Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 43 - 51)

CHƢƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Tổ chức nghiên cứu

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

2.2.2.1. Phương pháp quan sát

Đây là phƣơng pháp quan trọng trong đề tài nghiên cứu này. Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã làm quen, cùng chơi, cùng học với trẻ trƣớc khi tiến hành quan sát.

Việc xác định mục đích quan sát là rất quan trọng. Với mục đích là quan sát những ĐĐNN của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi, chúng tôi đã xây dựng 2 bảng quan sát:

Bảng 1: Đƣợc xây dựng dựa trên việc tổng hợp các biểu hiện NN của trẻ em 1 – 3 tuổi ở nhiểu tài liệu khác nhau (tài liệu của Weitzman; Nguyễn Ánh Tuyết; Đinh Hồng Thái, thang đo Denver II...). Bảng này quan sát các biểu hiện đặc trƣng về khả năng NN của trẻ trên ba lĩnh vực: khả năng nghe hiểu (10 biểu hiện); khả năng diễn đạt (15 biểu hiện) và khả năng tƣơng tác của trẻ với ngƣời khác (13 biểu hiện) (xem phụ lục 1 – Bảng quan sát trẻ). Khả năng của trẻ trong các lĩnh vực này đƣợc đánh giá theo ba mức độ: không có biểu hiện; biểu hiện nhƣng không rõ và biểu hiện rõ.

+ Mức 1: Không có biểu hiện (1,0 điểm)

+ Mức 2: Biểu hiện nhƣng không rõ (2,0 điểm) + Mức 3: Biểu hiện rõ (3,0 điểm)

Từ các mức điểm này, chúng tôi tính đƣợc giá trị trung bình của từng item và giá trị khoảng cách đƣợc tính nhƣ sau: (3 – 1) : 3 = 0,67

Ý nghĩa của khoảng giá trị trung bình: + 1,00 – 1,67: Hầu nhƣ không có biểu hiện

+ 1,68 – 2,34: Thỉnh thoảng có biểu hiện nhƣng không rõ rệt + 2,35 – 3,00: Biểu hiện rõ rệt

Bảng 2: (Đƣợc xây dựng chủ yếu từ thang phân chia giai đoạn PTNN trong tài liệu của Weitman) Quan sát kiểu đối thoại và đặc điểm PTNN của trẻ (phụ lục 2). Bảng này gồm 2 phần, phần 1 đánh giá kiểu đối thoại của trẻ và kiểu tƣơng tác của trẻ trong trò chơi, phần 2 đánh giá mức độ phát triển các khả năng ngôn ngữ của trẻ. Với mỗi phần, chúng tôi xây dựng tiêu chí quan sát và thang quy chiếu riêng. Cụ thể:

Phần 1: Đánh giá kiểu đối thoại chủ yếu của trẻ

Câu 1: Xác đinh kiểu đối thoại chủ yếu của trẻ: Để xác định trẻ thuộc kiểu đối thoại nào chúng tôi dựa trên 2 tiêu chí: chủ động tiếp cận ngƣời khác hay không và sẵn sàng phản ứng khi ngƣời khác khởi xƣớng hay không. Theo đó, một số trẻ dễ dàng khởi xƣớng giao tiếp, một số thì kém hơn; một số trẻ dễ dàng phản ứng khi có ngƣời giao tiếp, số khác thì không. Có 4 trƣờng hợp xảy ra tƣơng ứng với 4 kiểu đối thoại:

- Kiểu ngập ngừng: hiếm khi khởi xƣớng tƣơng tác nhƣng tham gia khá dễ dàng các tƣơng tác do ngƣời khác khởi xƣớng.

- Kiểu độc lập: trẻ khởi xƣớng tƣơng tác nhƣng ít khi tham gia tƣơng tác do ngƣời khác khởi xƣớng.

- Kiểu thụ động: hiếm khi trẻ khởi xƣớng tƣơng tác hoặc tham gia tƣơng tác do ngƣời khác khởi xƣớng.

- Kiểu cởi mở: dễ dàng khởi xƣớng tƣơng tác và tham gia tƣơng tác do ngƣời khác khởi xƣớng.

Câu 2: Xác định kiểu tƣơng tác chủ yếu của trẻ trong trò chơi: có 4 kiểu tƣơng tác đƣa ra để đánh giá trẻ:

- Không chơi, không tƣơng tác (trẻ khó hòa nhập và thƣờng bị chậm phát triển ngôn ngữ)

- Chơi đơn độc (một mình một trò hoặc một mình một góc độc lập với trẻ khác) - Chơi song song (cùng chơi một loại trò chơi, nhƣng không hợp tác, VD: cùng ngồi xây nhà nhƣng mạnh trẻ nào trẻ đó xây)

Phần 2: Đánh giá đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ

Câu 3: Quan sát đặc điểm nghe hiểu của trẻ qua việc xác định phạm vi hiểu những thông tin trong lời nói ngƣời khác. Chúng tôi đƣa ra 4 mức độ khác nhau, tƣơng ứng với khả năng nghe hiểu của trẻ ở các giai đoạn PTNN khác nhau:

Mức 1: Hiểu số ít từ gọi tên ngƣời và vật dụng quen thuộc – tƣơng ứng với mức nghe hiểu của trẻ 12- 18 tháng.

Mức 2: Hiểu khá nhiều từ và những hƣớng dẫn đơn giản – tƣơng ứng với mức nghe hiểu của trẻ 18 – 24 tháng.

Mức 3: Hiểu hƣớng dẫn 2 phần và những câu chuyện ngắn, tình tiết đơn giản – tƣơng ứng với mức nghe hiểu của trẻ 2 – 3 tuổi.

Mức 4: Hiểu những ý tƣởng trừu tƣợng, các câu hỏi phức tạp yêu cầu tƣ duy tƣởng tƣợng – tƣơng ứng với mức nghe hiểu của trẻ trên 3 tuổi.

Câu 4: Quan sát đặc điểm diễn đạt qua việc xác định độ dài phổ biến của câu trẻ dùng trong khi diễn đạt. Có 4 mức đánh giá nhƣ sau:

Mức 1: Từ đơn – tƣơng đƣơng với mức diễn đạt của trẻ 12 -18 tháng Mức 2: Câu hai từ - tƣơng đƣơng với mức diễn đạt của trẻ 18 – 24 tháng Mức 3: Câu trên 3 từ - tƣơng đƣơng với mức diễn đạt của trẻ 2 – 3 tuổi Mức 4: Câu dài và phức tạp – tƣơng đƣơng với mức diến đạt của trẻ trên 3 tuổi.

Câu 5: Quan sát đặc điểm diễn đạt qua việc xác định mẫu câu hỏi chủ yếu của trẻ: (1) Không đặt câu hỏi; (2) Câu hỏi với từ “ai?”, “cái gì?”, “ở đâu?”; (3) Câu hỏi “tại sao?”; (4) Câu hỏi với “bao giờ?”, “khi nào”, “nhƣ thế nào?”

Câu 6: Quan sát đặc điểm diễn đạt qua việc xác định mục đích diễn đạt NN của trẻ. Có 4 mức đánh giá, tƣơng ứng với khả năng diễn đạt của trẻ ở các giai đoạn lứa tuổi khác nhau:

Mức 1: Dùng NN chủ yếu để yêu cầu – tƣơng đƣơng với mục đích diễn đạt của trẻ 1 – 2 tuổi

Mức 2: Mức 1 + nói về hiện tại – tƣơng đƣơng với mục đích diễn đạt của trẻ 2 - 3 tuổi.

Mức 3: Mức 2 + nói về không gian, thời gian, quá khứ, tƣơng lai – tƣơng đƣơng với mục đích diễn đạt của trẻ cuối tuổi nhà trẻ (gần 3 tuổi).

Mức 4: Mức 3 + bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc, thƣơng lƣợng và tƣởng tƣợng – tƣơng đƣơng với nội dung diễn đạt của trẻ trên 3 tuổi.

Câu 7: Quan sát đặc điểm tƣơng tác của trẻ qua việc xác định độ dài phổ biến trong các cuộc đối thoại. Có 4 mức đánh giá:

- Mức 1: Hiếm khi qua đƣợc 1 hoặc 2 phiên – tƣơng đƣơng với mức đối thoại của trẻ 12 – 18 tháng

- Mức 2: Rất ngắn, trả lời câu hỏi và giải thích – tƣơng đƣơng mức đối thoại của trẻ 18 – 24 tháng

- Mức 3: Trên 3 đến 4 phiên, trả lời, giải thích và đƣa đề tài mới – tƣơng đƣơng mức đối thoại của trẻ 2 – 3 tuổi

- Mức 4: Tƣơng đối dài, trả lời, giải thích, đƣa đề tài mới và đặt câu hỏi – tƣơng đƣơng mức đối thoại của trẻ trên 3 tuổi.

2.2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng bảng hỏi đối với cha mẹ và ngƣời chăm sóc trẻ để tìm hiểu nhận thức và phƣơng pháp PTNN cho trẻ. Ngoài ra, phƣơng pháp này còn giúp chúng tôi tìm hiểu những khó khăn mà cha mẹ thƣờng gặp phải khi nuôi dạy con cũng nhƣ nhìn nhận của họ về những khả năng NN của con em mình.

Bảng hỏi dành cho cha mẹ gồm các câu hỏi có nội dung sau:

Câu 1: Tìm hiểu sự quan tâm của cha mẹ/ngƣời chăm sóc trẻ đối với các lĩnh vực phát triển của trẻ nhƣ vận động, thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, ứng xử xã hội…

Ở câu hỏi này, chúng tôi đƣa ra các mức đánh giá theo thứ tự ƣu tiên từ 1 đến 7 cụ thể nhƣ sau: mức 1: quan tâm nhiều nhất ( 1,0 điểm); mức 2: quan tâm nhiều thứ hai (2,0 điểm)... mức 7: quan tâm ít nhất (7,0 điểm)

- Câu 2: Tìm hiểu quan điểm của cha mẹ/ngƣời chăm sóc về thời gian bắt đầu chăm lo PTNN cho trẻ (Họ có thể lựa chọn 1 trong 5 phƣơng án hoặc đƣa ra ý kiến cá nhân: từ lúc mới sinh; từ 1 tuổi; từ 2 tuổi; từ 3 tuổi; để trẻ phát triển tự nhiên).

Câu 3 và 4: Các tình huống về phong cách nuôi dạy trẻ. Qua các tình huống này, cha mẹ/ngƣời chăm sóc trẻ cho biết nhận thức của họ đối với việc PTNN cho trẻ.

Câu 5: Đề cập đến một số hành động và thói quen có ảnh hƣởng đến sự PTNN của trẻ mà cha mẹ/ngƣời chăm sóc có thể thực hiện. Chúng tôi tìm hiểu xem ngƣời lớn thực hiện những hành động đó ở mức độ nào.

Các mức đánh giá:

+ Mức 1: thƣờng xuyên (3,0 điểm) + Mức 2: thỉnh thoảng (2,0 điểm) + Mức 3: ít khi (1,0 điểm)

Giá trị khoảng cách: (3 – 1) : 3 = 0,67 Ý nghĩa của từng giá trị trung bình: + 1,00 – 1,67: Hầu nhƣ không thực hiện

+ 1,68 – 2,34: Thỉnh thoảng có thực hiện nhƣng không thƣờng xuyên + 2,35 – 3,00: Thƣờng xuyên thực hiện

Câu 6: Những khó khăn cha mẹ thƣờng gặp trong việc PTNN cho trẻ. + Mức 1: đúng (3,0 điểm)

+ Mức 2: đúng một phần (2,0 điểm) + Mức 3: không đúng (1,0 điểm) Giá trị khoảng cách: (3 – 1) : 3 = 0,67 Ý nghĩa của từng giá trị trung bình: 1,00 – 1,67: Hầu nhƣ không có khó khăn

1,68 – 2,34: Có gặp khó khăn nhƣng không nhiều 2,35 – 3,00: Có gặp khó khăn

Câu 7: Đánh giá của cha mẹ về những khả năng NN của con em mình so với các trẻ đồng lứa. Có 3 mức đánh giá:

+ Mức 1: Kém hơn các trẻ khác (1 điểm) + Mức 2: Tƣơng tự các trẻ khác (2 điểm) + Mức 3: Tốt hơn các trẻ khác (3 điểm)

Câu 8: Một số thông tin về gia đình: thứ tự của trẻ trong gia đình, trình độ học vấn và nghề nghiệp của bố mẹ, ngƣời chăm sóc trẻ chủ yếu…

2.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

Phƣơng pháp phỏng vấn mà chúng tôi sử dụng là phỏng vấn bán cấu trúc. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng ở 3 đối tƣợng: giáo viên; ngƣời thân của trẻ và hàng xóm của một số trẻ. Nội dung phỏng vấn với mỗi nhóm đƣợc phác họa trƣớc, nhƣng trong quá trình tiến hành tùy thuộc vào tình huống thực tế nhà nghiên cứu sẽ có những câu hỏi khai thác bổ sung vào cấu trúc sẵn đó.

Với giáo viên, chúng tôi đƣa ra các câu hỏi nhằm tìm hiểu sâu hơn ĐĐNN của cá nhân từng trẻ biểu hiện ra sao trên lớp, đặc biệt là với những trẻ có khó khăn NN đồng thời tìm hiểu về chƣơng trình và nội dung của các giáo án đang đƣợc sử dụng ở trƣờng.

Với ngƣời thân của trẻ, chúng tôi đƣa ra các câu hỏi cụ thể hơn về quan điểm, phƣơng pháp và những khó khăn trong việc PTNN cho trẻ. Với những trẻ có khó khăn, chúng tôi cũng tìm hiểu thêm về tiền sử của trẻ, điều kiện sống, các biểu hiện cụ thể về mức độ khó khăn...

Với hàng xóm, chúng tôi quan tâm tới ý kiến của họ về việc cha mẹ của một số trẻ tổ chức cho con họ học khám phá, vui chơi, xây dựng quan hệ với mọi ngƣời, bầu không khí gia đình...

2.2.2.4. Phương pháp thực nghiệm tác động

Không giống với thực nghiệm kinh điển, phƣơng pháp thực nghiệm mà chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu này là một dạng thực nghiệm không đầy đủ. Không thành lập đƣợc nhóm đối chứng, chúng tôi so sánh sự biến chuyển NN của trẻ dựa trên mức độ biểu hiện các nội dung trong bảng quan sát trên mỗi trẻ qua 2 lần quan sát trƣớc và sau TN.

* Vai trò của phương pháp: Cùng với quan sát, phƣơng pháp thực nghiệm đƣợc xem là rất quan trọng đối với quá trình nghiên cứu của đề tài. Chúng tôi tổ chức các hoạt động dựa trên những gợi ý trong cuốn “Học nói với hứng thú” của nhà tâm lý ngôn ngữ Weitman nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi trẻ học nói.

Chƣơng trình tác động của chúng tôi có 3 điểm nổi bật: (1) Đánh giá đúng khả năng NN của trẻ, tác động vào “vùng phát triển gần” thông qua việc áp dụng một cách khéo léo những hoạt động, thói quen và tƣơng tác. (2) Không bó hẹp việc học NN vào những giờ đọc thơ, kể chuyện. Học NN mọi lúc, mọi nơi và mục đích của PTNN là giúp trẻ trở thành những ngƣời đối thoại giỏi chứ không đơn thuần là thuộc nhiều bài hát, bài thơ hay biết trả lời đúng khi đƣợc hỏi. (3) Chú ý tới đặc điểm và sự PTNN của cá nhân.

* Mục tiêu: Nâng cao khả năng nghe hiểu NN, diễn đạt NN và khả năng tƣơng tác xã hội của trẻ.

* Tiến trình thực hiện: Để làm đƣợc điều đó, chúng tôi tiến hành một chƣơng trình làm quen và tác động trong 3 tháng. Tiến trình cụ thể nhƣ sau:

- Giai đoạn 1: (thời lƣợng 1 tháng) làm quen với trẻ, trao đổi với giáo viên về chƣơng trình thực nghiệm và các biện pháp PTNN cho trẻ. Sau đó, tiến hành đánh giá ĐĐNN của trẻ bằng 2 bảng quan sát. Thời gian này chúng tôi cũng tiếp xúc với mẹ của các trẻ để khảo sát ý kiến của họ về việc PTNN cho trẻ, phát tài liệu hƣớng dẫn và giới thiệu chƣơng trình tác động sẽ diễn ra, đề nghị sự hợp tác và phối hợp thực hiện nhằm giúp trẻ PTNN tốt hơn.

- Giai đoạn 2: (thời lƣợng 2 tháng) tổ chức các hoạt động nhằm giúp trẻ gia tăng cơ hội học tập và PTNN. Chƣơng trình tác động đƣợc tổ chức qua 3 nhóm hoạt động: (1) Nhóm hoạt động khám phá: vui chơi với bột, vui chơi với màu nƣớc, vui chơi với rau củ quả, thổi bong bóng... (2) Nhóm hoạt động làm quen với sách bút và chữ viết: đọc sách truyện; vẽ nguệch ngoạc; xem tranh ảnh; chế tạo sách... (3) Các hoạt động vui chơi tự do và chơi – tập có chủ đích.

- Giai đoạn 3: (thời lƣợng 1 tuần) dùng bảng quan sát ban đầu đánh giá lần thứ 2 về những khả năng NN của trẻ sau khi kết thúc chƣơng trình tác động.

* Cách thức tổ chức: Với mỗi nhóm hoạt động, chúng tôi tổ chức khác nhau về thời lƣợng, cách bố trí không gian, phân chia nhóm trẻ và cách tƣơng tác với trẻ để làm sao giúp trẻ có nhiều hơn cơ hội học NN (nội dung cụ thể xem phụ lục 4).

2.2.2.5. Phương pháp thống kê toán học

Sau khi thu thập đƣợc các số liệu từ các phƣơng pháp nghiên cứu nêu trên, chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lí số liệu của bảng quan sát và phiếu xin ý kiến cha mẹ. Số liệu thu đƣợc trợ giúp cho việc phân tích kết quả và đƣa ra những nhận xét ý nghĩa về mặt thống kê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)