Đặc điểm nghe hiểu của trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 51 - 55)

TT Các biểu hiện về khả năng nghe hiểu Điểm TB

1 Hiểu khái niệm đối nghịch... 1.70

2 Hiểu khái niệm không gian 1.64

3 Hiểu 1 số chỉ màu sắc và hình dạng 1.29

4 Hiểu 1 số khái niệm thời gian 1.82

5 Hiểu câu so sánh đơn giản 1.64

6 Hiểu chỉ dẫn hai phần 2.23

7 Hiểu logic và biết ghép cặp các SVHT cùng nhóm 2.23

8 Hiểu 1 số quan hệ nhân quả đơn giản 2.29

9 Hiểu câu yêu cầu lựa chọn 2.05

10 Hiểu 1 số đại từ, tính từ sở hữu 2.05

Bảng số liệu trên cho thấy trong số 10 biểu hiện về khả năng nghe hiểu mà chúng tôi quan sát, không có khả năng nào nhóm trẻ có biểu hiện rõ rệt (M > 2.34); có 7 khả năng nhóm trẻ có biểu hiện nhƣng chƣa rõ rệt (1.67 < M < 2.35) bao gồm:

“Hiểu những cặp khái niệm đối nghịch như to – nhỏ; dài – ngắn; xấu – đẹp...; Hiểu các khái niệm về thời gian như hôm qua, lúc trước, vừa rồi, sau đó...; Hiểu và làm theo những chỉ dẫn gồm hai phần trở lên; Hiểu logic trong các cặp cùng nhóm phân loại như giầy đi với chân, bát đi với thìa, đầu đi với mũ...; Hiểu một số quan hệ nhân quả đơn giản như thủy tinh rơi thì vỡ; ngã sẽ đau, chạm lửa thì bỏng...; Hiểu câu có chứa ý lựa chọn thay thế như chọn cam hay nho...; Hiểu một số đại từ, tính từ sở hữu như bạn, nó, chúng ta, các bạn...” ; 3 khả năng hầu nhƣ chƣa có biểu hiện (1 < M < 1.68) là: “Hiểu các khái niệm thuộc về không gian như trên, dưới, trước, sau, lùi lại, tiến lên...; Hiểu các từ chỉ màu sắc và hình dạng cơ bản như xanh, đỏ, vuông, tròn...; Hiểu những câu so sánh hơn, kém, nhất”.

Trong số các khả năng nghe hiểu này, trẻ có biểu hiện nhiều nhất ở các khả năng hiểu các chỉ dẫn gồm hai phần (M = 2.23), hiểu logic trong các cặp cùng nhóm phân loại (M = 2.23) và hiểu một số quan hệ nhân quả đơn giản (M = 2.29). Khái niệm về các hình dạng và màu sắc cơ bản là có mức biểu biểu hiện nghe hiểu thấp nhất (M = 1.29), cho thấy đa số trẻ vẫn chƣa xây dựng đƣợc hình ảnh trí tuệ về những sự vật này trong đầu.

Nhìn một cách tổng thể, điểm trung bình chung của khả năng này cao nhất trong số 3 khả năng ngôn ngữ của trẻ mà chúng tôi quan sát (M = 1.90). Điều này là hợp với quy luật chung, vì tiến trình nắm ngôn ngữ của mọi trẻ đều đi từ việc nghe hiểu ngôn ngữ rồi mới tiến tới sử dụng ngôn ngữ nói.

Để có đánh giá cụ thể hơn về khả năng này, chúng tôi sử dụng Bảng quan sát kiểu đối thoại và giá đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ (phụ lục 2). Với khả năng nghe hiểu, kết quả quan sát đƣợc mô tả trực quan qua biểu đồ dƣới đây:

Chú thích: Mức 1: Hiểu số ít từ chỉ ngƣời và sự vật quen thuộc Mức 2: Hiểu khá nhiều từ và những hƣớng dẫn đơn giản Mức 3: Hƣớng dẫn 2 phần và những câu chuyện ngắn Mức 4: Những ý tƣởng trừu tƣợng, câu chuyện nhiều tình tiết

Biều đồ 3.1. Mức độ nghe hiểu của trẻ

Biểu đồ trên cho thấy, trẻ có khả năng nghe hiểu ở mức 2 chiếm đa số trong nhóm (58.8%). Mức này tƣơng đƣơng với khả năng nghe hiểu của trẻ 18 – 24 tháng, trong khi tuổi thực của nhóm trẻ là 22 – 33 tháng. Ở mức này, trẻ có thể hiểu khá nhiều từ chỉ sự vật hiện tƣợng khác nhau nhƣ: Nhóm những người thân thuộc (cha, mẹ, anh, chị, em, cô, dì, chú, bác...); nhóm các phương tiện giao thông (xe đạp, xe máy, ô tô, máy bay, tàu thủy...); nhóm vật dụng (bàn, ghế, bút, dép, áo, quần...); nhóm các hiện tượng tự nhiên (mưa, nắng, trời tối,..); các hành động (đi, đứng, ngồi, chạy, nhảy, múa, hát, ăn, ngủ, đánh...). Trẻ cũng nắm đƣợc và làm theo các hƣớng dẫn đơn giản nhƣ: Đội mũ lên đầu, nám tay bạn đi ra ngoài sân, lấy đồ chơi trên giá, cầm keo bôi lên giấy, cho bột vào đĩa của mình; dùng dao cắt bột... Khi tham gia các hoạt động chơi - tập có chủ đích, đây là những trẻ có thể thực hiện đƣợc hầu hết những yêu cầu đơn giản, bắt chƣớc những hành động và những âm thanh quen thuộc khá tốt, trẻ gặp khó khăn với những yêu cầu hai phần trở lên hoặc những yêu cầu không đƣợc làm mẫu.

Các trẻ hiểu ở mức 3 chiếm tỷ lệ 29.5 %, đó là những trẻ có khả năng hiểu và thực hiện đƣợc những hƣớng dẫn hai phần nhƣ: Vào nhà vệ sinh và rửa tay; lấy cốc

trên giá và rót nước vào; tháo dép và xếp lên giá; bỏ cọ vẽ vào cốc nước rồi chấm khô vào khăn... Trẻ cũng có thể hiểu những câu chuyện cổ tích ngắn, ít tình tiết và nhân vật, nội dung đơn giản, chứa đựng trong đó những khái niệm đối nghịch về tốt – xấu; to – nhỏ...; khái niệm về thời gian (đầu tiên, sau đó, một lát sau...); những câu so sánh hơn kém, một số đại từ, tính từ sở hữu và những quan hệ nhân quả đơn giản. Tƣơng tự, trẻ cũng có thể hiểu những tình tiết đơn giản trong các câu chuyện của cô nhƣ: vết bùn bẩn sau cơn mƣa; vết thƣơng trên chân cô do vấp ngã, ăn nhiều kẹo gây sún răng... Khi tham gia các hoạt động chơi tập có chủ đích, các trẻ này thực hiện tƣơng đối tốt mọi yêu cầu của giáo viên.

Ở mức 1 (hiểu số ít từ để gọi tên ngƣời và vật dụng quen thuộc) có 2 trẻ, đây là những trẻ có khả năng nghe hiểu rất hạn chế, chỉ tƣơng đƣơng với khả năng nghe hiểu của trẻ 12 – 18 tháng. Các khái niệm mà trẻ nắm đƣợc nằm trong phạm vi của những nhân vật quen thuộc đối với trẻ (bố, mẹ, cô, bà, anh...); những hoạt động thƣờng ngày (ăn, ngủ, khóc, ngã, chạy,...) và những vật dụng gần gũi gắn với môi trƣờng sống quanh trẻ (áo, quần, dép, bàn, ghế, kẹo, bánh, cháo, cơm...). Trẻ chƣa có khái niệm về những màu sắc, hình dạng cơ bản, cũng chƣa hiểu đƣợc sự đối nghịch, những câu so sánh, các khái niệm không gian, thời gian... Khi tham gia các hoạt động chơi – tập có chủ đích, trẻ hầu nhƣ không làm đúng và đủ các yêu cầu. VD: với hoạt động “bắt chƣớc”, trẻ chỉ làm đƣợc tiếng chó kêu và mèo kêu, không bắt chƣớc đƣợc tiếng bò, tiếng tàu hỏa, tiếng còi xe, làm bà còng... Với hoạt động “làm nhƣ cô nói”, trẻ chỉ thực hiện đƣợc (nhƣng chậm hơn các trẻ khác) 1 vài yêu cầu đơn giản nhƣ: giơ tay lên cao, lấy tay che miệng, ngáp ngủ...; các yêu cầu 2 hành động trở lên nhƣ: hai tay nắm tai và lắc lƣ cái đầu, nhắm mắt lại rồi sờ tay bạn; nắm đuôi áo bạn làm đoàn tàu... trẻ gặp khó khăn khi thực hiện.

Chúng tôi không quan sát thấy mức 4 ở trẻ: hiểu những ý tƣởng trừu tƣợng, những câu hỏi phức tạp cần tƣ duy và tƣởng tƣợng, những câu chuyện có tình tiết. Điều này là hợp lý, bởi những khả năng hiểu biết này tƣơng đƣơng với trẻ trên 3 tuổi.

Nhìn chung, khả năng nghe hiểu của trẻ là thấp so với tuổi, 29.5% trẻ có mức nghe hiểu tƣơng đƣơng so với tuổi; 58.8 % trẻ có mức nghe hiểu hơi yếu so với tuổi, và 11.7% trẻ có mức nghe hiểu yếu so với tuổi. Trẻ chƣa có biểu hiện rõ rệt

với các nội dung mà chúng tôi quan sát, 7/10 nội dung trẻ có biểu hiện nhƣng chƣa rõ, 3 nội dung còn lại trẻ hầu nhƣ chƣa có biểu hiện.

3.1.2. Khả năng diễn đạt

Luận văn đánh giá khả năng diễn đạt của trẻ qua 15 nội dung khác nhau, thuộc về 3 nhóm: từ loại diễn đạt (trạng từ, giới từ, đại từ, tính từ sở hữu), mẫu câu diễn đạt (độ dài câu, mẫu câu hỏi, dạng phủ định, dạng so sánh) và một số hình thức khác của lời nói (nói theo vai tƣởng tƣợng, nói một mình, kể chuyện) trong ngôn ngữ diễn đạt của trẻ. Điểm trung bình cho thấy mức độ biểu hiện của các nội dung này ở nhóm trẻ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)