Đặc điểm diễn đạt của trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 55 - 57)

TT Các biểu hiện về khả năng diễn đạt Điểm TB

1 Gọi tên sự vật khi đƣợc chỉ tay 2.29

2 Sử dụng câu 3 đến 5 từ trở lên 1.64

3 Nói theo vai tƣởng tƣợng 1.29

4 Sử dụng phủ định 2.29

5 Sử dụng sở hữu 2.00

6 Sử dụng câu hỏi ai, cái gì 1.88

7 Xƣng tên hoặc ngôi số 1 1.41

8 Sử dụng trạng từ chỉ thời gian 1.05

9 Sử dụng từ chỉ màu sắc 1.17

10 Sử dụng giới từ chỉ vị trí 1.11

11 Kể lại các sự kiện 1.58

12 Sử dụng câu hỏi tại sao 1.05

13 Sử dụng câu so sánh 1.05

14 Dùng một số đại từ 1.64

15 Nói một mình 1.52

Bảng số liệu trên cho thấy, xét tổng thể, các nội dung diễn đạt đƣa ra hầu nhƣ chƣa có biểu hiện (TBC = 1.53) trên nhóm trẻ. Xét điểm trung bình của từng nội dung, chúng ta thấy có 2 mức:

Mức 1: Có biểu hiện nhƣng không rõ (1.67 < M < 2.35) bao gồm: Biết gọi tên khi người lớn chỉ vào những vật dụng, con vật hay bộ phận cơ thể; sử dụng dạng phủ định “không”; sử dụng sở hữu và sử dụng câu hỏi dạng Ai? Cái gì?.

Mức 2: Hầu nhƣ không có biểu hiện (1 < M < 1.68) bao gồm 12 nội dung: Sử dụng câu có độ dài 3 đến 5 từ trở lên; nói theo vai nhân vật tưởng tượng; xưng tên; sử dụng từ chỉ màu sắc, giới từ, đại từ, câu so sánh, câu hỏi “tại sao”; kể chuyện; nói một mình.

Về từ loại diễn đạt (trạng từ, tính từ sở hữu, giới từ, đại từ): Chủ yếu trẻ sử dụng các từ trong nhóm “thông báo”, giữ chức năng làm thành phần chính trong câu (danh – động – tính từ). Việc dùng trạng từ chỉ thời gian; giới từ chỉ vị trí, danh từ chỉ màu sắc, các loại đại từ là rất ít và cũng không quan sát thấy trẻ có biểu hiện xƣng tên hoặc ngôi số 1 (con, tớ, mình) khi trò chuyện (thƣờng trẻ nói trống không). Về loại câu diễn đạt (độ dài câu 3 đến 5 từ trở lên, câu phủ định, câu so sánh, câu hỏi), trẻ có biểu hiện sử dụng nhiều nhất dạng câu phủ định (M = 2.29) và câu hỏi với từ “ai?”, “cái gì?” (M = 1.88). Các loại câu so sánh và câu hỏi với từ “tại sao?” hầu nhƣ trẻ chƣa có biểu hiện dùng (M = 1.05).

Với một số dạng thức khác của lời nói: Điểm trung bình không cao (M < 1.68), có nghĩa rằng các trẻ chƣa có biểu hiện về khả năng kể chuyện, sắm vai tƣởng tƣợng và nói một mình trong khi chơi.

Ngoài bảng quan sát các khả năng NN, những thông tin thu đƣợc từ “Bảng quan sát kiểu đối thoại và đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ” (phụ lục 2)cũng góp phần làm rõ hơn ĐĐNN diễn đạt ở nhóm trẻ. Chúng tôi đƣa ra 3 khía cạnh để đánh giá khả năng này: độ dài câu, mẫu câu hỏi và mục đích diễn đạt.

Về độ dài câu: Đánh giá độ dài của câu trẻ sử dụng chủ yếu khi diễn đạt ý tƣởng của mình. Có 5 mức đánh giá, kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)