Mức độ thực hiện các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 69 - 71)

TT Các biện pháp PTNN Giá trị TB

1 Cho trẻ xem tivi, video, có liều lƣợng và có lựa chọn 1.76 2 Cùng trẻ vui chơi với các vật liệu khác nhau (gỗ, cát, sỏi,

bột...)

1.41

3 Tạo điều kiện cho trẻ chơi với bạn đồng lứa 2.47 4 Khuyến khích trẻ có đƣợc tƣơng tác đồng lứa 1.88 5 Tận dụng câu hỏi của trẻ để mở rộng kiến thức cho trẻ 2.47 6 Đƣa ra những câu hỏi gợi mở nhằm khuyến khích trẻ nói,

tƣ duy, tƣởng tƣợng... 1.94

7 Cùng trẻ khám phá và đặt câu hỏi về thế giới xung quanh 2.41 8 Sắp xếp lại thời gian biểu để có nhiều thời gian dành cho

con hơn 2.29

9 Từ bỏ bớt những kiểm soát và những ngăn cấm không

cần thiết 1.88

10 Học thói quen quan sát, chờ đợi và lắng nghe trẻ nói 2.88 11 Sửa lỗi câu nói của trẻ, nói những lời đúng đắn để làm

mẫu 2.94

12 Giúp trẻ đặt tên những sự vật hiện tƣợng và con ngƣời

mà trẻ tiếp xúc 2.82

13 Tỏ ra yêu mến sách 1.70

14 Thông qua việc đọc, lôi cuốn trẻ vào thế giới của những

cuốn sách 1.94

15 Xây dựng một tủ sách gia đình 1.17

16 Làm cho chữ viết trở nên gần gũi 1.76

Theo thang quy đổi giá trị, chúng tôi có sự phân loại mức độ thực hiện cho từng biện pháp riêng lẻ nhƣ sau:

+ Các biện pháp hầu nhƣ không đƣợc thực hiện (M < 1.68): Cùng con vui chơi thỏa thích với các loại nguyên vật liệu khác nhau; xây dựng một tủ sách gia đình.

+ Các biện pháp thỉnh thoảng có thực hiện nhƣng không thƣờng xuyên (1.67 < M < 2.35) bao gồm: Cho trẻ xem tivi, video, có liều lượng và có lựa chọn; Khuyến khích trẻ có được tương tác đồng lứa; Đưa ra những câu hỏi gợi mở nhằm khuyến khích trẻ nói, tư duy, tưởng tượng; Sắp xếp lại thời gian biểu để có nhiều thời gian dành cho con hơn; Từ bỏ bớt những kiểm soát và những ngăn cấm không cần thiết; Yêu mến sách; Thông qua việc đọc, lôi cuốn trẻ vào thế giới của những cuốn sách; Làm cho chữ viết trở nên gần gũi bằng các dán nhãn, chú thích, ghi nhớ, bảng thông báo...

+ Các biện pháp đƣợc thực hiện thƣờng xuyên (2.34 < M < 3): Tạo điều kiện cho trẻ chơi với bạn đồng lứa; Tận dụng câu hỏi của trẻ để mở rộng kiến thức cho trẻ; Cùng trẻ khám phá và đặt câu hỏi về thế giới xung quanh; Học thói quen quan sát, chờ đợi và lắng nghe trẻ nói; Sửa lỗi câu nói của trẻ, nói những lời đúng đắn để làm mẫu; Giúp trẻ đặt tên những sự vật hiện tượng và con người mà trẻ tiếp xúc.

Với 2 biện pháp hầu nhƣ không đƣợc thực hiện:

Một là, cùng con vui chơi thỏa thích với các vật liệu khác nhau như gỗ, cát, sỏi, bột, màu nước... Lý do mà chúng tôi nhận đƣợc khi trò chuyện với các mẹ về việc này khá phong phú: Họ cho rằng đó là những vật liệu không phải luôn sẵn có (ngại tìm kiếm). Họ cho rằng chúng phiền toái, gây lộn xộn và bẩn thỉu (ngại dọn dẹp hậu quả). Một số lo lắng chúng gây nguy hại cho con (sợ nguy hiểm) và họ hoàn toàn không thể ngồi chơi với con khi công việc quá bận bịu (sợ tốn thời gian). Cũng có ngƣời xem đó là hành động nuông chiều con (sợ tốn kém), thậm chí có ngƣời còn nhận định vui chơi kiểu này hoàn toàn không liên quan đến việc phát triển ngôn ngữ (cho rằng vô bổ)... Rõ ràng những lý do mà họ đƣa ra là chƣa thỏa đáng, bởi họ đang xuất phát từ những tính toán thiệt hơn mà quên đi rằng, đối tác của họ - những đứa trẻ, không một đứa nào lại có thể từ chối nếu đƣợc tạo điều kiện chơi nhất là lại đƣợc chơi với cha mẹ của mình vì khi đó chúng có cơ hội để trải nghiệm, học hỏi, chia sẻ niềm vui, sự ngạc nhiên và những thành quả.

quen đọc sách; sợ con phá hỏng; chưa thực sự cần thiết vì con còn quá bé... (mẹ của H. G; T. C; Đ. Q). Đó đều là những nhìn nhận rất thực tế, và việc thay đổi quan điểm đó khó khăn gấp nhiều lần việc chỉ cho họ thấy lợi ích của việc thực hiện biện pháp này.

Xét theo mục đích tác động, các biện pháp đƣợc phân thành 5 nhóm:

- Nhóm 1: biện pháp giúp con vui chơi và giải trí, nhóm này bao gồm 4 biện pháp hƣớng vào mục tiêu giúp con đƣợc chơi vui và mở rộng vốn hiểu biết thông qua: giúp vui chơi với bạn, giải trí với tivi video, chới với các nguyên vật liệu khác nhau.

- Nhóm 2: biện pháp giúp con gia tăng sự hiểu biết (phát triển nhận thức), nhóm này bao gồm 3 biện pháp áp dụng khi cha mẹ cho trẻ khám phá thế giới xung quanh: cùng khám phá các nguyên vật liệu, đặt câu hỏi một cách khéo léo để kích thích trẻ, tận dụng câu hỏi của trẻ để mở rộng hiểu biết.

- Nhóm 3: biện pháp thay đổi một số thói quen để tạo thuận lợi cho con học tập ngôn ngữ, nhóm này gồm 3 biện pháp: sắp xếp lại thời gian biểu; từ bỏ bớt ngăn cấm; quan sát, chờ đợi và lắng nghe trẻ nói.

- Nhóm 4: biện pháp giúp trẻ phát triển vốn từ ngữ - ngữ pháp, nhóm này bao gồm 2 việc làm: sửa lỗi cho trẻ, nói những lời đúng để làm mẫu đặt tên sự vật hiện tượng con người mà trẻ tiếp xúc.

- Nhóm 5: biện pháp giúp trẻ làm quen với sách và chữ viết, bao gồm 4 công việc: yêu mến sách; đọc sách cho trẻ; xây dựng tủ sách gia đình và tạo không gian sống nhiều chữ viết sống động.

Giá trị trung bình của 5 nhóm phán ánh ở bảng dƣới đây :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)