Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 33 - 35)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản của đề tài

1.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi không bàn tới ảnh hƣởng của những yếu tố bẩm sinh, di truyền tới NN của trẻ mà nhấn mạnh vai trò chủ đạo của ngƣời lớn trong việc tổ chức, hƣớng dẫn, khích lệ tính tích cực hoạt động và tạo môi trƣờng cho trẻ PTNN.

Từ phía gia đình (đại diện là các bậc cha mẹ):

Ảnh hƣởng của gia đình đến sự phát triển tâm lý của trẻ thƣờng đƣợc đánh giá qua rất nhiều yếu tố: từ vai trò của ngƣời mẹ, đến kiểu quan hệ gia đình (nồng ấm hay lạnh nhạt), kiểu chăm sóc và giáo dục con (độc đoán, dân chủ hay tự do), cho tới các mô hình văn hóa trong gia đình chi phối bởi các giá trị văn hóa (tôn giáo tín ngƣỡng, số thế hệ, nghề nghiệp, học vấn, thu nhập... ). Đối với sự PTNN của trẻ, ảnh hƣởng của gia đình thể hiện rõ rệt trên các khía cạnh dƣới đây:

- Nhận thức của cha mẹ về vấn đề giáo dục PTNN: nhận thức đúng đắn sẽ giúp cha mẹ có cái nhìn khoa học và đầy đủ về vấn đề, từ đó có cách thức tác động phù hợp với sự phát triển của trẻ.

- Hành động thực tiễn của cha mẹ nhằm PTNN cho con: sự đúng đắn và khoa học của các biện pháp thực hiện; mức độ thực hiện các biện pháp là những yếu tố trực tiếp ảnh hƣởng tới sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

- Mức độ khó khăn khi PTNN: có rất nhiều khó khăn khác nhau, cả khách quan (trẻ hay đau ốm, quấy khóc, có dị tật ở cơ quan phát âm, trẻ chậm phát triển, không có bạn chơi...) và chủ quan (thiếu thời gian, kinh nghiệm, kiến thức...). Đối với sự PTNN của trẻ, việc cha mẹ không hoặc gặp ít khó khăn so với việc cha mẹ thƣờng xuyên gặp khó khăn đều gây ra những ảnh hƣởng cho trẻ ở những mức độ khác nhau.

Từ phía nhà trường (đại diện là các giáo viên):

Do đánh giá trò chủ đạo của nhà trƣờng đối với sự phát triển của cá nhân mà các nhà giáo dục đã chỉ ra rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng tới sự phát triển đó cũng nhƣ những hƣớng để nâng cao hiệu quả của giáo dục nhà trƣờng nhƣ: dạy học phải đi trƣớc sự phát triển, phải dựa trên cơ chế và quy luật phát triển tâm lý trẻ em; xây dựng những nội dung và phƣơng pháp dạy học khoa học cũng nhƣ xây dựng môi trƣờng văn hóa trong nhà trƣờng…Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi đánh giá ảnh hƣởng của giáo dục nhà trƣờng tới sự PTNN của trẻ qua đại diện là các giáo viên, cụ thể là qua cách thức các cô tổ chức, hƣớng dẫn các hoạt động và tạo môi trƣờng cho trẻ học tập, PTNN.

- Môi trƣờng: Đối với sự PTNN, tạo một môi trƣờng thuận lợi là điều hết sức quan trọng. Các yếu tố về diện tích, khoanh vùng không gian, các góc vui chơi theo chủ đề, cách trang trí, tranh ảnh, để can, đồ chơi, đồ dùng học tập... cần đƣợc tính toán cho phù hợp, khoa học và kích thích trẻ.

- Một số thói quen của giáo viên có ảnh hƣởng tiêu cực đến sự PTNN của trẻ: (1) sắm vai không phù hợp; (2) quá nhiều ngăn cấm; (3) vội vàng, không thật sự chú tâm quan sát và lắng nghe trẻ ; (4) luôn luôn dạy dỗ, chỉ bảo, không quan tâm tới sáng kiến và nhu cầu của trẻ; (5) đặt những câu hỏi khiến trẻ im lặng; (6) cố ép trẻ nói; (7) không để tâm khi trẻ đang có nhu cầu chia sẻ; (8) thiên vị (dành quan tâm nhiều hơn cho một số trẻ)...

- Những tƣơng tác hàng ngày của giáo viên ảnh hƣởng tới trẻ ở các khía cạnh nhƣ: (1) mức độ tƣơng tác ít hay nhiều; (2) nội dung tƣơng tác (các chủ đề đƣợc nói đến); (3) ngôn ngữ sử dụng; (4) cách thức tƣơng tác (với cá nhân hay với nhóm, bằng trò chuyện hay qua các trò chơi, gắn với các giờ học ngoài trời...)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)