Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 35 - 42)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản của đề tài

1.2.4. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi nhấn mạnh vai trò chủ đạo của người lớn trong việc tổ chức, hướng dẫn, khích lệ và tạo môi trường cho trẻ hoạt động và tương tác để học tập NN. Do đó chúng tôi đưa ra những biện pháp nhằm phát huy vai trò của người chăm sóc thông qua việc áp dụng một cách khéo léo những thói quen, hoạt động và những trò chuyện hàng ngày của mình giúp trẻ gia tăng cơ hội học tập NN .

1.2.4.1. Áp dụng một cách khéo léo những thói quen

Ân cần với mọi trẻ: Trẻ có 4 kiểu giao tiếp cơ bản là: cởi mở, ngập ngừng, thụ động và độc lập. Thƣờng thì các cô bị chú ý nhiều hơn đến những trẻ cởi mở, bởi trẻ khởi xƣớng tƣơng tác thƣờng xuyên với cô, cô cảm thấy vui thích vì trẻ thú vị, bản tính con ngƣời là phản ứng thuận lợi với những ai mình cảm thấy dễ chịu. Một số trẻ không đòi hỏi sự quan tâm của cô hoặc thu hút cô một cách tiêu cực (quấy khóc, vòi vĩnh...). Khi khó tƣơng tác, có thể cô sẽ có xu hƣớng ít giao tiếp. Với những lần tƣơng tác ít ỏi, có thể cô chỉ nói đến những điều thực tiễn. Bởi vậy, điều hợp lý là cố gắng có một vai trò tích cực hơn trong đối thoại với trẻ ngập ngừng, thụ động hoặc độc lập. Chỉ trong vai trò ân cần và nhạy cảm, cô sẽ luôn luôn cho trẻ sự khích lệ mạnh mẽ, chỗ dựa cần thiết để học tập giao tiếp.

Bỏ bớt kiểm soát, đặt các giới hạn nhưng không gò bó: Kiểm soát và những giới hạn là cần thiết để ổn định trẻ vào những sinh hoạt chung và những thói quen phải tuân thủ giờ giấc. Tuy nhiên nếu quá cứng nhắc, các giới hạn sẽ làm hạn chế cơ hội đƣợc học tập và vui chơi của trẻ. Không phải dễ dàng để bỏ kiểm soát nhƣng bớt đi kiểm soát sẽ vui hơn. Cũng có thể thay thế kiểm soát bằng những chiến lƣợc khác nhau nhƣ khi trẻ vƣợt kiểm soát cô sẽ chờ đợi điều thực tế. VD: Khi nhóm trẻ dùng tay đập cho bột bay một cách thích thú, chúng khiến bột rơi ra sàn và bẩn lên mặt trẻ. Thay vì quát mắng và bắt trẻ ngưng ngay lập tức có thể thêm vài bình luận lý thú để trẻ chơi vui hơn sau đó cô và trò cùng nhau dọn sàn và rửa tay.

Quan sát: có nghĩa cô đặc biệt chú ý xem chính xác trẻ đang quan tâm đến cái gì hoặc trẻ đang cố gắng làm cho cô chú ý đến cái gì.

Chờ đợi: Chờ đợi không có nghĩa là “không làm gì cả”, vì trong khi chờ đợi cô đã cho trẻ một cơ hội khởi xƣớng tƣơng tác. Thông thƣờng ngƣời lớn chúng ta chỉ để cho trẻ khoảng 1 giây để trả lời các câu hỏi. Chừng 1 giây chúng ta lập lại hoặc hỏi cách khác, hoặc giúp trẻ câu trả lời đúng. Nhƣng đa số trẻ lại cần hơn 1 giây, để hiểu câu hỏi, sau đó sắp xếp câu trả lời. Hơn nữa trẻ nào dùng thời gian suy nghĩ trƣớc câu trả lời sẽ luôn đƣợc thực hành tƣ duy tốt hơn là trả lời theo bản năng. Do đó, giáo viên nên khuyến khích trẻ dùng thời gian suy nghĩ trƣớc khi trả lời câu hỏi của ngƣời lớn

Lắng nghe: Có nghĩa là tập trung chú ý vào câu nói của trẻ để có câu đáp thích hợp. Khi chăm chú nghe cô cho thấy những đề nghị của trẻ là quan trọng, điều đó khuyến khích trẻ nói. Lắng nghe tích cực đòi hỏi không ngắt lời và không tỏ ra hoàn toàn hiểu hết những điều trẻ nói dù trẻ nói chƣa xong.

Khích lệ các sáng kiến của trẻ: Nếu theo sáng kiến của trẻ, trƣớc tiên giáo viên phải nhận ra sáng kiến này. Có thể có nhiều hình thức khác nhau: trẻ có thể nhìn cô, mỉm cƣời, đƣa cô một đồ chơi, chỉ một vật gì bằng ngón tay, bắt đầu thao tác với một đồ chơi, vẽ nguệch ngoạc, bình luận hoặc đặt câu hỏi... Dù khởi xƣớng đó có thể không hƣớng vào cô, nhƣng nó là một mở đầu. Thay vì nản lòng vì trẻ không theo minh, cô hãy tập trung vào điều trẻ có thể làm đƣợc hoặc điều trẻ đang bận tâm.

Không cố ép trẻ nói: trẻ rất nhạy cảm với loại áp lực này. Trẻ biết phân biệt lúc nào cô chơi thực sự và lúc nào cô làm ra vẻ chơi với mục đích ép trẻ nói. Điều khiến trẻ giao tiếp là mong muốn thiết lập dây liên hệ với ngƣời khác và cảm nhận đƣợc thỏa mãn từ những liên hệ này. Hãy tạo môi trƣờng khuyến khích trẻ giao tiếp, một trẻ nói chỉ vì ngƣời lớn ép nó, trẻ càng ít nói.

Đối mặt với trẻ khi giao tiếp: điều này giúp trẻ cảm nhận rằng trẻ đƣợc quan tâm và đƣợc đáp lại khởi xƣớng. Có một số biện pháp để đối mặt có hiệu quả: bắt chƣớc trẻ, diễn giải giúp trẻ điều trẻ muốn nói thành lời; bình luận về điều trẻ đang quan tâm; tham gia hoạt động của trẻ (trở nên nhƣ một đứa trẻ và chơi với trẻ trong mọi loại trò chơi, có thể tham gia song song, có thể sắm vai một nhân vật...)

1.2.4.2. Áp dụng một cách khéo léo những trò chuyện hàng ngày

Dùng câu hỏi để nuôi dưỡng những cuộc trò chuyện: Tránh những câu hỏi chấm dứt đàm thoại, đó là những câu hỏi thử thách trẻ, những câu hỏi vƣợt quá trình độ hiểu biết và diễn đạt của trẻ, hay những câu hỏi quá đơn giản hoặc quá cụ thể chỉ cần trả lời “có – không”. Chúng ta có chiều hƣớng đặt cho trẻ quá nhiều câu hỏi thuộc sự kiện đòi hỏi chỉ một câu trả lời là “đúng” hoặc câu hỏi thử thách trí nhớ và khả năng gọi tên sự vật của trẻ: Người bưu tá tên gì? Ai nhớ sói đã lấy gì phủ lên chân?... Câu hỏi nuôi dƣỡng trò chuyện là những câu hỏi chân thành cho thấy sự quan tâm của cô và khuyến khích trẻ trả lời. Đó cũng là những câu hỏi kích thích trẻ, đòi hỏi trẻ phân tích, tƣởng tƣợng và lý luận. Đó là những câu hỏi sáng tạo,chúngkích thích trẻ tƣ duy vì không thể chỉ trả lời “đúng – sai” cho những câu hỏi loại này: “Chúng ta nên làm gì khi...?; Cái gì sẽ xảy ra nếu....? Giả như chó sói đến nhà các con thì sao nhỉ?”... Trẻ có thể thoải mái theo trí tƣởng tƣợng mà sắp xếp câu trả lời. Khi trẻ suy nghĩ, điều đó thuận lợi cho sự phát triển sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề.

Xác định nghĩa của từ khi nói chuyện: Nhiều từ ngữ khi nghe lần đầu trẻ chƣa hiểu, do dó ngƣời lớn nên tận dụng câu hỏi của trẻ để gắn kết trẻ và cho trẻ cơ hội tìm hiểu thế giới. Cùng trẻ đặt câu hỏi về thế giới để kích thích sự tò mò và niềm vui thích khám phá của trẻ. Mặt khác, triển khai chủ đề và đào sâu kiến thức của trẻ bằng cách: cho biết thông tin; tƣởng tƣợng trạng thái sự việc; giải thích; nói về tƣơng lai; nói về cảm xúc; tƣởng tƣợng, giả bộ. Điều quan trọng khi đào sâu chủ đề là phải để ý đến giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ, càng những giai đoạn sớm càng cần giảm đi độ phức tạp của thông tin.

Nói nhiều với trẻ về những gì xảy ra trong thế giới quanh trẻ: Những biến cố hàng ngày đều có thể trở thành chủ đề để của các cuộc trò chuyện. Mọi trẻ đều rất thích thú khi đƣợc cô chia sẻ và giải thích về những gì xảy ra quanh chúng nhƣ: có một cô giáo mới; đồ chơi mới đƣợc bổ sung; chim đậu ngoài sân; bùn bẩn sau cơn mƣa; thức ăn đến chậm; món canh hơi mặn,...

Giúp trẻ trở thành người kể chuyện tốt hơn: Để kể câu chuyện hay một cách hiệu quả, trẻ phải biết: sử dụng từ thích hợp; chọn thông tin thích hợp; đƣa ngữ cảnh

để ngƣời nghe hiểu tình huống, mô tả tình huống và những biến cố phù hợp; biết giải thích mối liên hệ giữa nhân vật và biến cố bằng liên từ quan hệ; kể biến cố theo thứ tự hợp lý... Từ 2 tuổi cô có thể nâng đỡ và cấu trúc câu chuyện giúp trẻ bằng cách đặt câu hỏi và cung cấp những thông tin. Dƣới đây là một số nguyên tắc thực hành để động viên trẻ: (1) chú ý lắng nghe câu chuyện của trẻ; (2) mời tất cả trẻ chuyện; (3) khích lệ trẻ kể chuyện; (4) bình luận về chuyện kể của trẻ; (5) đặt câu hỏi chân thành thúc đẩy trẻ kể tiếp; (6) cho trẻ thấy những điểm còn thiếu hoặc chƣa rõ ràng trong câu chuyện.

Giản dị hóa cách nói đối với trẻ chậm nói: những nguyên tắc bất biến đối với trẻ chậm nói bao gồm: (1) lặp đi lặp lại nhiều lần; (2) trả lời đúng lúc với sự chú ý của trẻ; (3) không nói quá nhanh; (4) đặt những từ mà trẻ cần nghe ở đầu hoặc cuối câu, nhƣng cô phải đảm bảo không làm thái quá; (5) chỉ cho trẻ thấy sự tƣơng phản là cách học khái niệm mới rất hiệu quả; (6) dùng những tình huống thực tế để gây chú ý cho trẻ.

1.2.4.3. Áp dụng một cách khéo léo một số hoạt động

Hoạt động làm quen với sách bút và chữ viết: Sẽ rất khó khăn cho trẻ nếu nhƣ bƣớc vào bậc tiểu học mà sách vở và chữ viết vẫn còn xa lạ. Chủ chƣơng của chúng ta là không dạy chữ trƣớc, điều đó có lý do, nhƣng rất cần thiết phải xây dựng cho trẻ ngay từ tuổi vƣờn trẻ chính là niềm yêu mến sách và chữ viết. Muốn vậy, phải biến những thứ đó trở nên thật gần gũi.

Cô cần tỏ ra yêu mến sách bởi khi bày tỏ điều đó trẻ sẽ đƣợc lây lan và làm nhƣ thể cô. Để trẻ thích thú hãy bộc lộ nhiều quan tâm đến sách; hãy thƣờng xuyên nói về việc đọc sách; đƣa cho trẻ những quyển sách theo lứa tuổi của trẻ; hãy mang những hình ảnh cắt trong các tạp chí và báo vào nhà trẻ; chỉ cho trẻ chữ viết nhƣ một phần trong hoạt động thƣờng nhật của cô.

Giờ đọc và giờ kể chuyện: Không nên bằng lòng với việc “đọc bài” một cách đều đều và chăm chú, hãy linh hoạt và biểu cảm để giữ đƣợc chú ý của trẻ. Muốn vậy, cần đọc những sách thích hợp với trẻ. Điều làm trẻ thích thú chính là những quyển sách, sự hào hứng của chúng ta chính là điểm tựa kích thích niềm yêu mến với sách nơi trẻ. Nên cho trẻ làm quen với sách theo từng giai đoạn: Trƣớc 1 tuổi,

trẻ đọc bằng mọi giác quan, nghĩa là trẻ cắn sách, mày mò, đập, giật sách... thì cũng đừng cấm đoán trẻ bởi đó là những tiếp xúc và khám phá rất lành mạnh. Với trẻ 12 – 18 tháng, khi đọc sách cùng trẻ, dùng những câu nói rõ ràng và đơn giản sẽ giúp trẻ hiểu những gì trong sách. Với trẻ 18 – 24 tháng, hãy đáp ứng với những dấu hiệu trẻ bày tỏ khi đọc sách, tái tạo lại bài đọc theo yêu cầu của trẻ; hãy làm cho sách trở nên sống động. Với trẻ từ 2 tuổi, trƣớc khi đọc nên cho trẻ làm quen với sách, đọc tựa đề, cho trẻ xem bìa và tiên đoán nội dung, giới thiệu tác giả và họa sĩ minh họa... Khi đọc, hãy dành thời gian để trả lời câu hỏi và bình luận của trẻ, hãy đặt câu hỏi lớn tiếng về những hiện tƣợng sắp xảy ra, giải thích cho trẻ những điều trẻ chƣa hiểu. Sau khi đọc, động viên lời bình tự phát của trẻ; giúp trẻ làm tóm tắt, mời trẻ tự “đọc” lại...

Giúp trẻ ý thức việc viết: Hãy để trẻ tự do vẽ nguệch ngoạc, đó là những cuộc thí nghiệm đầu tiên với chữ viết và giả nhƣ chữ viết. Nên sắp xếp một góc dành để viết, là nơi khá yên tĩnh, gần thƣ viện chẳng hạn và hãy để gần tầm tay trẻ những dụng cụ lôi cuốn: bảng đen, phấn mầu, máy đánh chữ, máy tính, bút lông, bút chì màu, bao thƣ, giấy trắng...

Xây dựng góc thƣ viện: Chọn những sách nhƣ: sách truyện; sách giáo dục về động vật, máy móc...; những câu chuyện cuộc sống; thơ ấu nhi...

Hãy để chữ biết “nói”: Chữ sẽ biết “nói” nếu trẻ đƣợc cung cấp một môi trƣờng phong phú chữ viết, nhiều minh họa về việc dùng chữ viết, đƣợc tƣơng tác xoay quanh chủ đề của những chữ viết đó; cho trẻ cơ hội viết và sử dụng nó. Hãy giúp trẻ sử dụng “chữ viết” của chính trẻ trong thói quen hàng ngày của trẻ: làm bảng nội quy; giấy thông báo; ký tên vào những bức vẽ; viết đơn thuốc, viết thƣ... trong những trò chơi; cùng trẻ làm những cuốn sách, bƣu thiệp; viết nhật ký...

Đối với các hoạt động khám phá: (nhƣ nặn bột, nhặt rau, thổi bóng, vẽ màu...) tổ chức để trẻ có đƣợc những giờ học vui thích, vừa đƣợc khám phá và vừa là cơ hội để chia sẻ trải nghiệm và những ý tƣởng của mình.

Dựa vào một số nguyên tắc dƣới đây, cô có thể tạo các điều kiện, nhờ đó chẳng những trẻ thăm dò, sáng tạo do giác quan đƣợc khơi dậy, mà còn chia sẻ sự thích thú và kinh ngạc của trẻ:

- Không quá 5 trẻ một nhóm: trong nhóm nhỏ cô sẽ tƣơng tác đƣợc với mỗi trẻ và các trẻ cũng dễ tƣơng tác với nhau hơn là nhóm lớn.

- Hãy để trẻ giúp cô chuẩn bị dụng cụ bởi mọi trẻ đều thích thú khi chính chúng đƣợc phan trộn, nhào nặn, tận mắt, tận tay các nguyên vật liệu.

- Sắp xếp chỗ riêng cho chính cô: Sẽ dễ dàng tƣơng tác hơn nếu cô có một chỗ ngồi ngang tầm mắt trẻ, cùng trẻ, chứ không phải đứng ngoài giám sát hay đi ngang qua.

- Dùng dụng cụ, nguyên liệu đa dạng và thích hợp với trẻ, điều này cần lƣu ý đến tuổi và đặc điểm của giai đoạn PTNN cũng nhƣ kiểu cách chơi của trẻ.

- Dù trù số lƣợng dụng cụ nhiều hơn nhu cầu cho mỗi trẻ vì điều đó giúp trẻ có thể chơi thoải mái.

Chuẩn bị xong, cô giới thiệu nguyên liệu mới và không đƣa thêm vật phụ để trẻ tự do khám phá và rút kinh nghiệm theo sở thích. Tiếp đó, vẫn chƣa đƣa vật phụ, khuyến khích trẻ bay bổng theo trí tƣởng tƣợng. Cho trẻ một khoảng thời gian thăm dò với nguyên liệu riêng mà không phải mƣợn hay tranh giành với trẻ khác. Khi đƣa vật phụ, hãy chọn những vật liệu đa dạng nhƣ thƣớc kẻ, viên đá, sỏi, tấm bìa, khuôn hình... các vật phụ này sẽ giúp trẻ sáng tạo độc đáo. Và quan trọng, luôn phản ứng với mọi khởi xƣớng của trẻ, nhƣng không nói nhiều, không đặt câu hỏi thừa nhƣ: Cái gì vậy? Con làm gì vậy..” vì có thể trẻ cũng không biết đó là cái gì. Hãy chờ đợi và quan sát sự quan tâm của trẻ, sau đó theo sáng kiến và tham dự hoạt động của trẻ bằng cách bình luận sự việc, bắt chƣớc trẻ và thâm nhập vào thế giới tƣởng tƣợng của trẻ.

Tiểu kết chƣơng 1:

Ngôn ngữ trẻ em là vấn đề được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu từ nhiều năm nay theo các nhóm quan điểm: học hỏi, tự nhiên, tương tác... Hai nhà tâm lí học có đóng góp lớn về lý luận và phương pháp nghiên cứu cho lĩnh vực tâm lí học trẻ em nói chung và ngôn ngữ trẻ em nói riêng là J. Piaget và L.X.Vưgốtxki. Dù có nhiều quan điểm gần như là trái ngược nhau, nhưng có thể nói lí thuyết của hai ông bổ sung hoàn chỉnh cho nhau, hình thành nền tảng cơ sở lí luận quan trọng trong nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ.

Giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi ngôn ngữ của trẻ có những bước phát triển mạnh mẽ trên cả 3 mặt ngôn ngữ diễn đạt, ngôn ngữ cảm nhận và tương tác xã hội. Mặc dù trẻ còn phạm phải nhiều lỗi của sự phát triển thông thường nhưng ngôn ngữ đã giúp trẻ liên hệ với người khác, hòa nhập với cuộc sống nhà trẻ, giúp trẻ học và chơi, tư duy và tưởng tượng.

Trong bối cảnh nhà trẻ, hoạt động và giao tiếp là những yếu tố tác động trực tiếp tới sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Do đó, giáo viên cần áp dụng một cách khéo léo những hoạt động, thói quen và những tương tác hàng ngày của mình để gia tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)