trẻ có nhu cầu chia sẻ, khoe thành tích của mình hoặc ngó qua rồi bình luận sản phẩm của bạn khác. Trẻ nhìn nhau, bắt chƣớc nhau, khen, chê... và tất nhiên, không loại trừ cả sự tranh giành nữa. Trong các giờ vui chơi tự do, trẻ đã có biểu hiện gọi nhau, gọi cô giáo, chạy lại gần chơi chung một trò với bạn khác...

Nhƣ vậy các khả năng NN của nhóm trẻ đều tăng qua quá trình thực nghiệm nhƣng mức tăng là khác nhau. Khả năng tƣơng tác có mức tăng cao hơn hẳn so với hai khả năng còn lại. Đối với khả năng nghe hiểu, tất cả các nội dung đều tăng nhƣng đa số không quá 10%. Khả năng diễn đạt chỉ tăng ở 9/15 nội dung, trong đó việc trẻ nói một mình trong khi chơi và kể chuyện là biểu hiện tăng nhiều nhất. Khả năng tƣơng tác tăng ở 11/13 nội dung, trong đó việc trẻ biết chia sẻ, thiết lập chú ý liên kết ngƣời khác và chủ động lại gần chơi với bạn là có mức tăng đáng kể nhất. Nhƣ vậy, bƣớc đầu chƣơng trình thực nghiệm đã mang lại những kết quả khả quan khi khơi dậy trong trẻ niềm vui và hứng thú hoạt động, từ đó giúp trẻ mạnh dạn hơn và đóng vai trò tích cực hơn trong tƣơng tác với giáo viên và các bạn.

Đánh giá tổng thể các khả năng trên theo từng cặp trƣớc và sau thực nghiệm chúng tôi thấy đƣợc mức độ tiến bộ cũng nhƣ ý nghĩa của sự tiến bộ đó. Kết quả sử dụng lệnh so sánh điểm trung bình theo cặp (Analyze – Compare Means – Paired – Samples T Test) nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)