Lựa chọn của cha mẹ về thời điểm bắt đầu phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 65 - 69)

Các thời điểm Số lƣợng Tỷ lệ (%) Mới sinh 3 17.64 Từ 1 tuổi 10 58.82 Từ 2 tuổi 0 0.00 Từ 3 tuổi 0 0.00 Tốt nhất để trẻ phát triển tự nhiên 4 23.54 Tổng 17 100.00

Nhƣ vậy đa số cha mẹ cho rằng thời điểm cần giúp trẻ phát triển ngôn ngữ là khi đứa trẻ của họ có thể nói đƣợc những từ đầu tiên, “lúc đó mới thật sự cần thiết phải dạy từ mới, sửa những từ sai, phát âm ngọng ngịu...” (mẹ của N. K. V). Họ cho rằng, trƣớc 1 tuổi là thời điểm đứa trẻ “học vận động, tập lẫy, tập bò, tập đi... chưa nói được thì không thể dạy trẻ nói” (mẹ của N. T. C). Những cha mẹ này đồng hóa việc học ngôn ngữ với việc học nói, phát triển ngôn ngữ chính là phát triển khả năng nói: “Biết nói là biết ngôn ngữ, nói được nhiều từ, nhiều câu mới là ngôn ngữ phát triển tốt...”

Nhóm cha mẹ cho rằng cần bắt đầu ngay từ khi mới sinh ủng hộ việc dạy ngôn ngữ cho trẻ ngay từ lọt lòng thông qua việc nói chuyện hàng ngày với trẻ, họ quan niệm làm nhƣ vậy “con sẽ nhanh hiểu và nhanh biết nói; luôn coi như con đã biết trò chuyện và trò chuyện thường xuyên sẽ giúp con sớm quen với những từ ngữ...” (mẹ của N. N. M. C). Còn những ngƣời không công nhận thời điểm nào cả thì cho rằng cứ để đứa trẻ phát triển tự nhiên là tốt nhất. Họ phủ nhận hoặc chƣa nhìn thấy vai trò tích cực và vô cùng quan trọng của ngƣời lớn trong việc dẫn dắt, tổ chức cho trẻ học tập ngôn ngữ, theo họ “không nên ép trẻ vào khuôn phép quá sớm, trẻ sẽ dễ bị căng thẳng và áp lực, tốt nhất cứ để con phát triển tự nhiên, được đến đâu hay tới đó” (mẹ của D. P. U). Các cha mẹ này quan niệm ngôn ngữ giống như sản phẩm phát triển tự nhiên, đến một thời điểm, cũng như răng, tóc, móng tay, nó sẽ tự xuất hiện, không có đứa trẻ nào đến lúc học tiểu học chưa biết nói, biết trò chuyện. (mẹ của D. P. U). Biểu đồ sau đây minh họa cho sự chênh lệch của các nhóm quan điểm đó:

Biểu đồ 3.3. Thời điểm hợp lý để phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Theo chúng tôi, việc chọn thời điểm phát triển ngôn ngữ cho con ngay khi con chào đời là đúng, thậm chí khoa học đã chứng minh cha mẹ có thể bắt đầu tƣơng tác với con ngay khi con 17 thai tuần vì khi đó, thính giác của trẻ đã phát triển đủ để trẻ có thể nghe đƣợc những âm thanh. Tuy nhiên, phƣơng pháp không

đơn thuần chỉ là trò chuyện hàng ngày nhƣ một số cha mẹ trả lời khi đƣợc chúng tôi phỏng vấn. Đó là cả một hệ thống phƣơng pháp từ việc tạo môi trƣờng, không gian sống thuận lợi đến việc thay đổi những thói quen bất lợi, thích nghi lời nói, cách nói trong từng cuộc trò chuyện để tạo ra nhiều cơ hội học tập ngôn ngữ hơn nữa.

Về thái độ của cha mẹ với cách làm của một số trường hợp: Với những câu hỏi tình huống, chúng tôi thu đƣợc đánh giá nhƣ sau: Tình huống thứ nhất: Khi tranh luận về vấn đề phát triển tâm lý cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi, chị L cho rằng: “Đối với trẻ con tuổi này, điều quan trọng nhất là cho con ăn no, đủ chất, vệ sinh và tạo giấc ngủ ngon. Những vấn đề khác như nhận thức, ngôn ngữ, cảm xúc tình cảm sẽ quan tâm phát triển sau”. Cha mẹ có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh trƣờng hợp này, ngƣời đồng tình, ngƣời phản đối, ngƣời phân vân.

Với thang điểm đánh giá nhƣ sau: đồng ý 1 điểm, phân vân 2 điểm, không đồng ý 3 điểm. Tổng điểm đánh giá của 17 cha mẹ là 34, giá trị trung bình M = 2.00, điều đó có nghĩa rằng, họ giao động với tình huống này, theo họ: “Chị L có phần đúng và cũng có phần sai, chăm lo phát triển thể chất là rất quan trọng nhưng cũng không thể nói những nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm... thì quan tâm sau” (mẹ của N. Đ. K). Mẹ của N. B. T thì e ngại rằng: “Sau 3 tuổi mới quan tâm tới mấy yếu tố đó thì sợ là hơi muộn, nếu có điều kiện thì nên quan tâm phát triển toàn diện...”

Tình huống thứ 2 của chị M: “Con chị hơn 1 tuổi, rất ngịch và thích khám phá thế giới xung quanh, đòi mẹ đi chỗ này chỗ khác. Chị M cảm thấy mệt mỏi và nghĩ nếu cứ để bé nghịch thế này thì sẽ rất bẩn, lộn xộn và không an toàn cho bé chút nào. Chị quyết định làm cho bé cái cũi, cho bé đồ chơi, đặt gần tivi để khi nào thích bé sẽ xem. Từ đó, bé thường ngồi trong cũi chơi đồ chơi, xem tivi, ít ngịch, sạch sẽ còn chị thì đỡ phải lo lắng hẳn lên”. Tình huống này có tổng điểm đánh giá là 50, giá trị trung bình M = 2.94, điều đó có nghĩa rằng, gần nhƣ tuyệt đối cha mẹ không đồng tình với cách làm của chị M. Qua trò chuyện, chúng tôi thấy họ có vẻ rất nhạy cảm với những từ ngữ “cái cũi”; “tivi”..., chúng dễ làm họ liên tƣởng tới những viễn cảnh bi quan, các loại hội chứng, bệnh tật: “Làm vậy trẻ sẽ bị tự kỉ,

chậm phát triển trí não...” (mẹ của D. P. U). Những cha mẹ khác thì cho rằng:

“Phải cho con ra ngoài chơi nếu không bé sẽ chậm phát triển ngôn ngữ” (mẹ của T. N); “Cần cho con khám phá thế giới thì bé mới lanh lợi, thông minh” (mẹ của H. G); “Làm vậy là quá nuông chiều con, dễ làm hư hỏng con...” (mẹ của B. N).

Chúng tôi cũng không tán thành với quan điểm và cách làm của chị M và L trong những tình huống này. Biết rằng khối lƣợng công việc mà những ngƣời mẹ nuôi con nhỏ phải đảm đƣơng là rất lớn nhƣng việc ngày ngày giữ con trong cũi vô tình đã bó hẹp môi trƣờng khám phá và phạm vi tiếp xúc xã hội của trẻ. Tuy nhiên, giống nhƣ chị M, chúng tôi cũng thừa nhận sức khỏe thể chất của trẻ là tối quan trọng. Những vật dụng nhƣ cái cũi, tivi... cũng không cản trở sự thông minh, sự phát triển ngôn ngữ nhƣ cảm nhận của nhiều cha mẹ, vấn đề nằm ở cách chúng ta cho trẻ sử dụng ra sao và với thời lƣợng nhƣ thế nào. Một đứa trẻ cần đƣợc chăm lo phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tâm lý, trí tuệ và tâm hồn ngay từ nhỏ, mọi nhiệm vụ phát triển có thể lồng ghép với nhau trong từng hoạt động bởi chúng hỗ trợ cho sự phát triển của nhau. Không nên hiểu cơ học rằng phải chăm cái này ổn thỏa rồi mới lo chăm cái khác.

3.2.2. Hành động của cha mẹ trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Mỗi trẻ em trong những gia đình khác nhau sẽ nhận đƣợc điều kiện phát triển khác nhau. Điều kiện ấy đƣợc tạo ra bởi chính ngƣời lớn, cụ thể là bởi cách thức cha mẹ tác động đến sự phát triển ngôn ngữ cho con em mình. Những tác động càng khoa học, đồng bộ, thƣờng xuyên và kiên trì bao nhiêu thì trẻ càng có nhiều cơ hội học tập bấy nhiêu và ngƣợc lại nếu tác động theo cảm hứng, không nhất quán, rời rạc sẽ làm mất đi tƣơng ứng cơ hội của trẻ. Trên thực tế, không phải cha mẹ nào cũng biết cách tác động tích cực đến con và lại càng ít cha mẹ kiểm tra tính khoa học của mỗi phƣơng pháp mình tiến hành nhƣng họ lại dễ dàng nhận thức đƣợc những việc mà mình đang làm có nguy hại cho sự phát triển của trẻ hay không. Do đó, khi khảo sát về mức độ thực hiện các biện pháp phát triển ngôn ngữ, chúng tôi không đƣa các biện pháp tiêu cực mà hoàn toàn là những việc làm đúng đắn. Sẽ không có cha mẹ nào thừa nhận mình thƣờng xuyên thúc ép trẻ nói ra từ mới, trả lời

hộ con khi con ấp úng, lại càng không có cha mẹ nào thừa nhận mình thƣờng xuyên mắng mỏ, trách phạt hay dọa dẫm con khi con xâm phạm những ranh giới hay rất hạn chế cho trẻ tiếp xúc với thế giới động vật và cây cối... Đƣa những việc làm nhƣ vậy vào sẽ khó nhận đƣợc câu trả lời chân thực.

Chúng tôi khảo sát mức độ thực hiện của cha mẹ với 16 biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ, kết quả nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)