Sự tiến bộ ngôn ngữ của trẻ trƣớc và sau thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 78 - 80)

TT trẻ Tuổi (tháng) M1 M2 Tỉ lệ gia tăng (%) Chuyên cần 1 33 2.24 2.45 9.3 15 2 29 1.93 2.19 13.4 14 3 27 1.34 1.34 0 2 4 31 2.71 2.71 0 2 5 32 2.18 2.31 5.9 13 6 23 1.30 1.41 8.4 11 7 22 1.32 1.45 9.8 14 8 31 1.71 1.97 15.2 12 9 27 1.61 1.93 19.8 13 10 24 1.67 1.86 11.3 12 11 22 1.12 1.18 5.3 13 12 26 1.64 1.95 18.9 14 13 23 1.08 1.19 10.1 11 14 32 2.29 2.53 10.4 15 15 23 1.49 1.51 1.3 13 16 25 1.26 1.59 26.1 12 17 24 1.95 1.95 0 1

Chú thích: TT: Số thứ tự của trẻ theo mã số xử lý số liệu ở bảng quan sát Tuổi: tuổi thực của trẻ tính tới thời điểm bắt đầu chƣơng trình thực nghiệm

M1: Điểm trung bình chung của 3 khả năng (nghe hiểu, diễn đạt, tƣơng tác) trƣớc thực nghiệm M2: Điểm trung bình chung của 3 khả năng (nghe hiểu, diễn đạt, tƣơng tác) sau thực nghiệm Tỉ lệ gia tăng (%): Sự gia tăng khả năng ngôn ngữ của mỗi trẻ sau thực nghiệm

Tỷ lệ gia tăng (sau so với trƣớc thực nghiệm) cho thấy sự tiến bộ NN của nhóm trẻ là không đồng đều, 14/17 trẻ có tiến bộ ở các mức độ khác nhau; 3/17 trẻ không có tiến bộ, điểm trung bình của các khả năng vẫn nhƣ trƣớc. Những trẻ có biểu hiện rõ rệt (M1, M2 > 2.34) về các khả năng ngôn ngữ không nhiều so với những trẻ có biểu hiện nhƣng chƣa rõ (1.67 < M1, M2 < 2.35) và chƣa có biểu hiện (M1, M2 < 1.68). Cụ thể:

Trƣớc thực nghiệm: 01 trẻ biểu hiện rõ rệt với các khả năng NN (2.34 < M < 3); 07 trẻ ở mức có biểu hiện nhƣng chƣa rõ rệt (1,67 < M < 2.35) và có tới 9 trẻ gần nhƣ không có những biểu hiện (1 < M < 1.68).

Sau thực nghiệm: 03 trẻ biểu hiện rõ rệt với các khả năng ngôn ngữ (2.34 < M < 3); 07 trẻ ở mức có biểu hiện nhƣng chƣa rõ rệt (1,67 < M < 2.35) và có 07 trẻ gần nhƣ chƣa có những biểu hiện (1 < M < 1.68).

Nhƣ vậy, các trẻ có khả năng NN không đồng đều nhau, nhóm trẻ bé (22 hoặc 23 tháng) có khả năng NN thấp hơn hẳn những trẻ lớn (31 hoặc 32 tháng).

Bảng số liệu trên cũng cho thấy tƣơng quan giữa mức độ tiến bộ NN với chuyên cần của trẻ. Nhóm có khả năng nổi trội hơn rơi vào các trẻ số thứ tự là 4, 1 và 14. Đó là những trẻ nhiều tháng tuổi nhất trong lớp, đã đi học đƣợc trên dƣới một năm và đều là trẻ nữ. Tuy nhiên, nhóm trẻ có nhiều tiến bộ sau thực nghiệm lại không phải là những trẻ có khả năng nội trội, đó là những trẻ số thứ tự là 16, 9, 12 và 8. Chúng là nhóm trẻ có chuyên cần, tham gia khá đầy đủ các hoạt động (trên 2/3 số buổi). Trƣờng hợp trẻ số 4, là một trẻ “cởi mở” (theo đánh giá của bảng quan sát kiểu đối thoại) có điểm trung bình chung cao nhất nhóm trẻ nhƣng lại không có tiến bộ sau thực nghiệm do trẻ chỉ tham gia 2/15 buổi. Điều này chứng tỏ rằng các hoạt động mà chúng tôi tiến hành không nhằm vào những trẻ nội trội, cũng không tạo nhiều cơ hội hơn cho những trẻ cởi mở mà nó tạo cho các trẻ cơ hội nhƣ nhau để học tập, vui chơi và phát triển. Việc trẻ có mức gia tăng khác nhau, ngoài năng lực tiếp thu còn phụ thuộc rất lớn vào sự chuyên cần và thái độ hợp tác của trẻ.

3.2.3. So sánh giữa các khả năng ngôn ngữ trước và sau thực nghiệm

Về khả năng nghe hiểu ngôn ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)